Giáo án Công nghệ 10 trọn bộ

 

- Trong thí nghiệm SS, giống mới được bố trí so sánh với giống nào? Mục đích là gì? (so sánh với giống đại trà nhằm xác định những đặc điểm ưu việt của giống mới so với giống đại trà)

- GV cho HS quan sát tranh ảnh về TNSS; yêu cầu HS quan sát hình 2.1SGK xác định giống mới, giống đại trà.

- So sánh giống cần chú ý đến các chỉ tiêu nào?

- Mục đích của thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật là gì?

- Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật được tiến hành ở phạm vi nào?

- GV yêu câu HS quan sát hình 2.2 SGK cho biết đó là thí nghiệm kiểm tra nội dung gì? (kiểm tra chế độ phân bón phù hợp)

- Giống mới với những điều kiện gì sẽ được tổ chức thí nghiệm sản xuất quảng cáo? (sau khi đã được cấp giấy chứng nhận giống QG)

- Thí nghiệm sản xuất quảng cáo nhằm mục đích gì?

- Thí nghiệm sản xuất quảng cáo phải tiến hành những nội dung gì?

 

doc90 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ 10 trọn bộ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ý quan sát
I. Quy trình kỹ thuật pha chế dung dịch Booc đô 
1. Cân 10g CuSO4.5H2O và 15g vôi tôi (7 – 10g vôi bột)
2. Hòa tan vôi đã cân với 200ml nước sạch, loại bỏ cặn sau đó đổ vào chậu men
3. Hòa tan 10g CuSO4.5H2O vào 800ml nước sạch
4. Đổ từ từ dung dịch CuSO4 vào dung dịch nước vôi , vừa đổ vừa khuấy đều
5. Kiểm tra chất lượng dung dịch: Dùng que sắt và dùng giấy quỳ (máy đo pH)
Hoạt động 2: Học sinh làm thí nghiệm – 20’
- Yêu cầu các nhóm học sinh làm thí nghiệm đúng quy trình 
- GV lưu ý: 
+ Khi hòa hai dung dịch CuSO4 với nước vôi thì phải làm đúng quy trình mà không được làm ngược lại
+ Khi kiểm tra chất lượng dung dịch, dung dịch có pH > 7 là được và đinh sắt khi bị nhúng vào dung dịch khi nhấc lên không có đồng bám trên que sắt
4. Củng cố 
- HS các nhóm báo cáo kết quả thực hành
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành và ý thức, thái độ của các nhóm học sinh
- Rút kinh nghiệm cho bài thực hành sau
- Nhắc học sinh thu dọn, vệ sinh phòng thực hành
5. Hướng dẫn 
	- Áp dụng kiến thức, kỹ năng vào pha chế dung dịch Booc đô phòng trừ nấm hại
	- Đọc trước nội dung bài 19: Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường
Ngày soạn: 15/1/2013
Tiết 23
Bài 19
ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC HÓA HỌC BVTV
ĐẾN QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu bài học
	Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Trình bày, phân tích được những ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học BVTV đến quần thể sinh vật và môi trường
- Xác định được các biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học BVTV
- Rèn luyện năng lực tư duy phân tích, so sánh.
II. Phương pháp, phương tiện
* Phương pháp: Trực quan, thảo luận
* Phương tiện: Sơ đồ đường truyền thuốc hóa học BVTV vào môi trường và con người; Phiếu học tập và một số hình ảnh liên quan
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Dạy học bài mới – 40’
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học BVTV đến QTSV – 5’
- Yêu cầu HS đọc SGK
- Hãy nêu những ảnh hưởng của thuốc hóa học BVTV đến QTSV?
- Tại sao sử dụng thuốc hóa học BVTV có ảnh hưởng xấu đến QTSV?
I. Ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học BVTV đến quần thể sinh vật
- Tác động đến mô, tế bào cây trồng gây nên hiệu ứng cháy táp lá, thân, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản.
- Diệt trừ các sinh vật có ích
- Làm xuất hiện quần thể địch hại kháng thuốc
Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của thuốc hóa học BVTV đến MT – 20’
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành PHT: xác định nguyên nhân dẫn tới các hậu quả xấu đến môi trường và con người.
HẬU QUẢ XẤU
NGUYÊN NHÂN
- Sau 3 – 5’, yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
- Yêu cầu nhận xét, bổ sung
- GV treo sơ đồ “Đường truyền thuốc hóa học BVTV vào môi trường và con người” và phân tích.
II. Ảnh hưởng của thuốc hóa học BVTV đến môi trường
* Thuốc hóa học BVTV gây ô nhiễm môi trường đất, nước: Sử dụng với liều lượng cao, phun nhiều lần, nước mưa, nước tưới rửa trôi thuốc xuống đất ngấm vào nguồn nước
* Gây ô nhiễm nông sản: Sử dụng liều lượng lớn, thời gian cách li ngắn thuốc sẽ tồn lưu và làm ô nhiễm nông sản
* Gây ngộ độc hoặc bệnh hiểm nghèo cho con người: Thuốc hóa học BVTV tồn lưu trong đất, nước đi vào động, thực vật thủy sinh; Thuốc tồn lưu trong nông sản, trong rau, cỏ... Con người sử dụng phải nông sản, rau quả, nước uống... sẽ bị ngộ độc hoặc bị bệnh
Hoạt động 3: Tìm hiểu những biện pháp hạn chế những ảnh hưởng xấu của thuốc BVTV – 5’
- Yêu cầu HS đọc SGK phần III
- Cần phải làm gì để hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học BVTV?
III. Biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học BVTV 
- Chỉ dùng thuốc hóa học BVTV khi địch hại tới ngưỡng gây hại
- Sử dụng các loại thuốc có tính chọn lọc cao; Phân hủy nhanh trong môi trường
- Sử dụng đúng thuốc, đúng thời gian, đúng nồng độ và liều lượng
- Trong quá trình sử dụng và bảo quản cần tuân thủ quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường
4. Củng cố 
	- Giải thích hiện tượng xuất hiện quần thể địch hại kháng thuốc?
	- Giải thích những ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học BVTV đến MT và con người?
5. Hướng dẫn 
	- Học bài, áp dụng kiến thức vào bảo vệ môi trường và sức khỏe con người
	- Đọc trước nội dung bài thực hành: Ứng dụng Công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm BVTV
Ngày soạn: 25/1/2013
Tiết 24
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH VẬT
SẢN XUẤT CHẾ PHẨM BẢO VỆ THỰC VẬT
I. Mục tiêu bài học
	Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Hiểu và trình bày được khái niệm về chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật
- Phân tích và trình bày được cơ sở khoa học, quy trình sản xuất các chế phẩm vi khuẩn, virus và nấm trừ sâu
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh
II. Phương pháp, phương tiện
* Phương pháp: Trực quan, thảo luận
* Phương tiện: Sơ đồ đường truyền thuốc hóa học BVTV vào môi trường và con người; Phiếu học tập và một số hình ảnh liên quan
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức – 1’
2. Kiểm tra bài cũ – 0’
3. Dạy học bài mới – 35’
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu chế phẩm vi khuẩn trong PT sâu hại – 15’
- Theo em, sâu hại có bị bệnh tật không? Nếu có thì nn gây bệnh cho sâu hại là gì? (khí hậu và các loài vsv gây bệnh)
- Vậy theo em, thế nào là chế phẩm vi sinh pt sâu hại? Nó có khác gì so với thuốc hóa học BVTV? 
- Nêu câu hỏi gợi ý tìm hiểu chế phẩm vi khuẩn trừ sâu:
+ Thế nào là chế phẩm vk trừ sâu?
+ Loài vi khuẩn nào được sử dụng để sản xuất ra chế phẩm vi khuẩn trừ sâu?
+ Vì sao vk này tiêu diệt được sâu hại?
+ Triệu chứng của sâu hại khi bị bệnh do vi khuẩn gây ra?
 Nhấn mạnh: Vi khuẩn có rất nhiều loài khác nhau, nhưng để diệt được sâu hại, nó phải sản xuất được protein độc ở giai đoạn bào tử tìm thấy ở vi khuẩn Bt
Giải thích: Bào tử – Màng tế bào lõm vào tạo 1 ngăn chứa 1 vùng DNA ® xung quanh ngăn hình thành 1 màng dày gồm 1 số lớp bảo vệ. Bào tử có vận tốc chuyển hóa chậm, chịu được khô hạn, chất độc và nhiệt độ cực trị, sống không dinh dưỡng nhiều năm, đủ nhỏ để bay trong không khí ® khi gặp đk thuận lợi® nẩy mầm ® giải phóng tế bào vi khuẩn có khả năng phát triển và sinh sản
GV giới thiệu quy trình sản xuất lên bảng, vừa giới thiệu, vừa giải thích
BS: Ở VN, Bt được nghiên cứu sản xuất từ 1976 đến 1985 ® cho ra thương phẩm Bacterin cung cấp cho nhiều vùng rau sạch trên cả nước
Khái niệm chế phẩm bảo vệ thực vật
Là chế phẩm được sản xuất từ nguyên liệu chính là những VSV sống, có tác dụng gây bệnh cho sâu để diệt sâu ® không gây ảnh hưởng cho môi trường, giữ cân bằng hệ sinh thái Nông nghiệp; Đảm bảo an toàn thực phẩm
I. Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu
- VK được sử dụng để sản xuất chế phẩm trừ sâu là những vi khuẩn có tinh thể Protein độc ở giai đoạn bào tử
- Loài vi khuẩn có tác nhân này là vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt)
- Quy trình sx:
Giống gốc Cb môi trường
SX giống cấp 1 Khử trùng MT
 Cấy giống sx
 Ủ và theo dõi q/tr lên men
 Tạo dạng chế phẩm:
 + Nghiền, lọc, ly tâm
 + Bổ sung chất phụ gia
 + Sấy khô
 + Đóng gói, bảo quản
Hoạt động 2: Tìm hiểu chế phẩm Virus trong PT sâu hại – 15
- Nêu câu hỏi gợi ý tìm hiểu chế phẩm virus trừ sâu:
+ Thế nào là chế phẩm virus trừ sâu
+ Đối tượng virus nào thường được sử dụng để tạo chế phẩm?
N.P.V = Nuclear polyhedrosis virus
+ Triệu chứng bị bệnh của sâu hại khi bị nhiễm virus?
Ở Việt Nam, virus N.P.V được sản xuất nhiều ở công ty BVTV Trung ương, Viện bảo vệ thực vật, Viện sinh học nhiệt đới
GV giới thiệu quy trình lên bảng và giải thích
II – CHẾ PHẨM VIRUS TRỪ SÂU:
- Gây nhiễm virus nhân đa diện (N.P.V) lên sâu non ® nghiền nát sâu non bị nhiễm virus ® pha với nước theo tỷ lệ nhất định ® lọc ® thu nước dịch virus đậm đặc ® pha chế chế phẩm
NUÔI SÂU GIỐNG
(Vật chủ)
NUÔI SÂU HÀNG LOẠT
CHẾ BIẾN THỨC ĂN NHÂN TẠO
(Vật chủ)
NHIỄM BỆNH VIRUS CHO SÂU
PHA CHẾ PHẨM:
- Thu thập sâu, bệnh
- Nghiền, lọc
- Li tâm
- Thêm chất phụ gia
SẤY KHÔ
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
ĐÓNG GÓI
- Quy trình sx:
Hoạt động 3: Tìm hiểu chế phẩm nấm trong PT sâu hại – 5’
Nêu câu hỏi gợi ý tìm hiểu chế phẩm nấm trừ sâu:
+ Nhóm nấm nào được sử dụng để tạo chế phẩm nấm trừ sâu?
+ Khi bị nhiễm nấm ( nấm túi & nấm phấn trắng) sâu hại có triệu chứng bệnh tích như thế nào?
GV giới thiệu quy trình sản xuất và giải thích
III – CHẾ PHẨM NẤM TRỪ SÂU:
- 2 nhóm nấm được sử dụng: Nhóm nấm túi và nấm phấn trắng (Beauvaria bassiana)
- Quy trình sx :
Giống nấm thuần ® mt nhân sk® Rải mỏng (B.b) (Cám, ngô, đg)
để hình thành bào tử ® tạo chế phẩm ()
4. Củng cố - 5’
- Thế nào là chế phẩm vi khuẩn trừ sâu? Vi khuẩn dùng sản xuất? Đặc điểm?
- Thế nào là chế phẩm virus trừ sâu? Virus dùng sản xuất?
- Thế nào là chế phẩm nấm trừ sâu? Nhóm nấm dùng sản xuất? 
- GV cho HS xem lại 3 quy trình trên bảng, và nhấn mạnh: Ở quy trình sản xuất chế phẩm virus trừ sâu, môi trường dinh dưỡng cho virus chính là sâu non, khác với 2 quy trình kia là môi trường dinh dưỡng nhân tạo hoặc tự nhiên...
5. Hướng dẫn – 4’
	Học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK
Ngày soạn: 25/1/2013
Tiết 25
Bài 40
MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC BẢO QUẢN,
CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN
I. Mục tiêu bài học
- Trình bày được mục đích và ý nghĩa của công tác bào quản, chế biến nông, lâm, thủy sản.
- Từ các đặc điểm của nông, lâm, thủy sản, giải thích được vì sao phải bảo quản và chế biến nông, lâm, thủy sản.
- Rèn luyện được kĩ năng tư duy logic qua việc rút ra mục đích và ý nghĩa của công tác bảo quản và chế biến các sản phẩm trên từ đặc điểm cùa các sản phẩm nông, lâm, thủy sản.
- Đánh giá được giá trị của công tác bảo quản và chế biến nông, lâm, thủy sản đối với nền kinh tế và đối với đời sống, sức khỏe của con người.
- Có ý thức tôn trọng và tuân thủ các hướng dẫn về bảo quản các loại thực phẩm hoặc đồ dùng gia đình có nguồn gốc từ nông, lâm, thủy sản.
II. Chuẩn bị
* Giáo viên: Tham khảo các tài liệu liên quan, nhắc học sinh chuẩn bị mẫu vật
* Học sinh: Xem trước nội dung bài ở nhà, chuẩn bị mẫu vật theo hướng dẫn của giáo viên
III. Phương pháp: Trực quan, thảo luận;Vấn đáp tìm tòi, gợi mở 	
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định 

File đính kèm:

  • docgiao an cong nghe 10 tron bo.doc