Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 29, Bài 13: Cắm hoa trang trí (Tiết 2) - Bùi Thị Như Hoa

I. MỤC TIÊU: Thông qua tiết học này HS phải

1. Kiến thức:

- Biết được các nguyên tắc cắm hoa cơ bản

2. Kĩ năng:

 - Thực hiện được một số dạng cắm hoa phù hợp với vị trí cần trang trí.

3. Thái độ:

 - Có ý thức tham gia công việc gia đình, giữ gìn trang trí nhà ở sạch đẹp tuỳ theo điều kiện của gia đình.

4. Tích hợp bảo vệ môi trường: Biết giữ gìn, trang trí nhà ở sạch đẹp góp phần làm đẹp môi trường nơi ở

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Chuẩn bị của giáo viên: Một số tranh ảnh về bình hoa

2. Chuẩn bị của học sinh: Sưu tầm một số tranh ảnh về bình hoa

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2756 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 6 - Tiết 29, Bài 13: Cắm hoa trang trí (Tiết 2) - Bùi Thị Như Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 15 Ngày soạn: 22/11/2014 
Tiết : 29 Ngày dạy: 26/11/2014 
BÀI 13: CẮM HOA TRANG TRÍ ( TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU: Thông qua tiết học này HS phải
1. Kiến thức:
- Biết được các nguyên tắc cắm hoa cơ bản
2. Kĩ năng: 
 - Thực hiện được một số dạng cắm hoa phù hợp với vị trí cần trang trí.
3. Thái độ:
 - Có ý thức tham gia công việc gia đình, giữ gìn trang trí nhà ở sạch đẹp tuỳ theo điều kiện của gia đình.
4. Tích hợp bảo vệ môi trường: Biết giữ gìn, trang trí nhà ở sạch đẹp góp phần làm đẹp môi trường nơi ở
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên: Một số tranh ảnh về bình hoa
2. Chuẩn bị của học sinh: Sưu tầm một số tranh ảnh về bình hoa
 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định lớp (1’):6A3:
2. Kiểm tra bài cũ (7’): Em hãy kể tên những vật liệu và dụng cụ cắm hoa thông dụng
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài (1’): Tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu về các dụng cụ và vật liệu thường dùng trong cắm hoa. Để cắm được một bình hoa đẹp cần tuân theo một số nguyên tắc cơ bản. Vậy tiết học hôm nay cô và các em sẽ đi tìm hiểu về các nguyên tắc cơ bản đó.
b. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên tắc chọn hoa và bình cắm phù hợp về hình dáng, màu sắc(10’)
- Để có bình hoa đẹp phải nắm được nguyên tắc cơ bản cắm hoa từ đó vận dụng vào từng trường hợp cụ thể cho phù hợp.
-Ví dụ: Hoa súng phải cắm ở bình như thế nào? Hoa huệ phải cắm bình như thế nào?
→ Như vậy phải chọn hoa và bình cắm phù hợp về hình dáng
Vậy về màu sắc giữa hoa và bình thì thế nào?
+ Bình cắm và hoa có màu tương phản sẽ làm tăng vẻ đẹp bình hoa. Bình màu sẫm thích hợp với nhiều màu hoa.
- HS: Chú ý nghe giảng
- Hoa súng ngắn cắm trong bình thấp.
- Hoa huệ cao chọn bình cao.
- Có thể dùng hoa một màu hay nhiều màu trong một bình cắm.
- HS: Chú ý nghe giảng
II. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
1. Chọn hoa và bình cắm phù hợp về hình dáng kích thước
- Trong một bình có thể sử dụng một hoa hoặc nhiều loại hoa.
- Bình và hoa có màu tương phản sẽ làm tăng vẻ đẹp của hoa.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên tắc sự cân đối về kích thước giữa cành hoa và bình cắm(15’)
- Trong tự nhiên các em thấy các bông hoa nở trên cây có ở cùng một độ cao không?
- Vậy để cắm được những bình hoa có vẻ đẹp tự nhiên ta phải làm thế nào?
- GV bổ sung: Tức là để cắm được những bình hoa có vẻ đẹp tự nhiên ta cũng phải tạo độ chênh lệch về độ dài của bông hoa
- Vị trí các bông hoa trên bình cắm tỉ lệ như thế nào với độ nở của hoa?
- GV hướng dẫn HS xác định độ dài các cành chính khi cắm hoa theo SGK.
* GV lưu ý: Khi cắt cành chính cao nhất cần cộng thêm số đo phụ (phần ngập trong bình) để đảm bảo hoa cắm được đẹp.?
- Không. Mà bông cao, bông thấp
- Ta cũng phải cắm bông cao, bông thấp
- HS: Chú ý nghe giảng
- Hoa ở dưới, những nụ hoa nở ở trên 
- HS: Chú ý nghe giảng
2. Sự cân đối về kích thước giữa cành hoa và bình cắm
- Cành hoa cắm vào bình có độ dài, ngắn khác nhau tạo nên vẻ mềm mại, sống động.
- Xác định chiều dài các cành chính.
+ Cành chính thứ nhất:= 1- 1,5(D + h)
VD Bình cắm thấp: D = 14cm 
 h = 10cm
 = 1 - 1,5(14 + 10) = 1 - 1,5 x 24 = 35 → 35 + h = 35 + 10 = 45cm
+ Cành chính thứ hai: = 2 x 45:3 = 30cm
+ Cành chính thứ ba: = 2 x 30 = 20cm 3
+ Cành phụ: có chiều dài ngắn hơn cành
Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên tắc sự phù hợp giữa bình hoa và vị trí cần trang trí(5’)
Quan sát H2.22 em có nhận xét gì về cách đặt hoa ở các vị trí đó? Có phù hợp không? Phù hợp ở chỗ nào?
- Bàn ăn: Bình hoa thấp, vừa
- Góc nhỏ: Lọ cao, nhỏ
3. Sự phù hợp giữa bình hoa và vị trí cần trang trí
- Đặt bình hoa vào vị trí trang trí thích hợp
4. Củng cố – đánh giá (5’):
- Hãy trình bày những nguyên tắc cơ bản của việc cắm hoa.
5. Nhận xét – Dặn dò(1’)
- Về nhà học bài, trả lời câu hỏi 2 trong SGK
- Đọc trước phần III.
IV: RÚT KINH NGHIỆM
.
Tuần : 15 Ngày soạn: 22/11/2014 
Tiết : 30 Ngày dạy: 27/11/2014	 
BÀI 13: CẮM HOA TRANG TRÍ ( TIẾT 3)
I.MỤC TIÊU: Thông qua tiết học này HS phải
1. Kiến thức:
- Biết được quy trình cắm hoa
2. Kĩ năng: 
 - Thực hiện được một số dạng cắm hoa phù hợp với vị trí cần trang trí.
3. Thái độ:
 - Có ý thức tham gia công việc gia đình, giữ gìn trang trí nhà ở sạch đẹp tuỳ theo điều kiện của gia đình.
 4. Tích hợp bảo vệ môi trường: Biết giữ gìn, trang trí nhà ở sạch đẹp góp phần làm đẹp môi trường nơi ở
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1.Chuẩn bị của giáo viên: Bình cắm, hoa, cành lá phụ, kéo
2.Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị trước bài mới
 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định lớp (1’): 6A1:
2. Kiểm tra bài cũ(7’): Em hãy kể tên những vật liệu và dụng cụ cắm hoa thông dụng
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài (1’): Tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu về các nguyên tắc cắm hoa cơ bản. Vậy để cắm được một lọ hoa đẹp cần phải thực hiện theo một quy trình. Quy trình đó có các bước thực hiện như thế nào thì chúng ta cùng đi vào tìm hiểu trong tiết học hôm nay. 
b. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bước chuẩn bị cắm hoa(15’)
? Muốn cắm một bình hoa ta cần chuẩn bị những dụng cụ và vật liệu gì ?
-Đã có hoa cần chọn bình cắm phù hợp ngược lại đã có bình cắm thì phải chú ý chọn hoa cho phù hợp.
? Để hoa tươi lâu, khi cắt hoa phải chú ý những vấn đề gì ?
GV: - Hoặc nhúng vết cắt cuối cùng của cành hoa vào nước nóng 1 " 2 phút rồi nhúng ngay vào nước lạnh " tăng khả năng hấp thụ nước
 - Hoặc đốt cháy phần gốc trên lửa sau đó nhúng ngay vào nước lạnh (đào, hồng)
- Bình cắm, dụng cụ cắm hoa, hoa
- HS chú ý lắng nghe
- Cắt hoa vào buối sáng, hoặc mua hoa còn tươi.
- Tỉa bớt lá vàng, sâu, cắt vát cuống hoa cách dấu cắt cũ 0,5cm.
- Cho hoa vào xô nước, ngập đến nửa thân cành hoa.
- Để xô nước trong bóng mát.
- HS: Lắng nghe, ghi nhớ để áp dụng ngoài thực tế
III. QUI TRÌNH CẮM HOA
1. Chuẩn bị
- Dụng cụ: Dao,kéo, bàn chông, bình cắm, mút xốp
- Vật liệu: Hoa, lá, cành
- Bảo quản hoa: 
 8 Trước khi cắm: cắt vào lúc sáng sớm hoặc mua vào lúc sớm. Tỉa bớt lá vàng, lá sâu, cắt vát cuống hoa cách dấu cách cũ 0,5 cm. Cho tất cả hoa vào xô nước sạch ngập nửa thân cành hoa. Để xô đựng hoa ra chỗ mát mẻ.
 8 Trong khi cắm: Nhúng phần gốc của cành hoa vào nước và cắt trong nước nhiều lần " tạo sức ép cho nước hút lên hoa
Hoạt động 2: Tìm hiểu quy trình thực hiện cắm hoa(15’)
? Học sinh đọc sách/56 Nêu các bước trong qui trình cắm hoa ?
GV: Lưu ý:
- Cắt tỉa cành tránh dập nát
- Đo cành chính 1, 2, 3
- Có thể cắm cành lá phụ trước rồi cắm cành chính sau
- không đặt bình hoa nơi gió mạnh, dưới máy quạt.
- Hằng ngày thay nước để hoa tươi lâu.
-Đọc mục 2 phần III/56SGK.
- Lựa chọn hoa lá, bình cắm, dạng cắm hoa phù hợp, hài hoà.
- Cắt và cắm các cành chính.
- Cắt cành phụ xen vào cành chính.
- Đặt bình hoa vào vị trí cần trang trí. 
- HS: Chú ý nghe giảng
2. Qui trình thực hiện:
- Lựa chọn hoa lá, bình cắm, dạng cắm hoa phù hợp, hài hoà.
- Cắt cành và cắm các cành chính.
- Cắt cành phụ xen vào cành chính – Điểm thêm hoa lá.
- Đặt bình hoa vào vị trí cần trang trí. 
4.Củng cố – đánh giá(5’):
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK
- Khi cắm hoa cần tuân theo quy trình nào?.
5. Nhận xét – Dặn dò(1’)
- Về nhà học bài, trả lời câu hỏi 3 trong SGK
- Chuẩn bị bình cắm, hoa, các dụng cụ cần thiết để tiết sau thực hành
IV. RÚT KINH NGHIỆM
	.

File đính kèm:

  • docCN6 tuan 15.doc
Giáo án liên quan