Giáo án Công nghệ 6 - Trường THCS Võ Thị Sáu năm 2010

I. Mục tiêu:

1) Kiến thức:

- Sau khi học song học sinh nắm được khái quát vai trò của gia đình và kinh tế gia đình.

- Mục tiêu chương trình và SGK công nghệ 6, những yêu cầu đổi mới phương pháp học tập.

2) Thái độ: Học sinh hứng thú học tập môn học.

II. Chuẩn bị:

- GV: Nghiên cứu SGK sưu tầm tài liệu về kinh tế gia đình và kiên sthức gia đình.

- Tranh ảnh miêu tả vai trò của gia đình và kinh tế gia đình.

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới. 2’

 

doc94 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1673 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ 6 - Trường THCS Võ Thị Sáu năm 2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp cần tham gia vào các công việc giữ vệ sinh nhà ở: gấp chăn gối ngọn gàng, quét dọn, lau nhà cửa, đổ rác đúng nơi quy định… (1 điểm)
Cõu 2: (4 điểm)
 	í nghĩa của cõy cảnh và hoa trong trang trớ nhà ở: (2 điểm)
- Làm tăng vẻ đẹp của nhà ở, làm cho con người gần gũi với thiên nhiên hơn.
- Làm cho khụng khớ trong lành.
- Đem lại niềm vui, thư gión cho con người.
- Đem lại thu nhập cho con người.
	Hoa tươi, hoa khô, hoa giả. (1 điểm) 
	Hoa giả được làm bằng giấy mỏng, vải, lụa, nhựa… Hoa giả bền, đẹp, dễ làm sạch như mới. (1 điểm)
Soạn ngày: 7/ 1/2011
Giảng ngày: 10/1/2011
Tuần 20 - Tiết 37: 
Chương III: 	NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH
Bài 15: 	CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÝ
I. Mục tiêu: 
Học sinh nắm được vai trò các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. 
	- Mục tiêu dinh dưỡng cụ thể. 
	- Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, cách thay thế, thực phẩm trong cùng một nhóm để đảm bảo ngon miệng, đủ chất thích hợp với từng mùa. 
II. Chuẩn bị: Sưu tầm tạp chí ăn uống. 
III. Tiến trình dạy học: 
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ. 
3. Bài mới. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
HĐ1. Tìm hiểu vai trò của các chất dinh dưỡng. 
? Đạm độngvật có trong thực phẩm nào?
HS: Trả lời, thịt cá, trứng tôm cua. 
? Đạm ở thực vật có trong thực phẩm nào?
HS: Đậu lạc vừng. 
? Nên sử dụng chất đạm như thế nào cho hợp lý?
HS: Trả lời. 
GV: Cho học sinh đọc 1b SGK (67). 
? Nêu thức ăn của Prôtêin?
HS: Trả lời. 
HĐ2. Tìm hiểu chất đường bột (Gluxít)
? Chất đường bột có trong thực phẩm nào?
HS: Trả lời. 
? Chất đường bột có vai trò như thế nào đối với cơ thể?
HS: Trả lời. 
HĐ3. Tìm hiểu các chất béo. 
? Chất béo có trong thực phẩm nào?
HS: Trả lời giáo viên bổ sung. 
I. Vai trò của các chất dinh dưỡng. 
1. Chất đạm (Prôtêin). 
a) Nguồn cung cấp. 
- Đạm có trong thực vật và động vật. 
- Nên dùng 50% đạm thực vật và động vật trong khẩu phần ăn hàng ngày. 
b) Chức năng dinh dưỡng. 
- Tham gia tổ chức cấu tạo cơ thể. 
- Cấu tạo men tiêu hoá, tuyến nội tiết. 
- Tu bổ những hao mòn cơ thể. 
- Cung cấp năng lượng cho cơ thể. 
2) Chất đường bột (Gluxít). 
a) Nguồn cung cấp. 
- Chất đường có trong: Keo, mía. 
- Chất bột có trong: Các loại ngũ cốc. 
b) Chức năng dinh dưỡng. 
- Cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể, liên quan đến quá trình chuyển hoá prôtêin và lipít. 
3) Chất béo (Lipit). 
a) Nguồn cung cấp. 
- Có trong mỡ động vật
- Dầu thực vật
b) Chức năng dinh dưỡng. 
- Là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng, là dung môi hoà tan các vitamin, tăng sức đề kháng cho cơ thể. 
4. Củng cố. 
? Em hãy nêu vai trò của chất đạm, chất đường bột, chất béo.
5. Dặn dò: 
- Học bài theo câu hỏi SGK. 
 Chuẩn bị bài sau. 
Soạn ngày: 7/ 1/2011
Giảng ngày: 11/1/2011
Tuần 20 - Tiết 38: 
Bài 15: 	CƠ SỞ ĂN UỐNG HỢP LÝ (Tiếp)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Học sinh nắm được vai trò các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. 
	- Mục tiêu dinh dưỡng cụ thể. 
	- Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, cách thay thế, thực phẩm trong cùng một nhóm để đảm bảo ngon miệng, đủ chất thích hợp với từng mùa. 
II. Chuẩn bị: 
	Sưu tầm tạp chí ăn uống. 
III. Tiến trình dạy học: 
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ. 
? Em hãy nêu nguồn gốc cung cấp và chức năng của chất đạm?
3. Bài mới. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
HĐ1. Tìm hiểu vai trò của các chất dinh dưỡng. 
? Em hãy kể tên các loại vitamin mà em biết?
HS: Trả lời. 
? Vitamin A có trong thực phẩm nào?
? Vitamin B gồm những loại nào?
HS: B1, B2, B6, B12
? Vitamin B1 Có trong thực phẩm nào?
? Vitamin C có trong thực phẩm nào
HS: Trả lời
? Vitamin D có trong thực phẩm nào? 
? Vai trò của các Vitamin đối với cơ thể. 
? Chất khoáng gồm những chất gì?
HS: Trả lời 
GV: Bổ sung
? Chức năng dinh dưỡng của chất khoáng?
? Ngoài nước uống còn có nguồn nước nào cung cấp cho cơ thể?
? Vai trò của nước?
HS: Trả lời
GV: Bổ sung
? Chất xơ có trong thực phẩm nào?
HS: Trả lời
Gv: Bổ xung
HĐ2. Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn. 
? Em hãy kể tên các nhóm thức ăn. 
HS: Trả lời
? Ý nghĩa của các nhóm thức ăn là gì?
HS: Trả lời
? Tại sao phải thay thế thức ăn, nên thay thế bằng cách nào?
I. Vai trò của các chất dinh dưỡng. 
4) Sinh tố (Vitamin). 
a) Nguồn cung cấp. 
- Vitamin A. Cà chua, cà rốt, gấc, xoài, đu đủ, dưa hấu…
- Vitamin B. B1 có trong cám gạo, men bia, thịt lợn, thịt gà, thịt vịt…
- Vitamin C. Có trong rau quả tươi
- Vitamin D. Có trong bơ, lòng đỏ trứng, tôm cua. 
b) Chức năng dinh dưỡng. 
- Vitamin A: Giúp tăng trưởng bảo vệ mắt, xương nở, bắp thịt phát triển, tăng sức đề kháng cơ thể. 
- Vitamin B: Điều hoà thần kinh
- Vitamin C. củng cố thành mạch máu, giúp cơ thể phòng chống các bệnh truyền nhiễm.
- Vitamin D: Giúp cơ thể chuyển hoá chất vôi. 
5. Chất khoáng. 
a) Nguồn cung cấp: 
- Canxi, phốt pho
- Chất iốt
- Chất sắt
b) Chức năng dinh dưỡng. 
- Giúp cho sự phát triển của xương, cơ bắp, hệ thần kinh, cấu tạo hồng cầu.
6. Nước. 
- Nước trong rau, trái cây, thức ăn hàng ngày. 
- Rất quan trọng đối với đời sống con người.
7. Chất xơ. 
- Có trong rau xanh, trái cây, ngũ cốc. 
- Ngăn ngừa bệnh táo bón, làm cho chất thải mềm.
II. Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn. 
1) Phân nhóm thức ăn. 
a) Cơ sở khoa học
b) Ý nghĩa
2) Cách thay thế thức ăn lẫn nhau. 
- Phải thường xuyên thay thế món ăn để giá trị dinh dưỡng thay đổi. 
4. Củng cố. 
- Em hãy kể tên các loại Vitamin.
5. Dặn dò: 
- Học bài theo câu hỏi SGK. 
- Chuẩn bị bài sau. 
Soạn ngày: 15/ 1/2011
Giảng ngày: 17/1/2011
Tuần 21 - Tiết 39: 
Bài 15: 	CƠ SỞ ĂN UỐNG HỢP LÝ (Tiếp)
I. Mục tiêu: Học sinh nắm được:
- Vai trò các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. 
	- Mục tiêu dinh dưỡng cụ thể. 
	- Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, cách thay thế, thực phẩm trong cùng một nhóm để đảm bảo ngon miệng, đủ chất thích hợp với từng mùa. 
II. Chuẩn bị: Sưu tầm tạp chí ăn uống. 
III. Tiến trình dạy học: 
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ. 
? Có mấy nhóm thức ăn? Giá trị dinh dưỡng của từng nhóm như thế nào?
3. Bài mới. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
HĐ1. Tìm hiểu chất đạm. 
GV: Cho học sinh quan sát người gày rồi đặt câu hỏi. 
? Người đó có phát triển bình thường không? Tại sao?
? Cơ thể thừa đạm sẽ ra sao?
HS: Trả lời
HĐ2. Tìm hiểu chất đường bột. 
? Tại sao trong lớp học có những bạn không nhanh nhẹn?
? Thừa đường bột cơ thể sẽ ra sao?
HS: Trả lời
HĐ3. Tìm hiểu chất béo
? Thiếu chất béo cơ thể con người sẽ ra sao?
HS: Trả lời 
? Thừa chất béo cơ thể con người sẽ ra sao?
HS: Trả lời
III/ Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
1. Chất đạm. 
a) Thiếu chất đạm trầm trọng. 
- Thiếu đạm cơ thể suy nhược, chậm phát triển trí tuệ. 
b) Thừa chất đạm. 
- Thừa đạm gây ngộ độc cho cơ thể. 
=> Nhu cầu: Cơ thể cần 0,5g/kg thể trọng
2. Chất đường bột. 
a) Thiếu. 
- Thiếu đường bột cơ thể ốm yếu, đói mệt. 
b) Thừa: gây béo phì.
=> Nhu cầu:
+ Người lớn: 6g - 8g/kg thể trọng
+ Trẻ em: 6g – 10g/kg thể trọng
3. Chất béo. 
a) Thiếu chất béo: khả năng chống đỡ bệnh tật kém. 
b) Thừa chất béo: bụng to, tim có mỡ dễ bị nhồi máu cơ tim
=> Nhu cầu: phụ thuộc vào lứa tuổi, thời tiết.
’ Cơ thể đòi hỏi phải có đầy đủ chất dinh dưỡng, mọi sự thừa thiếu đều có hại cho sức khoẻ. 
4. Củng cố: Cho học sinh đọc phần ghi nhớ SGK
5. Dặn dò: 
	- Về nhà học bài và trả lời câu hỏi cuối bài. Chuẩn bị bài sau: 
	- Quan sát tháp dinh dưỡng và tìm hiểu phần có thể trẻ em chưa biết SGK (75). 
Soạn ngày: 15/ 1/2011
Giảng ngày: 181/2011
Tuần 21 - Tiết 40: 
Bài 16: 	VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Qua bài này học sinh hiểu thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm 
	- Biện pháp giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm 
	- Cách lựa chọn thực phẩm phù hợp để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
2. Ý thức: 
Có ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, quan tâm bảo vệ sức khoẻ của bản thân và cộng đồng, phòng chống ngộ độc thức ăn. 
II. Chuẩn bị: 
	- Đọc SGK, hình vẽ SGK bài 16
III. Tiến trình dạy học: 
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Em hãy nêu vai trò của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày?
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
HĐ1. Tìm hiểu vệ sinh an toàn thực phẩm
? Em hãy cho biết vệ sinh thực phẩm là gì?
HS: Trả lời
? Theo em thế nào là nhiễm trùng thực phẩm?
HS: Thực phẩm bị vi khuẩn có hại xâm nhập không còn được tươi, có mùi lạ, màu sắc biến màu. 
? Em hãy nêu một số loại thực phẩm dễ bị hư hỏng. 
? Theo em thế nào là nhiễm độc thực phẩm?
HS: Đọc nội dung các ô màu 3. 14 (SGK). 
GV: Qua đó chúng ta thấy ăn chín, uống sôi là quan trọng. 
? Nhiệt độ nào giảm được sự phát triển của vi khuẩn?
? Nhiệt độ nào chỉ kìm hãm được sự phát triễn của vi khuẩn?
? Nhiệt độ nào thuận lợi cho vi khuẩn nhất?
? Vậy nhiệt độ nào thì an toàn cho thực phẩm nhất?
- Thực phẩm chi nên ăn gọn trong ngày 
HS: Quan sát hình 3. 15 (SGK)
? Qua quan sát em thấy cần phải làm gì để tránh nhiễm trùng thực phẩm?
HS: Trả lời
I. Vệ sinh thực phẩm. 
- Vệ sinh thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm. 
1. Thế nào là nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm?
- Sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm được gọi là nhiễm trùng thực phẩm. 
VD: Thực phẩm dễ bị hư hỏng, như thịt lợn, gà, vịt…
- Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm, gọi là sự nhiễm độc thực phẩm. 
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn. SGK
- Nhiệt độ an toàn cho thực phẩm: 100oC- 115oC
3. Biện pháp phòng và tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà. 
- Giữ vệ sinh ăn uống, vệ sinh nơi chế biến. 
- Thực phẩm phải được nấu chín. 
- Thức ăn đậy cẩn thận và bảo quản. 
4. Củng cố: 
GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK
- Tóm tắt nội dung bài học	
5. Dặn dò: 
- Về nhà quan sát ở nhà mình có thực hiện dùng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm không?
- Đọc và xem trước phần II và III SGK
Soạn ngày: 20/ 1/2011
Giảng ngày: 24/1/2011
Tuần 22 - Tiết 41: 
Bài 16:	 VỆ SINH AN TOÀN THỰC PH

File đính kèm:

  • doccongnghe6.doc
Giáo án liên quan