Giáo án các môn lớp 5 - Trường PTDTBT tiểu học La Pan Tẩn 2014 - 2015

I. Mục tiêu

- Đọc lưu loát toàn, đọc đúng các từ là tên riêng nước ngoài.

- Đọc diễn cảm được bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện. Đọc các lời đối thoại thể hiện đúng giọng của từng nhân vật.

- Nêu được nghĩa của một số từ khó trong bài.

- Nêu được diễn biến của câu chuyện và ý nghĩa của bài: tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vể đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh ảnh về các công trình do các công nhân nước ngoài hỗ trợ xây dựng.

 

doc28 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án các môn lớp 5 - Trường PTDTBT tiểu học La Pan Tẩn 2014 - 2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S tiếp nối nhau đọc gợi ý.
- HS kể chuyện, nhận xét bổ sung cho nhau và cùng trao đổi về ý nghĩa từng câu chuyện mà các bạn nhóm mình kể.
- 5- 7 HS thi kể câu chuyện của mình trước lớp.
- HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
- HS nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất.
Tiết 3: Toán
ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
I. Mục tiêu
- HS nêu lại đúng các đơn vị đo khối lượng và nêu được mối quan hệ giữa các đơn vị đo trong bảng đơn vị đo khối lượng.
- Thực hiện được kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo khối lượng và giải được các bài tập có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ kẻ sẵn BT1
III. Các hoạt động dạy học
HĐ1:
- Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau.
BT: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
+ 3m 4dm .m
+ 9m 5cm.m
- Nhận xét- sửa sai.
- Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
HĐ2: Bài 1: Viết được đầy đủ bảng đơn vị đo khối lượng.
- GV nêu yêu cầu của bài. 
- Gọi lần lượt HS lên bảng trình bày bài làm. 
- Nhận xét kết luận.
- Gọi Hs đọc lại bảng đơn vị đo trong BT1
- HS làm bài vào vở.
- HS lên bảng làm bài.
Lớn hơn ki- lô- gam
Ki-lô- gam
Nhỏ hơn ki- lô- gam
Tấn
Tạ
Yến
kg
hg
dag
g
1 tấn
= 10 tạ
1 tạ
= 10 yến
= tấn
1 yến
= 10 kg
= tạ
1kg
= 10hg
= yến
1 hg
= 10dag
= kg
1dag
= 10g
= hg
1g
= dag
- Dựa vào bảng đơn vị đo khối lượng trên hãy nhận xét về mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng liền kề nhau?
HĐ3: Bài 2: Viết được số thích hợp vào chỗ chấm.
HĐ4: Bài 3: HS so sánh được các đơn vị đo.
HĐ5: Bài 4: HS giải được bài toán.
- Yêu cầu HS đọc đề.
- Phân tích đề.
- Hướng dẫn HS giải.
- Nhận xét đánh giá.
HĐ 6: Củng cố- Dặn dò.
-Yêu cầu HS nêu lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hai đơn vị đo khối lượng liền kề nhau:
+ Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị nhỏ.
+ Đơn vị nhỏ bằng đơn vị lớn.
- HS làm- 3 HS lên bảng làm bài.
a. 18 yến = 180 kg ; 200 tạ = 20000 kg
 35 tấn = 35 000 kg
b. 430 kg = 43 yến ; 2500 kg = 25 tạ
16 000 kg = 16 tấn
c. 2 kg 326 g = 2326 g ; 6kg 3g = 6003g
- HS làm
2kg 50g = 2500 g ; 6090 kg > 6 tấn 8kg
13kg 85g < 13kg 805g
tấn = 250 kg
- HS đọc và phân tích đề bài.
- 1 HS lên bảng giải.
 Bài giải
Đổi: 1 tấn = 1000 kg
Ngày thứ hai bán được là.
300 x 2 = 600 (kg)
Ngày thứ ba bán được là.
1000 – 600 = 400 (kg)
 Đáp số: 400 kg
Tiết 4: Âm nhạc
GIÁO VIÊN CHUYÊN
Buổi chiều
Tiết 5: Tăng cường Tiếng Việt
THỰC HÀNH: MỞ RỘNG VỐN TỪ - HÒA BÌNH
Tiết 6: Địa lí
VÙNG BIỂN NƯỚC TA
I. Mục tiêu
- Trình bày được một số đặc điểm của vùng biển nước ta.
- Chỉ được vùng biển nước ta trên lược đồ( bản đồ)
- Nêu tên và chỉ trên bản đồ một số điểm du lịch và bãi tắm nổi tiếng.
- Nêu được vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống, sản xuất.
- Nêu được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác tài nguyên biển một cách hợp lí.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam.
- Các tranh minh hoạ sgk.
- Phiếu học tập cho HS.
III. Các hoạt động dạy:
HĐ1: 
- Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra bài cũ.
- Nêu tên và chỉ trên lược đồ một số sông của nước ta?
- Sông ngòi của nước ta có đặc điểm gì?
- Vai trò của sông ngòi?
- Nhận xét- cho điểm.
- Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
HĐ2: Chỉ được vùng biển nước ta trên lược đồ( bản đồ)
- GV cho HS quan sát lược đồ trong SGK.
+ Biển Đông bao bọc phần đất liền của nước ta ở những phía nào?
- GV yêu cầu HS chỉ vùng biển của nước ta trên bản đồ.
- GV kết luận: Vùng biển nước ta là một bộ phận của biển Đông.
HĐ3: Nêu được một số đặc điểm của vùng biển nước ta.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đọc mục 2 trong SGK.
+ Tìm những đặc điểm của biển Việt Nam?
- Mỗi đặc điểm trên có tác động như thế nào đến đời sống, sản xuất của nhân dân Việt Nam?
- Nhận xét- sửa sai cho HS.
- 3 HS nên bảng trình bày bài cũ.
- HS quan sát lược đồ.
- Biển Đông bao bọc phía đông, phía nam và tây nam phần đất liền của nước ta.
- 2 HS ngồi cạnh nhau chỉ vào lược đồ trong SGK cho nhau xem.
- HS làm việc theo cặp
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
__________________________________________
- Yêu cầu HS đọc lại các thông tin trong sgk
HĐ4: Củng cố- Dặn dò.
- Chuẩn bị bài sau.
- Học bài ở nhà.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc từng phần.
Tiết 7: Hoạt động tập thể
...
-----------------------o0o---------------------
Thứ tư ngày 24 tháng 9 năm 2014
Tiết 1: Thể dục
GIÁO VIÊN CHUYÊN
Tiết 2: Tập đọc
Ê- MI- LI, CON
I. Mục tiêu
- Đọc đúng và trôi chảy toàn bài.
- Đọc đúng các tiếng khó, từ khó từ phiên âm tiếng nước ngoài :( Ê- mi - li, Mo- ri- xơn, Giôn- xơn, Pô- tô- mác, Oa- sinh- tơn).
- Đọc diễn cảm được bài thơ với giọng xúc động trầm lắng.
- Nêu được ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi hành động dũng cảm của một cômg nhân Mĩ, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
- Học thuộc lòng khổ thơ 3, 4.
II. Đồ dùng:
- Ảnh minh hoạ trong sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1
- Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra bài cũ.
- Yêu cầu 2 HS đọc tiếp nối nhau bài: Một chuyên gia máy xúc và nêu nội dung bài.
- Nhận xét- cho điểm.
- Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
HĐ2: Đọc đúng
- Yêu cầu HS luyện đọc các tên riêng nước ngoài.
- Hướng dẫn HS cách đọc và chia đoạn.
- Gọi 5 HS tiếp nối nhau đọc phần xuất xứ và 4 khổ thơ.
- Hướng dẫn HS đọc và giải nghĩa từ.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
HĐ3: Đọc hiểu
- Yêu cầu HS đọc thầm, tìm hiểu nội dung chính của từng đoạn.
- Vì sao Mo- ri- xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ?
- Chú Mo- ri- xơn nói với con điều gì khi từ biệt?
- Vì sao chú lại dặn con nói với mẹ: Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn! ?
- Bạn có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo- ri- xơn?
- Bài thơ muốn nói lên điều gì?
HĐ4: Đọc diễn cảm và học thuộc lòng khổ thơ 3 + 4.
- Gọi 4 HS lên bảng đọc tiếp nối từng khổ thơ
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm khổ thơ 3- 4, sau đó yêu cầu HS đọc thuộc lòng và diễn cảm hai khổ thơ.
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng và diễn cảm 2 khổ thơ trên.
HĐ5 : Củng cố - Dặn dò.
- Học bài ở nhà.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS đọc và nêu nội dung bài.
- HS đọc.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS đọc tiếp nối toàn bài theo khổ thơ.
- HS đọc theo cặp
- 2 nhóm đọc bài.
- HS đọc thầm, trao đổi theo cặp.
- Chú Mo- ri- xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ vì đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa.
- Chú nói trời sắp tối, cha không bế con về được nữa. Chú dặn bé Ê- mi- li, khi mẹ đến hãy ôm hôn mẹ cho cha và nói với mẹ: Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn.
- Chú muốn động viên vợ con bớt đau khổ về sự ra đi của chú. Chú ra đi thanh thản, tự nguyện, vì lí tưởng cao đẹp.
- HS tự phát biểu.
- Bài thơ ca ngợi hành động dũng cảm của chú Mo- ri- xơn, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài, mỗi HS đọc một khổ thơ, cả lớp theo dõi sau đó nêu giọng đọc.
- HS luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng hai khổ thơ 3- 4.
- HS thi đọc hai khổ thơ 3- 4.
Tiết 3: Khoa học
 THỰC HÀNH: NÓI KHÔNG ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN
I. Mục tiêu
- Thu thập và trình bày được các thông tin về tác hại của các chất gây nghiện: rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
- Nêu được tác hại của các chất gây nghiện đối với con người.
II. Đồ dùng dạy học:
- HS sưu tầm tranh, ảnh, sách báo về tác hại của các chất gây nghiện.
- Hình minh hoạ trong SGK.
- Phiếu bài tập ghi các câu hỏi tình huống.
 III.Các hoạt động dạy học:
HĐ1;
- Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra bài cũ.
- Để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì, em nên làm gì?
- Nhận xét- cho điểm.
- Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
HĐ2: Thu thập và trình bày được các thông tin
 về tác hại của các chất gây nghiện: rượu, 
bia, thuốc lá, ma tuý.
Em hãy chia sẻ với mọi người các thông tin về tác hại của các chất gây nghiện mà em sưu tầm được.
- Nhận xét, khen ngợi những HS đã chuẩn bị tốt bài.
* Rượu, bia, thuốc lá, ma tuý, không chỉ có hại cho bản thân, gia đình, họ hàng mà còn ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, đến trật tự xã hội.
HĐ3: Nêu được tác hại của các chất gây nghiện đối với con người.
 *Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm.
- Kẻ bảng và hoàn bảng về tác hại của thuốc lá, rượu, bia, ma tuý.
- HS trả lời.
 5- 7 HS tiếp nối nhau đứng dậy giới thiệu thông tin mình đã sưu tầm được.
- HS hoạt động theo nhóm. 
- Các nhóm lên trình bày.
Tiết 4: Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- HS giải được các bài toán củng cố các đơn vị đo độ dài, khối lượng và các đơn vị đo diện tích đã được học.
- Tính diện tích của hình chữ nhật, hình vuông.
- Vẽ được hình chữ nhật theo điều kiện cho trước.
II.Đồ dùng dạy học.
 - Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1:
- Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra bài trong vở bài tập của HS.
- Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
HĐ2: Bài 1: HS tìm được k.quả đúng của bài tập.
- Yêu cầu HS đọc đề.
- Phân tích đề.
- Hướng dẫn HS giải BT
- Nhận xét chữa bài.
HĐ3: Bài 2: Tìm được số lần gấp của chim đà điểu so với chim sâu.
- Yêu cầu HS đọc đề.
- Phân tích đề.
- Hướng dẫn HS giải BT
HĐ4: Bài 3: HS tính được diện tích của mảnh đất.
- Yêu cầu HS đọc đề.
- Phân tích đề.
- Hướng dẫn HS giải bài tập.
- Nhận xét chữa bài.
HĐ5: Bài 4: HS vẽ được hình theo các điều kiện cho trước.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Nhận xét đánh giá.
HĐ6: Củng cố - Dặn dò.
- Yêu cầu HS nêu lại bảng đơn vị đo độ dài, bảng đơn vị đo khối lượng.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày vở bài tập của mình.
- HS đọc và phân tích bài toán
- HS nêu cách giải BT- 1 HS lên bảng làm bài .
Bài giải
Đổi: 1 tấn 300 kg = 1300 kg
 2 tấn 700 kg = 2700 kg.
Số giấy vụn cả hai trường thu gom được là.
 1300 + 2700 = 4000( kg)
Đổi: 4000 kg = 4 tấn.
4 tấn gấp 2 tấn số lần là.
 4 : 2 = 2 ( lần)
2 tấn giấy vụn thì sản xuất được 50 000 cuốn vở, vậy 4 tấn giấy vụn sẽ sản xuất được.
 50 000 x 2 = 100 000( cuốn)
 Đáp số: 100 000 cuốn
- HS đọc và phân tích đề bài.
- HS giải BT – 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải
Đổi:120 kg = 120000 g
Vậy đà điểu nặng gấp chim sâu số lần là.
 120000 : 60 = 2000 (lần)
Đáp số: 2000 lần.
- HS đọc và phân tích bài toán.
- HS nêu cách giải bài tập.
- 1 HS lê

File đính kèm:

  • doctuan 5.doc
Giáo án liên quan