Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 20: Làm đất gieo ươm cây rừng

Hđ1: Tìm hiểu điều kiện lập vườn gieo ươm 15’

GV sử dụng phương pháp vấn đáp: HS hỏi - HS trả lời. Câu hỏi được đưa đến cho HS bằng 1trò chơi

? 1. Nhiệm vụ của vườn ươm là gì?

 2. Để thực hiện nhiệm vụ của vườn ươm cần chọn nơi vườn ươm thoã mãn các điều kiện nào?

 3. Tại sao không chọn đất sét để lập vườn ươm?

 4. Nếu đất có độ chua nhiều thì phải làm thế nào?

 5. Chọn đất lập vườn ươm có độ dốc 300 trở lên có được không? Vì sao?

 6. Tại sao khi lập vườn ươm cần chọn nơi gần nguồn nước và nơi trồng rừng?

GV giao nhiệm vụ: thực hành theo tổ: Sử dụng 4 mảnh giấy màu khác nhau và cắt các hình khác nhau (giấy màu tượng trưng cho các khu đất) và sắp xếp ttrên mảnh giấy A4 (vườn ươm)

→ HS quan sát sơ đồ 5 và thông tin sgk thục hành 3' trên vườn ươm của nhóm.

→ Các nhóm trình bày → Nhóm nhận xét và kết luận: gồm 4 khu đất

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 20: Làm đất gieo ươm cây rừng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20	Ngày soạn: 25/12/10 
Tiết 20: Bài 23:	LÀM ĐẤT GIEO ƯƠM CÂY RỪNG
	I. Mục tiêu: Sau bài này, HS phải:
 - Biết được khi lập vườn gieo ươm cần điều kiện nào
 - Nắm được kĩ thuật làm đất hoang và kĩ thuật tạo nền đất gieo ươm cây rừng
	II. Phương tiện: - Sgk, giáo án, tài liệu tham khảo
 	 - Giấy màu và kéo
 III. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định tổ chức lớp. 1’
 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ Nêu vai trò của rừng trong đời sống và sản xuất?
 Em đã làm gì để bảo vệ tài nguyên rừng?
 3. Giảng bài mới:
 a. Giới thiệu bài mới: 1’
Để thực hiện được nhiệm vụ của trồng rừng, điều quan trọng là phải có cây giống. Muốn có nhiều cây giống cần có vườm ươm. vậy chọn địa điểm để làm vườn ươm phải như thế nào và làm đất gieo ươm ra sao. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề này.
 b. Hoạt động:
Hoạt động thầy trò
Nội dung
Hđ1: Tìm hiểu điều kiện lập vườn gieo ươm 15’
GV sử dụng phương pháp vấn đáp: HS hỏi - HS trả lời. Câu hỏi được đưa đến cho HS bằng 1trò chơi
? 1. Nhiệm vụ của vườn ươm là gì?
 2. Để thực hiện nhiệm vụ của vườn ươm cần chọn nơi vườn ươm thoã mãn các điều kiện nào?
 3. Tại sao không chọn đất sét để lập vườn ươm?
 4. Nếu đất có độ chua nhiều thì phải làm thế nào?
 5. Chọn đất lập vườn ươm có độ dốc 300 trở lên có được không? Vì sao?
 6. Tại sao khi lập vườn ươm cần chọn nơi gần nguồn nước và nơi trồng rừng?
GV giao nhiệm vụ: thực hành theo tổ: Sử dụng 4 mảnh giấy màu khác nhau và cắt các hình khác nhau (giấy màu tượng trưng cho các khu đất) và sắp xếp ttrên mảnh giấy A4 (vườn ươm)
→ HS quan sát sơ đồ 5 và thông tin sgk thục hành 3' trên vườn ươm của nhóm.
→ Các nhóm trình bày → Nhóm nhận xét và kết luận: gồm 4 khu đất
Hđ2: Tìm hiểu biện pháp làm đất gieo ươm cây rừng 20’
? Nêu các công việc làm đất trong trồng trọt?
→ HS (kiến thức bài 15)
? Đối với đất rừng hoang dại thì phải làm gì mới gieo trồng được?
→ HS dựa vào sgk
? Làm đất hoang dại tơi xốp theo qui trình nào?
 → HS dựa vào sgk
? Tại sao phải khử đất bằng vôi bột?
→ HS
Yêu cầu HS quan sát hình 36 và cho biết:
? Hướng luống?
? Kích thước luống?
? Phân bón lót cho luống?
HS dựa vào sgk trả lời
? Bầu đất được làm bằng nguyên liệu nào?
? Bầu đất có hình dạng, kích thước như thế nào?
? Rụôt bầu gồm gì?
→ HS dựa vào thông tin sgk
GV bổ sung và kết luận.
I. Lập vườn gieo ươm cây rừng
1. Điều kiện lập vườn gieo ươm
 - Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu bệnh.
 - Độ pH từ 6-7
 - Đất bằng hay hơi dốc (2-4 độ)
 - Gần nguồn nước và nơi trồng rừng.
2. Phân chia khu đất trong vườn ươm:
Bố trí vườm ươm gồm 4 khu:
- Khu gieo hạt
- Khu cấy cây
- Khu đất dự trữ
- Khu kho, nơi chứa vật liệu và dụng cụ
II. Làm đất gieo ươm cây rừng
1. Dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp theo quy trình kĩ thuật sau:
 sgk
2. Tạo nền đất gieo ươm
a. Lên luống:
- Hướng luống
- Kích thước luống
- Bón phân lót
b. Bầu đất
- Vỏ bầu
- Ruột bầu
 4. Củng cố: 2’ Đọc ghi nhớ trả lời câu hỏi sgk
 5. Dặn dò: 1’ Về nhà học bài và xem bài mới
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY: 

File đính kèm:

  • doctiet20.doc