Giáo án âm nhạc 9 - Chủ đề yêu lao động

I.Mục tiêu:

+ HS hát đúng giai điệu bài hát: Lí kéo chài một bài dân ca Nam Bộ. Biết trình bày bài hát qua cách hát đơn ca, hát hoà giọng .

 + Tập đặt lời mới cho bài hát.

+Qua bài hát, giáo dục HS yêu mến các làn điệu dân ca và tinh thần lạc quan trong lao động, trong cuộc sống. Có ý thức trân trọng và bảo vệ bản sắc văn hoá âm nhạc dân tộc.

+ HS ôn tập, hát đúng giai điệu và trình bày bài hát: Lí kéo chài

 + Biết cấu tạo giọng Dm và Dm hoà thanh, nhận biết trên bản nhạc.

 + HS đọc đúng giai điệu và hát đúng lời bài TĐN số 4: Cánh én tuổi thơ

+ Hứng thú với bộ môn học Âm nhạc.

+ HS đọc đúng giai điệu, hát đúng lời ca bài TĐN số 4 Cánh én tuổi thơ

+ HS tìm hiểu thế nào là ca khúc mang âm hưởng dân ca. Nhận biết và cảm nhận được 1số ca khúc mang âm hưởng dân ca của từng vùng miền.

+ Hứng thú với bộ môn học Âm nhạc, Có thêm hiểu biết về kiến thức Âm nhạc.

 

docx8 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 6269 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án âm nhạc 9 - Chủ đề yêu lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ YÊU LAO ĐỘNG
(3 TIẾT)
I.Mục tiêu:
+ HS hát đúng giai điệu bài hát: Lí kéo chài một bài dân ca Nam Bộ. Biết trình bày bài hát qua cách hát đơn ca, hát hoà giọng .
 + Tập đặt lời mới cho bài hát.
+Qua bài hát, giáo dục HS yêu mến các làn điệu dân ca và tinh thần lạc quan trong lao động, trong cuộc sống. Có ý thức trân trọng và bảo vệ bản sắc văn hoá âm nhạc dân tộc.
+ HS ôn tập, hát đúng giai điệu và trình bày bài hát: Lí kéo chài
 + Biết cấu tạo giọng Dm và Dm hoà thanh, nhận biết trên bản nhạc.
 + HS đọc đúng giai điệu và hát đúng lời bài TĐN số 4: Cánh én tuổi thơ
+ Hứng thú với bộ môn học Âm nhạc. 
+ HS đọc đúng giai điệu, hát đúng lời ca bài TĐN số 4 Cánh én tuổi thơ
+ HS tìm hiểu thế nào là ca khúc mang âm hưởng dân ca. Nhận biết và cảm nhận được 1số ca khúc mang âm hưởng dân ca của từng vùng miền. 
+ Hứng thú với bộ môn học Âm nhạc, Có thêm hiểu biết về kiến thức Âm nhạc.
II.Nội dung:
Học hát: Lí kéo chài.
Ôn tập bài hát: Lí kéo chài.
Tập đọc nhạc: Giọng Rê thứ - TĐN số 4.
Ôn tập đọc nhạc: TĐN số 4
ÂNTT: Một số ca khúc mang âm hưởng dân ca.
III.Chuẩn bị:
Chuẩn bị của GV: 
+ Đàn Ogran.+ Đệm đàn bài hát Lí kéo chài, TĐN số 4.
+ Hát thuộc lời, đúng giai điệu bài hát Lí kéo chài.
+ Bảng phụ bài hát, TĐN số 4” Cánh én tuổi thơ ” .
+ Thuộc một số bài hát mang âm hưởng dân ca.
Chuẩn bị của HS:
+ Sách âm nhạc lớp 9.
+ Vở ghi chép bài.
TIẾT 1
HỌC HÁT : LÍ KÉO CHÀI
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Hoạt động cả lớp:
HS lắng nghe giai điệu và nhận biết một số bài hát dân ca Nam Bộ: Lí dĩa bánh bò, Lí cây bông, Lí cây xanh…
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:
Hoạt động cả lớp:
GV trình bày bài hát “ Lí kéo chài “ cho HS nghe và nêu những hình ảnh mà HS thấy thích.
Hoạt động cá nhân:
HS tìm thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi:
+ Nội dung của bài hát nói về điều gì?
+ Chia các câu hát?
Đoạn a:
Kéo lên thuyền cho nhiều tôm cá.
Lưới cùng ta vang hát câu ca (hò ơ).
Đoạn b:
Biển khơi thân thiết với ta( khoan hỡi, khoan hò)
Gió to( mà ) mưa lớn ( khoan hỡi, khoan hò ) băng qua sóng trào( ơ hò, ơ hò, là hò ơ) 
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Hoạt động cả lớp:
HS nghe GV đàn, khởi động giọng hát 
-Tập hát từng câu:
+Tập hát câu thứ nhất: HS lắng nghe GV đàn giai điệu sau đó HS tập hát vài lần cùng với tiếng đàn.GV chỉ định một vài HS hát lại câu 1, sau đó hướng dẫn HS sữa chổ còn sai.
+Tập hát câu thứ hai tương tự câu thứ nhất.
+ Hát nối tiếp câu thứ hai
+ GV chỉ định cá nhân, cặp đôi, nhóm, tổ, HS nam hoặc nữ trình bày lại.
+ Tập những câu hát tiếp theo tương tự.
Hoạt động nhóm
- Tập hát cả bài:
+ HS tự luyện tập bài hát.
+ GV giúp HS sửa chỗ hát sai.
+ GV hướng dẫn HS thể hiện sắc thái và tình cảm của bài hát.
+ Một vài nhóm trình bày kết quả trước lớp. Các nhóm khác tham gia nhận xét, đánh giá. GV bổ sung, động viên, khen ngợi hoặc đưa ra kết luận.
Hoạt động cả lớp
- Củng cố bài hát
+ HS tập hát đối đáp và hòa giọng:
Người hát
Câu hát
HS nữ
Kéo lên thuyền cho nhiều tôm cá.
Lưới cùng ta vang hát câu ca
HS nam
Hò ơ
HS nữ
Biển khơi thân thiết với ta
HS nam
( khoan hỡi, khoan hò)
HS nữ
Gió to( mà ) mưa lớn
HS nam
( khoan hỡi, khoan hò )
HS nữ
băng qua sóng trào
HS nam
( ơ hò, ơ hò, là hò ơ)
+ HS tập hát có lĩnh xướng:
Người hát
Câu hát
Lĩnh xướng
Kéo lên thuyền cho nhiều tôm cá.
Lưới cùng ta vang hát câu ca
Cả lớp
Hò ơ
Lĩnh xướng
Biển khơi thân thiết với ta
Cả lớp
( khoan hỡi, khoan hò)
Lĩnh xướng
Gió to( mà ) mưa lớn
Cả lớp
( khoan hỡi, khoan hò )
Lĩnh xướng
băng qua sóng trào
Cả lớp
( ơ hò, ơ hò, là hò ơ)
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Hoạt động nhóm và cá nhân:
- HS học thuộc bài hát để hát trong các hoạt động ở trường, lớp.
- Hoạt động ứng dụng trong lớp, các nhóm HS chọn 1 trong 2 hoạt động ứng dụng sau:
+ Hát bài Lí kéo chài kết hợp vỗ đệm: Hát kết hợp vỗ tay theo phách, thể hiện rõ phách mạnh và phách nhẹ; Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp.
+ Hát bài Lí kéo chài kết hợp vận động theo nhạc: Tìm động tác vận động phù hợp với từng câu hát; Tập hát kết hợp vận động theo nhạc.
 - Hoạt động ứng dụng ngoài lớp: HS hát bài Lí kéo chài trong các sinh hoạt của lớp, của trường và sinh hoạt văn hóa tại cộng đồng.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
Hoạt động nhóm
Các nhóm HS chọn 1 trong 3 hoạt động sau:
- Kể tên một vài bài hát viết về chủ đề yêu lao động .
- Trả lời câu hỏi: Vì sao chúng ta phải yêu lao động?
TIẾT 2
- ÔN TẬP BÀI HÁT: LÍ KÉO CHÀI
-TẬP ĐỌC NHẠC: GIỌNG RÊ THỨ - TĐN SỐ 4
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động cả lớp
- Trò chơi âm nhạc: Hát và chuyển đồ vật
HS hát bài Lí kéo chài vừa hát vừa luân chuyển 1 bông hoa (hoặc vật nào đó) cho bạn bên cạnh. Đến tiếng hát cuối cùng trong bài, bông hoa dừng ở vị trí của bạn nào thì bạn đó phải lên hát hoặc nhảy lò cò trong lớp.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
(Nội dung ôn tập, không hình thành kiến thức mới)
- GV hướng dẫn HS nắm vững giọng Dm và DM hòa thanh. 
- GV hướng dẫn HS đọc đúng giai điệu bài TĐN số 4.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động cả lớp
- GV đệm đàn để HS hát cả bài, GV hướng dẫn HS sửa lại những chỗ hát chưa đúng về giai điệu và lời ca. Hướng dẫn các em phát âm chuẩn xác, rõ lời.
- Trình bày bài Lí kéo chài, thể hiện sắc thái và tình cảm của bài hát.
- Tập hát đối đáp.
- Tập hát có lĩnh xướng.
- Tập hát với số lượng người hát tăng dần.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
 Nội dung 1: Ôn tập bài hát: Lí kéo chài
Hoạt động cả lớp
Cá nhân, cặp đôi hoặc một vài nhóm xung phong biểu diễn bài hát trước lớp:
- Hát bài Lí kéo chài vỗ tay theo phách.
- Hát bài Lí kéo chài kết hợp vận động theo nhạc.
Nội dung 2: Tập đọc nhạc: Giọng Rê thứ - TĐN số 4
 1-Giọng Rê thứ:
Khái niệm: Giọng Rê thứ có âm chủ là Rê, hoá biểu có một dấu giáng(Si b)
Cấu tạo:
Viết cấu tạo giọng Am?
TT như vậy, hãy viết cấu tạo giọng Dm 
* Giọng Dm hoà thanh: Có bậc 7 (nốt Đô) được tăng lên 1/2 cung 
* Gam Dm và Dm hoà thanh + âm trụ
 * Hát trích đoạn bài hát(phần c/bị)
GV cho HS đọc bài TĐN số 4. 
2-Tập đọc nhạc : TĐN Số 4: Cánh én tuổi thơ (trích)
 a/ Tìm hiểu bài: 
 - Nhịp ? Giọng? 
 - Kí hiệu âm nhạc?
 - Cao độ ? Trường độ?
 - Tìm đảo phách? Chia câu? (4câu)
b/Đọc tên nốt : Mỗi HS đọc 1 câu.
c/ Luyện đọc gam: (Dm hoà thanh)
d/ Tập đọc nhạc: 
+ Gõ ÂHTT:
+ TĐN: 
 - GV đàn câu 1: 2-3 lần , bắt nhịp cho HS đọc theo đàn 3-4 lần . Chú ý có đảo phách- GV sửa sai (nếu có)
- TT với câu 2
Nối 2 câu : HS đọc 3-4 lần
- TT với 2 câu còn lại.
Nối 4 câu thành bài , chú ý những chỗ ngân dài , đảo phách.
 e/ Ghép lời ca: 
GV đàn g/điệu , HS nhẩm lời sau đó hát theo đàn 2 lần.
g/ TĐN và hát lời:
- GV chia lớp thành 2 dãy và yêu cầu một dãy đọc nhạc- một dãy hát lời đồng thời, sau đó thực hiện đổi lại.
- TĐN và hát lời kết hợp gõ phách 
h/ Luyện tập:
- Luyện tập theo dãy kết hợp gõ phách.
- Luyện tập nhóm, cá nhân.
Trong quá trình luyện tập GV sửa sai(nếu có), nhận xét, ghi nhận xét cá nhân ( nếu thực hiện tốt).
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
Hoạt động cả lớp
GV đàn giai điệu TĐN số 4. Chia lớp thành hai nhóm. Nhóm 1 đọc nhạc , nhóm 2 ráp lời cùng thực hiện một lúc theo lối hòa giọng.
TIẾT 3
ÔN TẬP ĐỌC NHẠC: TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 4
ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: MỘT SỐ CA KHÚC MANG ÂM HƯỞNG DÂN CA
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động cá nhân: Đàn giai điệu tiết nhạc bất kỳ( Câu 2-4-1-3), HS nghe , phát hiện và đọc cả câu đó.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
+ HS đọc đúng giai điệu, hát đúng lời ca bài TĐN số 4 Cánh én tuổi thơ
+ HS tìm hiểu thế nào là ca khúc mang âm hưởng dân ca. Nhận biết và cảm nhận được 1số ca khúc mang âm hưởng dân ca của từng vùng miền. 
+ Hứng thú với bộ môn học Âm nhạc, Có thêm hiểu biết về kiến thức Âm nhạc.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
 Nội dung 1: Ôn tập đọc nhạc số 4
 Ôn tập đọc nhạc: TĐN số 4 Cánh én tuổi thơ
 - Đọc gam Dm hoà thanh+ âm trụ
 - Nghe gđiệu bài TĐN Số 4
 - Luyện tập:
TĐN số 4 và ghép lời kết hợp:
 + Kết hợp vỗ tay theo phách.
 + Kết hợp cùng nhạc đệm
 Ôn luyện tập thể, tổ nhóm - GV sửa sai (nếu có).
* Kiểm tra: 
+ Gọi cá nhân(lấy tinh thần xung phong)
+ Nhận xét, đánh giá.
Gọi 1 HS lên chỉ huy cho cả lớp TĐN và hát lờ nhân
Nội dung 2:Âm nhạc thường thức: Một số ca khúc mang âm hưởng dân ca.
 Đọc SGK
 Theo em, cách chia vùng miền như SGK,đất nước ta có bao nhiêu vùng dân ca chính?
1. Ca khúc mang âm hưởng dân ca đồng bằng Bắc Bộ 
2. Ca khúc mang âm hưởng dân ca miền núi phía Bắc
3. Ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung
4. Ca khúc mang âm hưởng dân ca Nam Bộ 
5. Ca khúc mang âm hưởng dân ca Tây Nguyên.
* Nghe trích đoạn 2-3 bài hát mang âm hưởng dân ca.
Ca khúc mang âm hưởng dân ca có đặc điểm gì ?
- Là những ca khúc mới do nhạc sĩ dùng chất liệu dân ca( thang âm , giai điệu...) để sáng tác.
Vai trò của ca khúc mang âm hưởng dân ca?
- Dễ đi vào lòng người nghe do đậm nét nhạc truyền thống góp phần làm cho đời sống âm nhạc phong phú , độc đáo...
Ca khúc mang âm hưởng dân ca và dân ca khác nhau ở điểm nào?
- Dân ca do nhân dân sáng tác, không có bản gốc , có nhiều dị bản....
- Ca khúc mang âm hưởng dân ca có nhạc sĩ cụ thể sáng tác, bản nhạc của họ được coi là bản gốc nên khi hát cần hát theo bản nhạc đó....
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Hoạt động cá nhân
* Nghe băng : 1 số bài hát mang âm hưởng dân ca và cho biết tên bài hát, thuộc vùng nào?
* Kể tên những bài hát mang âm hưởng dân ca mà em biết
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
Hoạt động nhóm:
GV yêu cầu HS chia nhóm và từng nhóm thực hiện một ca khúc mang âm hưởng dân ca. 

File đính kèm:

  • docxGiao an Am nhac 9 bai 4.docx
Giáo án liên quan