Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 26: Trồng cây rừng

- TĐ: Tham gia tích cực vào việc trồng, chăm sóc cây ở vườn trường hay vườn ở gia đình để phát triển cây ăn quả hay cây lấy gỗ, góp phần tạo sản phẩm, cải thiện môi trường sinh thái.

II. Đồ dùng dạy học.

- GV: H41- H43 SGK phóng to.

- HS: Tìm hiểu trước thực tế ở vườn, đồi khi trồng cây người ta thường đào hố như thế nào? kích thước ra sao? Lấp đất lên luống phải thế nào?

III. Phương pháp.

- Trực quan, vấn đáp

IV. Tổ chức giờ dạy.

1. ÔĐTC. (1’)

2. Khởi động. (2’)

- Kiểm tra bài cũ: ( Không )

- Bài mới: Làm thế nào để trồng cây rừng có tỉ lệ sống cao, sinh trưởng, phát triển tốt chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.

3. Các hoạt động dạy và học.

HĐ1: Tìm hiểu thời vụ trồng cây. (10’)

- MT: Trình bày được thời vụ trồng cây rừng thích hợp với từng vùng của đất nước. - ĐDDH:

- Cách tiến hành:

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 663 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 26: Trồng cây rừng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11 - 12 - 13.
Ngày giảng:	 7A1.	13 - 12 - 13.
 7A2. 13 - 12 - 13.
Tiết 25 - Bài 26. 
TRỒNG CÂY RỪNG .
I. Mục tiêu. 
- KT: Trình bày được thời vụ trồng cây rừng thích hợp với từng vùng của đất nước và kĩ thuật làm đất trồng cây rừng như kích thước của hố, tạo đất trong hố để cây sớm bén rễ và phát triển. 
- KN: Mô tả được quy trình kĩ thuật và yêu cầu kĩ thuật trong từng bước quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu. Mô tả được quy trình và yêu cầu kĩ thuật trong mỗi khâu của quy trình trồng rừng bằng cây con rễ trần. Phân biệt sự khác nhau giữa kĩ thuật trồng rừng bằng cây con có bầu và cây con rễ trần. 
- TĐ: Tham gia tích cực vào việc trồng, chăm sóc cây ở vườn trường hay vườn ở gia đình để phát triển cây ăn quả hay cây lấy gỗ, góp phần tạo sản phẩm, cải thiện môi trường sinh thái.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: H41- H43 SGK phóng to.
- HS: Tìm hiểu trước thực tế ở vườn, đồi khi trồng cây người ta thường đào hố như thế nào? kích thước ra sao? Lấp đất lên luống phải thế nào?
III. Phương pháp.
- Trực quan, vấn đáp
IV. Tổ chức giờ dạy.
1. ÔĐTC. (1’)
2. Khởi động. (2’)
- Kiểm tra bài cũ: ( Không )
- Bài mới: Làm thế nào để trồng cây rừng có tỉ lệ sống cao, sinh trưởng, phát triển tốt chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay...
3. Các hoạt động dạy và học.
HĐ1: Tìm hiểu thời vụ trồng cây. (10’)
- MT: Trình bày được thời vụ trồng cây rừng thích hợp với từng vùng của đất nước. - ĐDDH: 
- Cách tiến hành:
HĐ của GV.
HĐ của HS.
Nội dung.
- GV giới thiệu cho HS biết thời vụ trồng rừng.
? Theo em cơ sở quan trọng để xác định thời vụ là gì?
? Vì sao thời vụ gieo trồng ở miền Bắc lại khác ở miền Nam?
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
- HS trả lời là thời tiết và khí hậu.
- HS trả lời vì khí hậu và thời tiết ở hai miền là khác nhau.
I. Thời vụ trồng rừng.
- ở miền Bắc là mùa xuân và mùa thu
- ở miền Trung và miền Nam là mùa mưa.
HĐ2: Tìm hiểu cách làm đất trồng cây. (12’)
- MT: Kĩ thuật làm đất trồng cây rừng như kích thước của hố, tạo đất trong hố để cây sớm bén rễ và phát triển.
- ĐDDH: Hình 41 SGK.
- Cách tiến hành:
HĐ của GV.
HĐ của HS.
Nội dung.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng số liệu Tr. 65 và cho biết kích thước hố trồng cây rừng như thế nào? (GV nhận xét, kết luận).
- GV yêu cầu HS quan sát H41 và đọc nội dung phần II.2 SGK, trả lời câu hỏi sau: 
? Em hãy cho biết kĩ thuật làm hố trồng cây như thế nào?
- GV nhận xét, kết luận.
? Tại sao khi lấp hố lại cho đất màu trộn với phân bón xuống trước?
- HS dựa vào bảng số liệu để trả lời sau đó ghi vào vở.
- HS quan sát hình vẽ, đọc nội dung SGK để tìm hiểu.
- HS dựa vào SGK trả lời cá nhân, em khác nhận xét, bổ xung.
- HS lắng nghe, ghi chép ý chính.
- HS: Vì như vậy phân bón sẽ không bị rửa trôi, cây con khi mọc sẽ có chất dinh dưỡng.
II. Làm đất trồng cây.
a. Kích thước hố.
- Tuỳ từng loại cây mà kích thước có thể là 30x30x30cm hoặc 40x40x40cm.
b. Kĩ thuật đào hố.
- Dãy cỏ ª đào hố theo kích thước (đất màu để một bên, lớp đất ở dưới để một bên) ª trộn đất màu với phân bón ª Lấp đất đã trộn phân xuống hố ª Lấp tiếp đất màu cho đầy hố.
HĐ3: Tìm hiểu kĩ thuật trồng rừng bằng cây con. (17’)
- MT: Mô tả được quy trình kĩ thuật và yêu cầu kĩ thuật trong từng bước quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu. Mô tả được quy trình và yêu cầu kĩ thuật trong mỗi khâu của quy trình trồng rừng bằng cây con rễ trần. Phân biệt sự khác nhau giữa kĩ thuật trồng rừng bằng cây con có bầu và cây con rễ trần. 
- ĐDDH: Hình 42, 43 SGK.
- Cách tiến hành:
HĐ của GV.
HĐ của HS.
Nội dung.
- GV cho HS quan sát H42.
? Dựa vào các hình vẽ trên hình 42, trồng cây có bầu người ta thực hiện theo quy trình như thế nào?
? Tại sao lại phải rạch vỏ bầu?
? Vì sao phải nén đất lần 2?
- GV cho HS quan sát H43 và tìm hiểu và nêu quy trình trồng cây rễ trần.
? Ngoài cách trồng trên trong thực tế người ta còn dùng cách nào nữa?
? Theo em ở vùng đồi núi trọc nên trồng rừng bằng loại cây con nào? Tại sao?
- HS quan sát hình vẽ và tìm hiểu quy trình.
- HS dựa vào các hình vẽ trả lời thành quy trình.
- HS trả lời: vì như vậy cây con sẽ rễ sống hơn.
- HS trả lời: Vì như vậy sẽ đảm bảo nén chặt gốc cây.
- HS quan sát, tìm hiểu và nêu quy trình.
- HS: gieo hạt trực tiếp vào hố.
- HS: Nên trồng bằng cây con có bầu vì ở vùng đồi núi trọc điều kiện khắc nhiệt, người ít chăm sóc được.
III. Trồng cây rừng bằng cây con.
a. Trồng cây con có bầu.
- Tạo lỗ trong hố đất có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất ª rạch vỏ bầu ª Đặt bầu vào lỗ trong hố ª lấp và nén đất lần 1 ª lấp và nén đất lần 2 ª vun gốc.
b. Trồng cây con rễ trần.
- Tạo lỗ trong hố đất ª đặt cây vào lỗ trong hố ª Lấp kín đất ở gốc cây ª nén đất ª vun gốc.
4. Củng cố - dặn dò. (3’)
? Qua bài học em nào hãy cho biết quy trình làm đất để trồng cây rừng ?
? Qua bài học em thấy trồng cây con có bầu và trồng cây rễ trần có gì giống và khác nhau? (Giống: các bước trồng giống nhau. Khác nhau: Cây rễ trần không phải rạch vỏ, nén đất phải chú ý không làm nứt rễ, khi vun đất phải giữ cho cây đứng, không để rễ ngược lên.)
- Tìm hiểu các biện pháp chăm sóc cây trồng ở gia đình hoặc ở địa phương.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài 27 SGK.
_____________________________________________

File đính kèm:

  • docTiet 25.doc