Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 16: Gieo trồng cây nông nghiệp

II. Đồ dùng dạy học.

- GV: Sưu tầm tranh ảnh về các công việc làm đất, gieo hạt.

- HS: Đọc và tìm hiểu trước bài ở nhà.

III. Phương pháp.

- Trực quan, vấn đáp

IV. Tổ chức giờ dạy.

1. ÔĐTC. (1’)

2. Khởi động. (2’)

- Kiểm tra bài cũ:

? Làm đất nhằm mục đích gì? Nêu các công việc của làm đất?

- Bài mới: Để cây trồng cho năng suất cao, một trong các biện pháp quan trọng là xác định đúng thời vụ và kĩ thuật gieo trồng tốt. Bài học hôm nay ta sẽ nghiên cứu gieo trồng như thế nào cho năng suất cao.

3. Các hoạt động dạy và học.

HĐ1: Tìm hiểu về thời vụ gieo trồng. (15’)

- MT: Trình bày những căn cứ để xác định thời vụ và xác định được những thời vụ gieo trồng chính trong năm.

- ĐDDH:

- Cách tiến hành:

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 16: Gieo trồng cây nông nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12 - 10 - 13.
Ngày giảng:	 7A1. 14 - 10 - 13.
 7A2. 16 - 10 - 13.
Tiết 16 - Bài 16. 
GIEO TRỒNG CÂY NÔNG NGHIỆP
I. Mục tiêu. 
- KT: Trình bày những căn cứ để xác định thời vụ và xác định được những thời vụ gieo trồng chính trong năm. Trình bày được nội dung công việc kiểm tra hạt giống. Nêu được mục đích xử lí hạt giống và phương pháp xử lí hạt giống. Nêu được những yêu cầu kĩ thuật và phương pháp gieo hạt.
- TĐ: Có ý thức cùng gia đình thực hiện làm đất, bón phân cho cây trồng ở vườn gia đình để đảm bảo cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: Sưu tầm tranh ảnh về các công việc làm đất, gieo hạt.
- HS: Đọc và tìm hiểu trước bài ở nhà.
III. Phương pháp.
- Trực quan, vấn đáp
IV. Tổ chức giờ dạy.
1. ÔĐTC. (1’)
2. Khởi động. (2’)
- Kiểm tra bài cũ:
? Làm đất nhằm mục đích gì? Nêu các công việc của làm đất?
- Bài mới: Để cây trồng cho năng suất cao, một trong các biện pháp quan trọng là xác định đúng thời vụ và kĩ thuật gieo trồng tốt. Bài học hôm nay ta sẽ nghiên cứu gieo trồng như thế nào cho năng suất cao.
3. Các hoạt động dạy và học.
HĐ1: Tìm hiểu về thời vụ gieo trồng. (15’)
- MT: Trình bày những căn cứ để xác định thời vụ và xác định được những thời vụ gieo trồng chính trong năm.
- ĐDDH: 
- Cách tiến hành:
HĐ của GV.
HĐ của HS.
Nội dung.
- GV giới thiệu khái quát thời vụ gieo trồng : Đó là khoảng thời gian người ta gieo trồng loại cây nào đó. Tuỳ loại cây trồng mà khoảng khoảng thời gian là dài, ngắn khác nhau.
? Vậy dựa vào đâu để xác định thời vụ gieo trồng.
- GV nhận xét, kết luận.
? Trong các yếu tố trên, yếu tố nào quyết định đến thời vụ gieo trồng? Vì sao?
- GV giới thiệu các vụ gieo trồng cho HS tiếp thu.
? Theo em tại sao lại có vụ của hai mùa: Đông xuân, Hè thu, mùa
- GV bổ xung thêm ở Miền Bắc có thêm một vụ Đông từ tháng 6 - 12.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép ý chính.
- HS trả lời: khí hậu, loại cây trồng, tình hình phát sinh sâu, bệnh ở địa phương.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép ý chính.
- HS trả lời: Yếu tố khí hậu quyết định đến thời vụ gieo trồng.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
- HS trả lời: Vì dựa vào thời điểm gieo và thu hoạch.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
I. Thời vụ gieo trồng.
- Thời vụ gieo trồng là khoảng thời gian gieo trồng một loại cây nào đó.
1. Căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng.
- Phải dựa vào các yếu tố như: khí hậu, loại cây trồng, tình hình phát sinh sâu, bệnh ở địa phương.
2. Các vụ gieo trồng.
Nước ta thường có 3 vụ trong một năm:
+ Vụ Đông xuân từ tháng 11 đến tháng 4,5 sang năm.
+ Vụ Hè thu, từ tháng 4, tháng 7 trong năm.
+ Vụ mùa, từ tháng 6 đến tháng 11 trong năm.
* Ngoài ra ở miền Bắc còn có vụ Đông: từ tháng 10 đến tháng 12 (chủ yếu gieo trồng rau, hoa màu, cây ngắn ngày)
HĐ2: Tìm hiểu, kiểm tra xử lí hạt giống.(12’)
- MT: Trình bày được nội dung công việc kiểm tra hạt giống. Nêu được mục đích xử lí hạt giống và phương pháp xử lí hạt giống. 
- ĐDDH: 
- Cách tiến hành:
HĐ của GV.
HĐ của HS.
Nội dung.
GV nêu vấn đề: Kiểm tra và xử lí hạt giống để làm gì? Kiểm tra như thế nào?
Sau đó cho HS đọc nội dung Phần II.
GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK, tìm ý điền vào bảng sau:
? Người ta kiểm tra tỉ lệ nảy mầm của hạt như thế nào? 
- GV nhận xét, kết luận tương tự GV đặt câu hỏi với các tiêu chí còn lại của mục 1.
- Lắng nghe - trả lời câu hỏi.
- HS đọc nội mục II SGK – 39.
- HS tìm hiểu sách và tìm ý điền vào bảng.
- HS: tìm hiểu thực tế để trả lời.
- Lắng nghe – tiếp thu.
II. KiÓm tra vµ xö lÝ h¹t gièng.
 KiÓm tra xö lÝ
Môc ®Ých,
ph­¬ng ph¸p
KiÓm tra h¹t gièng (I)
Xö lÝ h¹t gièng (II)
1. Mục đích
2. Phương pháp
- GV hướng dẫn để HS tìm được:
I.1 - Phát hiện hạt tốt để dùng, hạt xấu loại bỏ.
II.1 - Kích thích hạt giống nảy mầm, diệt trừ mầm bệnh hại
I.2 - Phương pháp (dựa vào 6 tiêu chí SGK)
II.2 - Xử lí bằng nhiệt độ (Ngâm hạt vào nước có nhiệt độ nhất định và thời gian nhất định theo từng loại hạt), sử lí bằng hoá chất (Trộn hoá chất với hạt giống hoặc ngâm hạt giống trong dung dịch hoá chất với nồng độ, thời gian xác định theo từng loại giống.
HĐ3: Tìm hiểu thời vụ gieo trồng, kiểm tra xử lí hạt giống. (12’)
- MT: Nêu được những yêu cầu kĩ thuật và phương pháp gieo hạt.
- ĐDDH: Tranh ảnh sưu tầm các phương pháp gieo hạt.
- Cách tiến hành:
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung
- GV thông báo: Gieo trồng cần đảm bảo các yêu cầu: Đảm bảo thời vụ, mật độ, khoảng cách, đảm bảo độ nông sâu.
* GV đặt câu hỏi em nào có thể giải thích được.
? Thế nào là đảm bảo mật độ?
- GV nhận xét, kết luận.
? Thế nào là đảm bảo khoảng cách?
- GV nhận xét, kết luận.
? Thế nào là đảm bảo độ nông sâu.
- GV nhận xét, kết luận.
- GV giới thiệu các phương pháp gieo trồng (gieo vãi; gieo theo hàng, hốc; trồng bằng cây con; trồng bằng củ, cành) cho HS ghi chép.
- GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK (dựa vào hình vẽ) hoạt động nhóm tìm hiểu ưu, nhược điểm của các phương pháp gieo trồng cây nông nghiệp theo bảng sau:
* GV nêu thêm ngoài ra người ta có thể dùng lá để trồng nhưng trong chương trình ta chỉ nghiên cứu một số phương pháp trên.
? Em có thể kể tên một số loại cây ngắn ngày, dài ngày mà em biết. Người ta thường dùng phương pháp gieo trồng nó như thế nào?
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép ý chính
- HS trả lời theo ý kiến cá nhân, em khác bổ xung.
- HS trả lời theo ý kiến cá nhân, em khác bổ xung.
- HS trả lời theo ý kiến cá nhân, em khác bổ xung.
- Lăng nghe – tiếp thu.
- HS tìm hiểu thông tin, hoạt động nhóm nêu ưu nhược điểm.
- Nghe – tiếp thu.
- HS: lúa, ngô...
III. Phương pháp gieo trồng.
1. Yêu cầu kĩ thuật.
- Gieo trồng phải đảm bảo đúng thời vụ, đúng mật độ, khoảng cách và đảm bảo độ nông sâu.
2. Phương pháp gieo trồng.
- Gieo vãi.
- Gieo theo hàng, theo hốc.
- Trồng bằng cây con. 
Phương pháp
Ưu điểm
Nhược điểm
1. Gieo vãi
Nhanh, ít tốn công.
Số lượng hạt nhiểu, chăm sóc khó khăn.
2. Gieo theo hàng, hốc
Tiết kiệm hạt giống, chăm sóc dễ dàng.
Tốn nhiều công.
3. Trồng bằng cây con
Cây trồng dễ sống, nhanh phát triển
Tốn nhiều công, phải cẩn thận khi trồng.
4. Trồng bằng củ, cành
Nhanh, dễ trồng
Tốn cây giống
4. Củng cố - dặn dò. (3’)
? Mục đích của việc kiểm tra và sử lí hạt giống là gì? 
? Có những phương pháp gieo trồng cây nông nghiệp nào? Chúng có ưu, nhược điểm gì?
- Chuẩn bị: Mỗi nhóm một phích nước nóng, 2 chậu loại 5 lít, một rá đựng được 1-2kg thóc, ngô/thóc, muối ăn. Đọc và tìm hiểu nội dung bài 17 SGK
_____________________________________________

File đính kèm:

  • docTiet 16..doc
Giáo án liên quan