Giải bài toán bằng phương trình ion

1. Cho từ từ 500 ml dung dịch HCl 1M vào 300 ml dung dịch Na2CO3 1M thu được V lít khí (đktc). V là:

A. 5,6 lít B. 3,36 lít C. 6,72 lít D. 4,48 lít

2. Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+ , 0,03 mol K+ , x mol Cl- và y mol SO42- . Tổng khối lượng các muối tan trong dung dịch là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là:

A. 0,03 và 0,02 B. 0,05 và 0,01 C. 0,01 và 0,03 D. 0,02 và 0,05

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 972 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải bài toán bằng phương trình ion, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 giải bài toán bằng phương trình ion
1. Cho từ từ 500 ml dung dịch HCl 1M vào 300 ml dung dịch Na2CO3 1M thu được V lít khí (đktc). V là:
A. 5,6 lít B. 3,36 lít C. 6,72 lít D. 4,48 lít
2. Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+ , 0,03 mol K+ , x mol Cl- và y mol SO42- . Tổng khối lượng các muối tan trong dung dịch là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là : 
A. 0,03 và 0,02	B. 0,05 và 0,01	 C. 0,01 và 0,03	 D. 0,02 và 0,05
3. Cho 2 lít dd A gồm: HCl 1M và H2SO4 1,5M phản ứng với 2 lít dd NaOH 2M. pH của dd sau pứ hoàn toàn là:
A. 0 B. 0,3 C. 0,5 D. 14
4. Cho 2 lít dung dịch hỗn hợp gồm: HCl 1M và H2SO4 0,5M phản ứng với 1 lít dung dịch hỗn hợp gồm: NaOH 3M và KOH 4M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch B. pH dung dịch B là:
A. 0 B. 0,3 C. 0,5 D. 14
5. Cho từ từ 2 lít dung dịch hỗn hợp gồm: HCl 1M và CH3COOH 0,1M vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm: Na2CO3 0,4M và K2CO3 2M thu được V lít khí (đktc). V là:
A. 22,4 lít B. 33,6 lít C. 11,2 lít D. 44,8 lít
6. Cho 500 gam dung dịch hỗn hợp gồm: CaCl2 11,1% và BaCl2 4,16% phản ứng hoàn toàn với 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm: Na2CO3 1M và K2CO3 0,5M. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. m bằng:
A. 180,7 gam B. 69,7 gam C. 90,7 gam D. 237,7 gam
7. Cho 2 mol khí CO2 phản ứng hoàn toàn với 1,5 lít dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và Ba(OH)2 0,2M. Sau phản ứng thu được khối lượng kết tủa là:
A. 19,7 gam B. 39,4 gam C. 59,1 gam D. 78,8 gam
8. Cho 100 gam dung dịch hỗn hợp gồm: NaOH 4% và Ba(OH)2 17,1% phản ứng hoàn toàn với 0,5 lít dung dịch hỗn hợp: HCl 0,1M; H2SO4 0,1M. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. m bằng:
A. 19,7 gam B. 23,3 gam C. 11,65 gam D. 46,6 gam
9. Dung dịch A gồm: a mol Mg2+ , b mol Cl- , c mol NH4+ , d mol SO42- . Biểu thức nào sau đây là đúng:
 A. 2a + b = c + 2d B. 2a + c = b + d C. 2a - d = b – c D. 2a - 2d = b – c
10. Dung dịch A gồm 4 ion: a mol Na+ , b mol Ca2+ , 1 mol NO3- và 2 mol Cl- . Thêm 2 lít lít dung dịch Na2CO3 1M vào dung dịch A đến khi phản ứng hoàn toàn kết thúc thì thu được 100 gam kết tủa. a bằng:
A. 1 B. 0,5 C. 1,5 D. 2
11. Dung dịch A có chứa 5 ion : Mg2+, Ba2+ , Ca2+, 0,1 mol Cl- vμ 0,2 mol NO-3 . Thêm dần V lít dung dịch K2CO3 1M vμo A đến khi đ−ợc l−ợng kết tủa lớn nhất. V có giá trị lμ 
A. 150 ml 	 B. 300 ml 	C. 200 ml 	D. 250 ml 
12 Cho 500 ml dung dịch A Chứa hỗn hợp Ba(OH)2 0,5M và KOH 0,5M trung hoà vừa đủ 400 ml dung dịch B chứa hỗn hợp HCl C1 (M) và H2SO4 C2 (M). Sau phản ứng thu được 46,6 gam kết tủa. Giỏ trị C1 và C2 lần lượt là:
A. 0,5 M và 0,6 M. B. 0,875 M và 0,5 M. C. 0,6M và 0,75 M.	D. 0,5 M và 1 M
13. 200ml dung dịch chứa Na2CO3 và KHCO3 với nồng độ mol KHCO3 bằng 2 lần nồng độ mol của Na2CO3 .Thêm từ từ 1 dung dịch H2SO4 0,1M vào dung dịch trên. Những bọt khí đầu tiên xuất hiện khi thể tích H2SO4 thêm vào là 100ml. Tính thể tích dung dịch H2SO4 0,1M phải dùng để thu được lượng khí CO2 thoát ra tối đa.
A. 0,8 lit	 B. 0,4 lit	 C. 1,2 lit D. 1,6 lit
14. Cho 100ml dung dịch A chứa Na2SO4 0,1M , K2SO4 0,2M phản ứng vừa đủ với 100ml dung dịch B chứa Pb(NO3)2 0,1M và Ba(NO3)2 . Tính nồng độ mol của Ba(NO3)2 trong dung dịch và khối lượng chất kết tủa thu được sau phản ứng giữa 2 dung dịch A và B. 
A. 0,1M, 6,32g	 	B. 0,2M, 7,69g	 C. 0,2M, 8,35g	 D. 0,1M, 7,69g
15. Cho từ từ 500 ml dung dịch HCl 1M vào 400 ml dung dịch Na2CO3 1M thu được V lít khí (đktc). V là:
A. 2,24 lít B. 3,36 lít C. 6,72 lít D. 4,48 lít
16. Một dung dịch X có V= 200ml có chứa H2SO4 1M và HCl 2M. Thêm vào dung dịch X 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,8 M. Tính nồng độ mol các ion chứa trong dung dịch Y thu được sau phản ứng (V ddY = 500ml): 
A. CBa2+ =0,08M ,CH+ =0,24 mol ,CCl- = 0,8M 	 B. CBa2+ =0,16M ,CH+ =0,12 mol ,CCl- = 1,6M
C. CBa2+ =0,08M ,CH+ =0,64 mol ,CCl- = 0,8M	 D. CBa2+ =0,24M ,CH+ =0,64 mol ,CCl- = 0,8M
17. Cho 2 mol khí CO2 phản ứng hoàn toàn với 1,5 lít dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và Ba(OH)2 0,2M. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. m bằng?
A. 19,7 gam B. 39,4 gam C. 54,1 gam D. 78,8 gam
18. Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a (mol/l) thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là (biết trong mọi dung dịch [H+][OH-] = 10-14).
A. 0,15	 B. 0,30	 C. 0,03	 D. 0,12
19. Cho 500 ml dd NaOH 1M vào 250 ml dd NH4Cl 2M có chứa quỳ tím, đun nóng dd đến khi pứ hoàn toàn. Màu dd sẽ:
A. Chuyển từ màu xanh sang màu đỏ B. Chuyển từ màu đỏ sang màu xanh
C. Chuyển từ màu tím sang màu đỏ D. Chuyển từ màu đỏ sang màu tím
20. Cho một mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước (dư) thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là :
A. 150ml 	 B. 75ml C. 60ml	 D. 30ml
21. Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M, thu được 5,32 lít H2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là :
A. 1.	 B. 6. 	 C. 7. 	D. 2.
22. Trộn 100 ml dung dịch (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400 ml dung dịch (gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M), thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là:
A. 7	 B. 2	 C. 1	 D. 6
23. Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 cho đến khi thu được V lít khí (đktc) thì ngừng lại thu được dung dịch X. Cho Ca(OH)2 dư vào dung dịch X thấy có kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa a, b và V là:
A. V = 22,4(a + b) B. V = 22,4(a - b) C. V = 11,2(a - b) D. V = 11,2(a + b) 
24. Cho m gam một hỗn hợp Na2CO3 và Na2SO3 tỏc dụng hết với dung dịch H2SO4 2M dư thỡ thu được 2,24 lit hỗn hợp khớ (đktc) cú tỷ khối đối với hiđro là 27. Giỏ trị của m là:
A. 1,16 gam.	 B. 11,6 gam.	 C. 6,11 gam.	 D. 61,1 gam.
25. Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 19,70	 B. 17,73 	 C. 9,85 	D. 11,82
26. Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là:
A. 0,746 	 B. 0,448 	 C. 1,792 	 D. 0,672
27. Trộn dung dịch X chứa NaOH 0,1M; Ba(OH)2 0,2M với dung dịch Y (HCl 0,2M; H2SO4 0,1M) theo tỉ lệ nào về thể tớch để dung dịch thu được cú pH=13?
A. VX:VY=5:4 	 B. VX:VY=4:5 	 C. VX:VY=5:3 	 D. VX:VY=6:4
28. Cho 3,87 gam hỗn hợp A gồm Mg và Al vào dung dịch chứa: 0,25mol HCl và 0,125 mol H2SO4 ta thu được dung dịch B và 4,368 lit H2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Mg trong A là:
A.21,30% B. 37,21% C. 65,78% D. 62,79%
29. Người ta tiến hành 2 thí nghiệm sau: - TN1: Cho 2,02 gam hỗn hợp Mg, Zn vào cốc đựng 200ml dung dịch HCl. Sau phản ứng đun nóng cho nước bay hơi hết thu được 4,86 gam chất rắn.
- TN2: Cho 2,02 gam hỗn hợp trên vào cốc đựng 400ml dung dịch HCl trên. Sau khi cô cạn thu được 5,57 gam chất rắn. Khối lượng kim loại Zn trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 0,13 gam B. 1,3 gam C. 0,65 gam D. 0,325 gam 
30. Cho a gam Fe hoà tan trong dung dịch HCl (TN1) sau khi cô cạn dung dịch thu được 3,1 gam chất rắn. Nếu cho a gam Fe và b gam Mg ( TN2) vào dung dịch HCl cũng với lượng trên sau khi cô cạn dung dịch thu thu được 3,34 gam chất rắn . Biết thể tích H2 thoát ra ở cả 2 TN đều là 448 ml. Giá trị của a, b lần lượt là (biết rằng ở TN2 Mg hoạt động mạnh hơn Fe, chỉ khi Mg phản ứng xong thì Fe mới phản ứng).
A. 1,68g và 0,48g B. 1,12g và 0,24g C. 1,68g và 0,24g D. Kết quả khác
31. Trộn 3 dung dịch H2SO4 0,1M ; HNO3 0,2M ; HCl 0,3M với thể tích bằng nhau thu được dung dịch A . Lấy 300 ml dung dịch A tác dụng với dung dịch B gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. Tính thể tích dung dịch B cần dùng để sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch có pH = 1. Coi Ba(OH)2 và H2SO4 phân li hoàn toàn ở 2 nấc.
A. 0,08 lít B. 0,8 lít C. 0,28 lít D. 0,24lít 
32. Trộn 100 ml dung dịch (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400 ml dung dịch (gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M), thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là
A. 7. 	 B. 2.	 C. 1. 	 D. 6.
33. Trộn 100ml dd Ba(OH)2 0,5M và 100ml dd KOH 0,5M thu ddX. Cho X tác dụng với 100ml dd H2SO4 1M. Khối lượng kết tủa và giá trị pH của dd thu được sau phản ứng:
A. 11,65g ;13,22.	 B. 23,3g;13,22.	 C. 11,65g; 0,78.	 D. 23,3g; 0,78. 
34. Cho 100 ml dung dịch A chứa Na2SO4 0,1M và Na2CO3 0,1M tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch B chứa Ba(NO3)2 0,05M và Pb(NO3)2 aM tạo kết tủa . Tính nồng độ mol/l của Pb(NO3)2 và khối lượng chung của các kết tủa.
A. 0,15M; 5,35g B. 0,15M; 5,53g C. 0,2M; 3,55g D. Kết quả khác
35. Hấp thụ 4,48 lớt khớ CO2 (đktc) vào 0,5 lớt dd cú hoà tan hai chất là NaOH 0,4M và KOH 0,2M được dd X. Chia X thành 2 phần bằng nhau: - Phần 1: trộn lẫn với 0,5 lớt dd Ba(OH)2 0,1M. Thu được m gam kết tủa
 - Phần 2: trộn với 0,8 lớt dd BaCl2 0,1M. Thu được p gam kết tủa
a. Giá trị của m là
A.4,925g B. 9,85g C. 19,7g D. 39,4g
b. Giá trị của p là
A.4,925g B. 15,76g C. 9,85g D. 19,7g 
36. Thực hiện hai thí nghiệm: +. Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO3 1M thoát ra V1 lít NO.
+ Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1M và H2SO4 0,5 M thoát ra V2 lít NO. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Quan hệ giữa V1 và V2 là: (cho Cu = 64)
A. V2 = V1 	 B. V2 = 2V1 	 C. V2 = 2,5V1 	 D. V2 = 1,5V1

File đính kèm:

  • docGiai bai toan bang phuong trinh ion.doc
Giáo án liên quan