Giáo án bám sát Vật lý 11 - Chương trình cơ bản

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

1. Kiến thức: Củng cố và khắc sâu các kiến thức trọng tâm về lực từ, cảm ứng từ của dòng điện;

2. Kĩ năng: Vận dụng các công thức về lực từ, cảm ứng từ để giải một số bài toán định lượng cơ bản liên quan;

3. Giáo dục thái độ: Rèn luyện học sinh kĩ năng phân tích, tính toán nhằm phát triển tư duy vật lý cho học sinh.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên: Bài tập có chọn lọc và phương pháp giải

2. Học sinh: Giải trước các bài tập theo yêu cầu của giáo viên

 

doc36 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2091 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án bám sát Vật lý 11 - Chương trình cơ bản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, điều kiện xuất phát - Đề xuất vấn đề.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi nhằm tái hiện lại kiến thức một cách có hệ thống;
*Giáo viên nhận xét, bổ sung và cho điểm;
*Giáo viên đặt vấn đề, nêu mục tiêu tiết học.
*Học sinh làm việc cá nhân, tái hiện lại kiến thức một cách có hệ thống để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
*Học sinh tiếp thu và ghi nhận nội dung tiết học, hình thành ý tưởng nghiên cứu.
LĂNG KÍNH
1. Định nghĩa: Lăng kính là một khối chất trong suốt được giới hạn bởi hai mặt phẳng cắt nhau. Hai mặt này gọi là hai mặt bên của lăng kính, góc nhị diện A tạo bởi hai mặt bên gọi là góc chiết quang của lăng kính.
Lưu ý:	+Mặt đáy của lăng kính không nhất thiết phải là mặt phẳng, tuy nhiên trong tài liệu này chỉ nghiên cứu các tính chất hình học qua lăng có đáy là mặt phẳng, do vậy tiết diện thẳng của lăng kính là tam giác ABC, đáy BC, đỉnh A (góc chiết quang); 
+ Chiết suất n của lăng kính là chiết suất tỉ đối giữa chất làm lăng kính và môi trường đặt lăng kính.
2. Đường đi của tia sáng dơn sắc khi qua lăng kính.
I
D
A
B
J
S
R
i1
r1
r2
I2
	Khi chiếu một tia sáng đơn sắc qua lăng kính có chiết suất n > 1 thì tia ló sẽ bị lệch về phía đáy hơn so với tia tới.
3c. Các công thức lăng kính:
*Sự khúc xạ qua các mặt của lăng kính: 
 sini1 = nsinr1; sini2 = nsinr2;
*Góc chiết quang: A = r1 + r2;
*Góc lệch giữa tia tới và tia ló: D = i1 + i2 – A
Lưu ý: trong trường hợp i,r < 10o thì:
+ i1 = nr1; i2 = nr2;
	+ A = r1 + r2;
	+ D = (n- 1)A.
* Góc lệch cực tiểu: khi tia tới và tia ló đối xứng nhau thì góc lệch D ® Dmin. 
Trường hợp này ta có: i1 = i2= i; r1 = r2 = r.
=> Dmin = 2i – A => i = => sini = sin
Từ định luật khúc xạ ánh sáng: sini = nsinr = nsin => nsin = sin
=> Chiết suất của lăng kính được xác định bởi công thức: n = 
Lưu ý: Hiện tượng một tia sáng đi qua lăng kính vẫn cho một tia sáng, đó là khi ta tiến hành thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc, còn trong trường hợp ánh sáng không phải là đơn sắc, thì sau khi qua lăng kính, chùm sáng sẽ tách thành nhiều chùm sáng màu sắc khác nhau, hiện tượng đó được gọi là hiện tượng tán sắc ánh sáng. Nội dung này sẽ được đề cập trong nôi dung về bản chất vật lí của ánh sáng.
Hoạt động 2: Giải một số bài toán cơ bản.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên cho học sinh chép đề bài tập 1:Lăng kính có chiết suất n = 1,5 và góc chiết quang A = 30o. Một chùm sáng đơn sắc hẹp được chiếu vuông góc với mặt bên AB của lăng kính.
1.Tính góc ló của tia sáng khi ra khỏi lăng kính và góc lệch của tia ló và tia tới.
2. Vẫn dùng lăng kính và chùm tia sáng đơn sắc trên, có thể tiến hành thí nghiệm trong mội môi trường có chiết suất nm để cho ló qua lăng kính nằm sát mặt sau của lăng kính được không? Tại sao?
*Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, thảo luận và tìm phương pháp giải;
*Giáo viên định hướng:
+Tia sáng đến mặt thứ nhất của lăng kính theo phương vuông góc => tia khúc xạ thế nào?
+tia khúc xạ gặp mặt bên thứ hai của lăng kính, tia ló thế nào?
+Biểu thức tính góc lệch đường đi của tia ló so với tia tới.
*Giáo viên dẫn dắt học sinh khái niệm chiết suất của lăng kính là chiết suất tỉ đối giữa chất làm lăng kính và môi trường đặt lăng kính;
+ Từ giả thiết bài toán => n’ =?
+ có n, n’ => chiết suất của môi trường đặt lăng kính;
*Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày kết quả;
*Giáo viên nhận xét, bổ sung và hoàn thiện bài giải;
*Giáo viên khắc sâu phương pháp vận dụng kiến thức;
*Giáo viên cho học sinh chép đề bài tập 2: Một lăng kính thuỷ tinh có chiết suất n = , tiết diện thẳng là một tam giác đều ABC.	Chiếu một tia sáng đơn sắc vào mặt bên AB của lăng kính sao cho tia sáng khi khúc xạ và ló ra ở mặt AC với góc ló 45o.
 1.Tính góc lệch D giữa tia ló và tia tới;
 2.Nếu tăng hoặc giảm góc tới vài độ thì góc lệch D sẽ thay đổi thế nào? Tại sao?
*Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, thảo luận và tìm phương pháp giải;
*Giáo viên định hướng:
+ vận dụng định luật khúc xạ ánh sáng tại AC => r2
=> r1 = ?
+Vận dụng định luật khúc xạ tại mặt AB => i1 = ?
+ Công thức tính góc lệch giữa tia tới và tia ló?
Tìm kết quả theo yêu cầu của bài toán?
+So sánh i1 và i2; r1 và r2 => ?
Nhận xét về góc lệch của tia ló và tia tới trong trường hợp này => sự ảnh hưởng của góc lệch khi có sự thay đổi hướng của tia tới
*Giáơ viên yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày kết quả;
*Giáo viên nhận xét và bổ sung.
*Học sinh chép đề bài tập theo yêu cầu của giáo viên;
*Học sinh làm việc theo nhóm, thảo luận và tìm phương pháp giải theo định hướng của giáo viên.
Bài giải
1. Tính góc ló và góc lệch của tia ló khi ra khỏi lăng kính.
Nhận xét: Vì tia tới qua mặt bên thứ nhất (tại I) của lăng kính với góc tới bằng 0 (vuông góc với mặt phân cách) nên tia sáng truyền thẳng;
 Xét tia sáng gặp mặt bên thứ hai của lăng kính tại J:
 Từ tính chất về góc của tam giác, ta suy ra góc tới i tại J là: i = 30o.
 Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng tại J: 
sinr = nsini = 1,5.0,5 = 0,75=> r » 48o35’
*Từ hình vẽ (hình 1), ta suy ra góc lệch
 D = r – i = 18o35’.
2.Tìm chiết suất nm =?
Khi đặt trong môi trường có chiết suất nm, thì chiết suất của lăng kính thay đổi là n’ = 
Từ giả thiết, suy ra r = 90o, ta áp dụng định luật khúc xạ tại J:	 n'sini = sinr = 1 0,5n’ = 1 => n’ = 2.
=> Chiết suất của môi trường đặt lăng kính:
 nm = < 1 (hình 1)
 Vậy không thể tìm được môi trường thoả mãn điều kiện bài toán, vì chiết suất tuyệt đối của môi trường nhỏ hơn chiết suất chân không (vô lí)
*Đại diện nhóm lên trình bày kết quả;
*Học sinh tiếp thu và ghi nhận kiến thức.
*Học sinh chép đề bài tập theo yêu cầu của giáo viên;
*Học sinh làm việc theo nhóm, thảo luận và tìm phương pháp giải theo định hướng của giáo viên.
Bài giải
1.Tính D = ?
Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng tại J (nằm ở AC): nsinr2 = sini2 => sinr2 = 
=> sinr2 = => r2 = 30o => r1 = A – r2 = 30o.
Áp dụng định luật khúc xạ tại I (nằm ở AB): 
sini1 = nsinri = => i1 = 45o.
Góc lệch D giữa tia tới và tia ló: D = i1 + i2 – A = 30o
2. Nhận xét về sự biến đổi của góc lệch khi góc tới có sự thay đổi.
 Theo trên ta có: i1 = i2 và r1 = r2. Vậy góc lệch đã tính ở trên chính là góc lệch cực tiểu. Vậy khi thay đổi góc tới vài độ thì góc lệch đều tăng lên.
(hình 2)
*Đại diện nhóm lên trình bày kết quả theo yêu cầu của giáo viên
Hoạt động 4: Củng cố bài học và định hướng nhiệm vụ học tập tiếp theo.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giáo viên yêu cầu học sinh hệ thống hoá các kiến thức, công thức đã gặp trong tiết học;
*Giáo viên nêu yêu cầu cho tiết học tiếp theo.
*Học sinh làm việc cá nhân, hệ thống hoá các công thức, kiến thức đã gặp trong tiết học;
*Học sinh tiếp thu và ghi nhận nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của giáo viên. 
I
D
A
B
J
S
R
i1
r1
r2
i2
C 
Hình 2
A
B
II
J
i
r
D
C
S
Hình 1
D. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………
E. PHẦN GIÁO ÁN BỔ SUNG
………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………
Tiết ppct 27	BÀI TẬP THẤU KÍNH MỎNG 	 
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1. Kiến thức: Khắc sâu định nghĩa thấu kính mỏng, đặc điểm của tia sáng đơn sắc khi qua thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.
2. Kĩ năng: Vận dụng thành thạo các công thức về thấu kính mỏng để giải một số bài toán cơ bản liên quan.
3. Giáo dục thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, kĩ năng tính toán và ý thức tự học.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Bài tập có chọn lọc và phương pháp giải;
2. Học sinh:Giải trước một số bài tập theo yêu cầu của giáo viên.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, điều kiện xuất phát - Đề xuất vấn đề.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi nhằm tái hiện lại kiến thức một cách có hệ thống;
*Giáo viên nhận xét, bổ sung và cho điểm;
*Giáo viên đặt vấn đề, nêu mục tiêu tiết học.
*Học sinh làm việc cá nhân, tái hiện lại kiến thức một cách có hệ thống để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
*Học sinh tiếp thu và ghi nhận nội dung tiết học, hình thành ý tưởng nghiên cứu.
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Định nghĩa và phân loại:
a. Định nghĩa: Thấu kính là một khối chất trong suốt giới hạn bởi hai mặt cong (một trong hai mặt có thể là mặt phẳng).
b.Phân loại: +Phân loại theo hình dạng: Thấu kính rìa dày và thấu kính rìa mỏng;
	 + Phân loại theo tính chất đường đi của tia sáng: thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì;
2. Các công thức thấu kính:
a. Công thức xác định tiêu cự thấu kính (từ cấu tạo): 
	 = (n – 1)( + ), trong đó R1, R2 là bán kính của hai mặt cong.
Quy ước dấu: 	+ Mặt cong lồi: R > 0; Mặt cong lõm: R < 0; Mặt phẳng: R = ∞
b. Công thức xác định vị trí:
= + , trong đó d và d’ là khoảng cách từ vật, ảnh đến thấu kính.
Suy ra các công thức dẫn xuất: 	f = ;	d = ;	d’ =
Trong đó d và d’ là khoảng cách từ vật, ảnh đến thấu kính.
Quy ước dấu:	+ Vật thật, ảnh thật: d, d’ > 0; Vật ảo, ảnh ảo: d, d’ < 0;
c. Công thức xác định độ phóng đại và độ tụ của thấu kính:: k = - = 
Lưu ý: 	+ k > 0: Vật và ảnh cùng chiều; k < 0: Vật và ảnh ngược chiều.
*Công thức tính độ tụ: D = = (n – 1)( + ), - D[diop]
3. Quan hệ vật - ảnh: (chỉ xét trường hợp vật thật AB nằm trên trục chính của thấu kính): 
a.Đối với thấu kính hội tụ:
	+ d > f: A’B’ là ảnh thật, ngược chiều với vật;
	+ d = f: Ảnh tạo ở vô cực;
	+ d < f: A’B’ là ảnh ảo, cùng chiều và lớn

File đính kèm:

  • docGiao an tu chon bam sat Ly 11hay.doc