Đề thi thử tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2009 môn thi : hoá 50 câu, thời gian: 90 phút

Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố :

H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; As = 75 ; Br = 80; Rb = 85,5; Ag = 108; Ba = 137.

ĐỀ SỐ 25

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 954 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2009 môn thi : hoá 50 câu, thời gian: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hoàn toàn thu được dung dịch A và 4,44 gam hỗn hợp khí Y có thể tích 2,688 lít (ở đktc) gồm hai khí không màu, trong đó có một khí tự hóa nâu ngoài không khí. Số mol hỗn hợp X là
	A. 0,32 mol.	B. 0,22 mol.	C. 0,45 mol.	D. 0,12 mol.
Trong các oxit FeO, Fe2O3, Fe3O4 những chất có khả năng tác dụng với H2SO4 đặc nóng có khí SO2 bay ra là
	A. chỉ có FeO và Fe3O4.	B. chỉ có Fe3O4.
	C. chỉ có FeO.	D. chỉ có FeO và Fe2O3.
Thể tích dung dịch KOH 0,001M cần lấy để pha vào nước để được 1,5 lít dung dịch có pH = 9 là
	A. 30 ml.	B. 25 ml.	C. 20 ml.	D. 15 ml.
Dung dịch A chứa các ion SO42-; 0,2 mol Ca2+; 0,1 mol NH4+ và 0,2 mol NO3-. Tổng khối lượng các muối khan có trong dung dịch A là
	A. 36,2 gam.	B. 36,6 gam.	C. 36,3 gam.	D. 36,4 gam.
Dung dịch nước clo có tính tẩy màu, sát trùng là do
	A. clo tác dụng với nước tạo ra HClO có tính oxi hóa mạnh.
	B. clo có tính oxi hóa mạnh.
	C. clo tác dụng với nước tạo ra HCl có tính axit mạnh.
	D. liên kết giữa 2 nguyên tử clo trong phân tử là liên kết yếu.
Khi oxi hóa 11,2 lít NH3 (ở đktc) để điều chế HNO3 với hiệu suất của cả quá trình là 80% thì thu được khối lượng dung dịch HNO3 6,3% là
	A. 300 gam.	B. 500 gam.	C. 250 gam.	D. 400 gam.
Một thanh Zn đang tác dụng với dung dịch HCl, nếu cho thêm vài giọt dung dịch CuSO4 vào thì
	A. lượng bọt khí H2 bay ra với tốc độ không đổi.
	B. lượng bọt khí H2 bay ra chậm hơn.
	C. bọt khí H2 ngừng bay ra.
	D. lượng bọt khí H2 bay ra nhanh hơn.
Tính oxi hóa của các ion kim loại: Fe3+, Fe2+, Mg2+, Zn2+, Cu2+, Ag+ biến đổi theo quy luật nào sau đây?
	A. Fe3+ > Fe2+ > Mg2+ > Zn2+ > Cu2+ > Ag+.
	B. Ag+ > Fe3+ > Cu2+ > Fe2+ > Zn2+ > Mg2+.
	C. Mg2+ > Zn2+ > Cu2+ > Ag+ > Fe3+ > Fe2+.
	D. Fe3+ > Ag+ > Cu2+ > Fe2+ > Zn2 > Mg2+.
Cho a gam Na hòa tan hết vào 86,8 gam dung dịch có chứa 13,35 gam AlCl3, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam dung dịch X và 3,36 lít khí H2 (ở 0oC, 2atm). Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
	A. m = 100,6 gam và dung dịch X có 3 chất tan.
	B. m = 100,6 gam và dung dịch X có 2 chất tan.
	C. m = 100 gam và dung dịch X có 3 chất tan.
	D. m = 100 gam và dung dịch X có 2 chất tan.
Nước tự nhiên thường có lẫn lượng nhỏ các muối Ca(NO3)2, Mg(NO3)2, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. Có thể dùng một hóa chất nào sau đây để loại hết các cation trong mẫu nước trên?
	A. NaOH.	B. K2SO4.	C. NaHCO3.	D. Na2CO3.
Số phương trình hóa học tối thiểu cần dùng để điều chế K kim loại từ dung dịch K2CO3 là
	A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Nung 8,4 gam Fe trong không khí sau phản ứng thu được m gam chất rắn X gồm Fe, Fe2O3, Fe3O4, FeO. Hòa tan hết m gam X vào dung dịch HNO3 dư thu được 2,24 lít khí NO2 (ở đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của m là
	A. 11,2 gam.	B. 10,2 gam.	C. 7,2 gam.	D. 6,9 gam.
Nguyên liệu chủ yếu được dùng để sản xuất Al trong công nghiệp là
	A. quặng đolomit	B. quặng mahetit.
	C. đất sét.	D. quặng boxit.
Cho 200 ml dung dịch AlCl3 0,5M tác dụng với 500 ml dung dịch NaOH 1M được dung dịch X. Trong dung dịch X chứa các chất tan
	A. NaAlO2, NaCl, NaOH.	B. NaAlO2, AlCl3.
	C. NaAlO2, NaCl.	D. AlCl3, AlCl3.
Hòa tan hết 5,6 gam Fe bằng một lượng vừa đủ dung dịch HNO3 đặc nóng thu được V lít NO2 là sản phẩm khử duy nhất (tại đktc). V nhận giá trị nhỏ nhất là
	A. 1,12 lít.	B. 2,24 lít.	C. 4,48 lít.	D. 6,72 lít.
Fe(NO3)2 là sản phẩm của phản ứng
	A. FeO + dd HNO3.	B. dd FeSO4 + dd Ba(NO3)2.
	C. Ag + dd Fe(NO3)3.	D. A hoặc B đều đúng.
Dung dịch A chứa 0,01 mol Fe(NO3)3 và 0,13 mol HCl có khả năng hòa tan tối đa bao nhiêu gam Cu kim loại? (biết NO là sản phẩm khử duy nhất)
	A. 2,88 gam.	B. 3,92 gam.	C. 3,2 gam.	D. 5,12 gam.
Khi cho C6H14 tác dụng với clo (chiếu sáng) tạo ra tối đa 5 sản phẩm đồng phân chứa một nguyên tử clo. Tên gọi của C6H14 là
	A. 2,3-đimetylbutan.	B. 2-metylpentan.
	C. n-hexan.	D. 3-metylpentan.
Có bao nhiêu đồng phân ankin có công thức phân tử C5H8?
	A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Cho 3,548 lít hơi hỗn hợp X (ở 0oC, 1,25 atm) gồm 2 anken là đồng đẳng liên tiếp vào dung dịch nước brom dư thấy khối lượng bình đựng dung dịch brom tăng 10,5 gam. Công thức phân tử của 2 anken là
	A. C3H6 và C4H8.	B. C2H4 và C3H6.
	C. C4H8 và C5H10.	D. C5H10 và C6H12.
Isopren có thể tạo ra bao nhiêu gốc hiđrocacbon hóa trị một?
	A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Cho hiđrocacbon X có công thức phân tử C7H8. Cho 4,6 gam X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 15,3 gam kết tủa. X có tối đa bao nhiêu công thức cấu tạo?
	A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Độ linh động của nguyên tử hiđro trong nhóm OH của các chất: H2O, C2H5OH, C6H5OH biến đổi theo quy luật nào sau đây?
	A. H2O > C2H5OH > C6H5OH.	B. C2H5OH > H2O > C6H5OH.
	C. C6H5OH > H2O > C2H5OH.	D. C2H5OH > C6H5OH > H2O.
Cho 15,2 gam hỗn hợp gồm glixerin và ancol đơn chức X vào Na dư thu được 4,48 lít H2 (đktc). Lượng H2 do X sinh ra bằng 1/3 lượng H2 do glixerin sinh ra. X có công thức là
	A. C3H7OH.	B. C2H5OH.	C. C3H5OH.	D. C4H9OH.
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 rượu kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 6,72 lít CO2 (ở đktc) và 7,65 gam H2O. Mặt khác nếu cho m gam X tác dụng hết với Na thì thu được 2,8 lít H2 (ở đktc). Công thức của 2 rượu là
	A. C2H5OH và C3H7OH.	B. C3H5(OH)3 và C4H7(OH)3.
	C. C2H4(OH)2 và C3H6(OH)2.	D. C3H6(OH)2 và C4H8(OH)2.
Rượu X có công thức phân tử là C5H12O. Đun X với H2SO4 đặc ở 170oC không thu được anken. Tên gọi của X là
	A. pentanol.	B. pentanol-2.
	C. 2,2-đimetylpropanol-1.	D. 2-metylbutanol-2.
Hợp chất hữu cơ X tác dụng với AgNO3 trong NH3 dư thu được sản phẩm Y. Cho Y tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng hoặc dung dịch NaOH đều thu được khí vô cơ. X là chất nào trong các chất sau đây?
	A. HCHO.	B. HCOOH.
	C. HCOONH4.	D. A, B, C đều đúng.
Cho 2,32 gam một anđehit tham gia phản ứng tráng gương hoàn toàn với dung dịch AgNO3 (trong NH3) dư thu được 17,28 gam Ag. Vậy thể tích khí H2 (ở đktct) tối đa cần dùng để phản ứng hết với 2,9 gam X là
	A. 1,12 lít.	B. 3,36 lít.	C. 2,24 lít.	D. 6,72 lít.
Từ khí thiên nhiên, các chất vô cơ và điều kiện cần thiết để điều chế nhựa phenolfomanđehit cần dùng tối thiểu bao nhiêu phương trình phản ứng?
	A. 4.	B. 5.	C. 6.	D. 7.
Công thức phân tử C9H8O2 có bao nhiêu đồng phân axit là dẫn xuất của benzen, làm mất màu dung dịch nước brom (kể cả đồng phân hình học)?
	A. 5.	B. 6.	C. 7.	D. 8.
Đốt cháy hoàn toàn m gam một axit no, mạch hở, hai lần axit X thu được 6,72 lít CO2 (ở đktc) và 4,5 gam H2O. Công thức của X là
	A. C2H4(COOH)2.	B. C4H8(COOH)2.
	C. C3H6(COOH)2.	D. C5H10(COOH)2.
Một este X mạch hở tạo bởi ancol no đơn chức và axit không no (có một nối đôi C=C) đơn chức. Đốt cháy a mol X thu được 6,72 lít khí CO2 (ở đktc) và 4,05 gam nước. Giá trị của a là
	A. 0,025 mol.	B. 0,05 mol.	C. 0,06 mol.	D. 0,075 mol.
Thủy phân este C4H6O2 trong môi trường axit thu được một hỗn hợp gồm các sản phẩm đều có khả năng phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của este là
	A. HCOOCH=CH-CH3.	B. HCOOCH2CH=CH2.
	C. CH3COOCH=CH2.	D. cả A, B, C đều đúng.
Dầu thực vật là
	A. hỗn hợp các hiđrocacbon ở trạng thái rắn.
	B. hỗn hợp các hiđrocacbon ở trạng thái lỏng.
	C. este 3 lần este của rượu glixerin với axit béo chủ yếu là axit béo không no.
	D. este 3 lần este của rượu glixerin với axit béo chủ yếu là axit béo no.
Xà phòng hóa 10 gam este X công thức phân tử là C5H8O2 bằng 75 ml dung dịch NaOH 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được 11,4 gam chất rắn khan. Tên gọi của X là
	A. etylacrylat.	B. vinylpropyonat.
	C. metylmetacrylat.	D. alylaxetat.
Số đồng phân mạch hở có công thức phân tử C2H4O2 là
	A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Cho 100 ml dung dịch aminoaxit X nồng độ 0,3M phản ứng vừa đủ với 48 ml dung dịch NaOH 1,25M, sau đó cô cạn thì thu được 5,31 gam muối khan. X có công thức nào sau đây?
	A. H2N-CH(COOH)2.	B. H2N-C2H4-COOH.
	C. (H2N)2CH-COOH.	D. H2N-C2H3(COOH)2.
Cho các hợp chất: 1. C6H5NH2; 2. C2H5NH2; 3. (C6H5)2NH; 4. (C2H5)2NH; 5. NH3. Tính bazơ của chúng biến đổi theo quy luật nào sau đây?
	A. 1 > 3 > 5 > 4 > 2.	B. 2 > 1 > 5 > 3 > 4.
	C. 4 > 2 > 5 > 1 > 3.	D. 5 > 2 > 4 > 1 > 3.
Cho các chất lỏng: axit axetic, axit acrylic, etylaxetat, vinylpropionat, alylfomiat đựng trong các lọ khác nhau. Dùng các hóa chất nào sau đây để nhận biết được tất cả các chất trên?
	A. dd AgNO3/NH3; dd Br2.
	B. dd AgNO3/NH3; quỳ tím, dd Br2.
	C. dd AgNO3/NH3; quỳ tím; Cu(OH)2.
	D. quỳ tím; Cu(OH)2.
Lên men 22,5 gam glucozơ làm rượu etylic, hiệu quả quá trình lên men là 80%. Khối lượng rượu thu được là
	A. 4,6 gam.	B. 9,2 gam.	C. 2,3 gam.	D. 6,9 gam.
Da nhân tạo (PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên theo sơ đồ:
CH4 ¾® C2H2 ¾® CH2=CH-Cl ¾® [-CH2-CHCl-]n.
Nếu hiệu suất của toàn bộ quá trình điều chế là 20%, muốn điều chế được 1 tấn PVC thì thể tích khí thiên nhiên (chứa 80% metan) ở điều kiện tiêu chuẩn cần dùng là
	A. 4375 m3.	B. 4450 m3.	C. 4480 m3.	D. 6875 m3.
Vỏ tầu thủy làm bằng thép, để bảo vệ tầu khỏi bị ăn mòn khi đi trên biển người ta gắn vào đáy tầu kim loại nào sau đây?
	A. Mg.	B. Sn.	C. Pb.	D. Cu.
Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C4H7O2Cl khi thủy phân trong môi trường kiềm được các sản phẩm, trong đó có 2 hợp chất có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo đúng của X là
	A. HCOO-CH2-CHCl-CH3.	B. C2H5COO-CH2Cl.
	C. CH3COO-CHCl-CH3.	D. HCOO-CHCl-CH2CH3.
Cho 1 mol KOH vào dung dịch chứa m gam HNO3 và 0,2 mol Al(NO3)3. Để thu được 7,8 gam kết tủa thì giá trị của m là
	A. 18,9 gam.	B. 44,1 gam.	C. 19,8 gam.	D. A hoặc B đều đúng.
Cho 12,8 gam dung dịch rượu glixerin trong nước có nồng độ 71,875% tác dụng hết với một lượng dư Na thu được V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là
	A. 5,6 lít.	B. 3,36 lít.	C. 4,48 lít.	D. 11,2 lít.
Dãy các chất nào sau đây đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương (tạo kết tủa Ag)?
	A. axetilen, anđehit axetic, metylfomiat.
	B. metanal, etanal, axit axetic.
	C. metanal, etanal, axit foocmic, metylfomiat.
	D. axetilen, axit axetic, axit foocmic.
Để khử hoàn to

File đính kèm:

  • docDE THI THU DH 2009-SO 025-DAP AN.doc