Giáo án Bài 2: Có trách nhiệm về việc làm của mình

I. Mục tiêu: Yêu cầu đạt

- Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình.

- Khi làm việc gì sai phải biết nhận và sữa chữa.

- Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình

Học sinh khá, giỏi: Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.

II. Các kỹ năng sống cơ bản:

- Khi đảm nhận trách nhiệm, biết cân nhắc trước khi nói hoặc hành động khi làm điều gì sai, biết nhận và sữa chữa.

- Kỷ năng kiên định bảo vệ ý kiến việc làm đúng của bản thân.

- Kỷ năng tư duy phê phán: Biết phê phán những hành vi vô trách nhiệm, đỗ lỗi cho người khác.

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 6565 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Bài 2: Có trách nhiệm về việc làm của mình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
Người dạy: Nguyễn Thị Hà Bình
Ngày dạy: 18/09/2014
Môn: Đạo Đức lớp 56
Bài 2: CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (T1)
I. Mục tiêu: Yêu cầu đạt
- Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Khi làm việc gì sai phải biết nhận và sữa chữa.
- Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình
Học sinh khá, giỏi: Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
II. Các kỹ năng sống cơ bản:
- Khi đảm nhận trách nhiệm, biết cân nhắc trước khi nói hoặc hành động khi làm điều gì sai, biết nhận và sữa chữa.
- Kỷ năng kiên định bảo vệ ý kiến việc làm đúng của bản thân.
- Kỷ năng tư duy phê phán: Biết phê phán những hành vi vô trách nhiệm, đỗ lỗi cho người khác.
III. Các phương pháp kỹ thuật dạy học.
- Thảo luận, xử lý tình huống, đóng vai tranh luận.
IV. Phương tiện dạy học.
- Tranh minh họa truyện “Chuyện của bạn Đức”
- Câu hỏi thảo luận.
- Thẻ màu tán thành, không tán thành
V. Tiến hành dạy học:
1. Ổn định – hát – giới thiệu
2. Kiểm tra bài cũ:
Tiết học trước các em học bài gì? (Em là học sinh lớp 5 – tiết 2)
(?) Em trình bày kế hoạch phấn đấu của mình trong năm học này? (Nhận xét – đánh giá)
(?) Em hãy kể một mẫu chuyện tốt (gương tốt) về học sinh lớp 5? (Nhận xét – đánh giá)
(?) Đọc ghi nhớ ((Nhận xét – đánh giá) – Kiểm tra vở bài tập đạo đức.
Nhận xét chung kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh	Kiểm tra em chuẩn bị gì?
Đọc bài
Cô sẽ kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh qua quá trình học bài mới.
* Bài mới:
TG
Hoạt động của thầy/cô
Hoạt động của trò
a. Khám phá:
(?) Đã bao giờ em làm việc gì sai chưa?
Khi đó đó em đã làm gì? Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào?
Cho học sinh tiếp tục xem tranh. – Tranh vẽ gì?
Như vậy ta thấy bạn Đức đã gây ra lỗi và Đức có trách nhiệm như thế nào về việc làm của mình? Chúng ta cũng vậy trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi mắc lỗi với mội người, vậy ta có trách nhiệm như thế nào? Về việc làm đó, hôm nay cô trò chúng ta cùng vào bài có trách nhiệm về việc làm của mình để tìm hiểu rỏ hơn.
Có trách nhiệm về việc làm của mình (T1)
b. Kết nối:
HĐ 1: Tìm hiểu truyện: “ Chuyện của bạn Đức”
Mục tiêu: Học sinh thấy rõ diễn biến của sự việc và tâm trạng của Đức. Biết phân tích đưa ra quyết định đúng.
Tiến hành: 
- Giáo viên kể chuyện có tranh. Yêu cầu học sinh dựa theo tranh kể lại chuyện.
- Dựa vào câu truyện “Chuyện của bạn Đức”, cô cho các em thảo luận 3 câu hỏi sách giáo khoa
Câu 1: Đức đã gây ra chuyện gì?
Câu 2: Sau khi gây ra chuyện Đức cảm thấy như thế nào?
Câu 3: Theo em Đức nên giải quyết việc này thế nào cho tốt? Vì sao?
Thảo luận nhóm 4: 
- Đại diện trình bày, nhận xét đánh giá => kết luận: Đức cố ý đấ bóng vào bà Doan và chỉ có Đức với Hợp biết, nhưng trong lòng Đức tự thấy phải có trách nhiệm về hành động của mình và đã suy nghỉ tìm cách giải quyết phù hợp nhất. Các em hãy đưa ra một số cách giải quyết vừa có lý vừa có tình (phù hợp với nội dung truyện)
(?) Qua câu chuyện của bạn Đức các em rút ra bài học gì?(có trách nhiệm về việc làm của mình).
	Một bạn nêu ra điều cần ghi nhớ: “ Mỗi người chúng ta cần phải suy nghĩ trước khi hành động và chịu trách nhiệm về việc làm của mình”. (2-3 HS đọc ghi nhớ -SGK)
HĐ 2: 
	Các em biết không, trong cuộc sống có rất nhiều chuyện để ta phải suy nghĩ, có thể có những hành vi tốt, cũng có thể có hành vi xấu. (có người sống có trách nhiệm, có những người sống vô trách nhiệm, đỗ lỗi cho người khác. Chúng ta qua phần bài tập để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này?
	Mời một học sinh đọc bài tập 1.
	Nêu yêu cầu bài tập 1.
	Trao đổi nhóm đội với bạn bên cạnh.
	Đại diện nhóm trình bày (Nhận xét – kết quả).
Kết luận: 
* a, b, d, g là những biểu hiện người sống trách nhiệm.
* c, đ, e không phải là biểu hiện người sống có trách nhiệm.
	Chúng ta biết suy nghĩ trước khi hành động, dám nhận lỗi - sữa lỗi, làm việc gì thì làm đến nơi đến chốn là những biễu hiện người có trách nhiệm, đó là những điều chúng ta cần học tập.
HĐ 3: 
Đọc bài 2 – Nêu yêu cầu:
Hỏi từng câu cho học sinh giơ thẻ: tán thành hay không tán thành (thẻ đỏ tán thành – thẻ xanh không tán thành)
a, đ: tán thành
b, c, d: không tán thành
Kết luận:
	Khi giải quyết công việc hay xử lý tình huống một cách kéo léo, một cách có trách nhiệm, chúng ta thấy vui vẻ và thanh thản ngược lại khi làm một việc thiếu trách nhiệm dù không ai biết nhưng chúng ta cảm thấy áy náy trong lòng.
	Người có trách nhiệm, trước khi làm việc gì đó cũng phải suy nghĩ cẩn thận nhầm mục đích tốt đẹp và với cách thức phù hợp khi làm hồng việc, có lỗi lo đảm nhận trách nhiệm và sẵn sàng làm lại cho tốt ( Nhận lỗi – sữa lỗi).
Rút ra bài học
- Sai, không vui, xấu hổ, khó chịu day dứt
HSTL: Cụ già đỗ gánh hàng do Đức và Hợp gây ra.
HS nhắc lại đề bài
HS lắng nghe
HS kể lại .
C1: Đức vô ý đá bóng vào bà Doan và chỉ có Đức và Hợp biết.
C2: Trong lòng Đức thấy phải có trách nhiệm về hành động của mình và tìm cách giải quyết phù hợp.
C3: Đức nói thật với bà Doan và xin lỗi và hứa lần sau không tái phạm nữa (vì Đức biết việc làm của mình chưa đúng, cảm thấy ấy nấy)
Hs đọc bài
Hs dơ thẻ màu của mình.
* Rút kinh nghiệm: 

File đính kèm:

  • docGiao an Dao Duc lop 5 Bai 2 Chuyen cua ban Duc.doc
Giáo án liên quan