Đề thi học sinh giỏi THCS lớp 9 vòng II năm học 2010-2011 môn thi: Hóa Học

CÂU I (4điểm)

1) Cho FexOy hòa tan trong một lượng dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ thu được dung dịch A. Dung dịch A hòa tan được Cu và tác dụng dược với Cl2. Xác định x, y và viết phương trình phản ứng.

2) Một hợp chất vô cơ có công thức XY2 có tổng số proton trong phân tử là 38. X chiếm tỉ lệ về khối lượng là 15,79%. Trong hạt nhân của mỗi nguyên tử X,Y số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện.

a) Xác định X,Y và so sánh tính phi kim của X,Y.

b) Đốt cháy hoàn toàn XY2 với một lượng O2 vừa đủ thu được hỗn hợp Z có 2 khí. Bằng phương pháp nào có thể tách lấy khí có phân tử khối nhỏ hơn ra khỏi hỗn hợp Z.

CÂU II (6điểm)

1) Dùng 20,5 lít khí O2 vừa đủ để đốt cháy hết một lượng hỗn hợp Y gồm: H2, CO, CH4. Dẫn hỗn hợp khí thu được sau khi đốt cháy qua H2SO4 đậm đặc thấy thể tích giảm mất 22 lít. Biết rằng hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với H2 là 6,7. Các thể tích đo (đktc).

a) Tính thành phần % theo thể tích của hỗn hợp Y.

b) Nếu dẫn toàn bộ lượng CO2 được tạo thành sau khi đốt cháy trên vào nước vôi trong dư thì thu được bao gam kết tủa.

2) Hòa tan 3,38(g) oleum X vào lượng nước dư được dung dịch A. Để trung hòa lượng dung dịch A cần dùng 40ml dung dịch NaOH 0,1M.Tìm công thức của oleum.

 

doc4 trang | Chia sẻ: namphuong90 | Lượt xem: 1500 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi THCS lớp 9 vòng II năm học 2010-2011 môn thi: Hóa Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI THCS LỚP 9 VÒNG II
 HUYỆN THƯỜNG TÍN	 NĂM HỌC 2010-2011
 ––––––––	 ——–––––––––––––
ĐỀ CHÍNH THỨC
	 Môn thi: Hóa học 
	 Thời gian làm bài:150 phút
CÂU I (4điểm)
1) Cho FexOy hòa tan trong một lượng dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ thu được dung dịch A. Dung dịch A hòa tan được Cu và tác dụng dược với Cl2. Xác định x, y và viết phương trình phản ứng. 
2) Một hợp chất vô cơ có công thức XY2 có tổng số proton trong phân tử là 38. X chiếm tỉ lệ về khối lượng là 15,79%. Trong hạt nhân của mỗi nguyên tử X,Y số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện.
a) Xác định X,Y và so sánh tính phi kim của X,Y.
b) Đốt cháy hoàn toàn XY2 với một lượng O2 vừa đủ thu được hỗn hợp Z có 2 khí. Bằng phương pháp nào có thể tách lấy khí có phân tử khối nhỏ hơn ra khỏi hỗn hợp Z.
CÂU II (6điểm)
1) Dùng 20,5 lít khí O2 vừa đủ để đốt cháy hết một lượng hỗn hợp Y gồm: H2, CO, CH4. Dẫn hỗn hợp khí thu được sau khi đốt cháy qua H2SO4 đậm đặc thấy thể tích giảm mất 22 lít. Biết rằng hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với H2 là 6,7. Các thể tích đo (đktc).
a) Tính thành phần % theo thể tích của hỗn hợp Y.
b) Nếu dẫn toàn bộ lượng CO2 được tạo thành sau khi đốt cháy trên vào nước vôi trong dư thì thu được bao gam kết tủa. 
2) Hòa tan 3,38(g) oleum X vào lượng nước dư được dung dịch A. Để trung hòa lượng dung dịch A cần dùng 40ml dung dịch NaOH 0,1M.Tìm công thức của oleum. 
CÂU III (4điểm) 
Cho một lượng bột CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 32,85%. Sau phản ứng thu được dung dịch X, trong đó nồng độ HCl còn lại là 24,20%. Thêm vào X một lượng bột MgCO3 sau đó khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y, trong đó nồng độ HCl còn lại là 21,10%.Tính nồng độ phần trăm các muối CaCl2 và MgCl2 trong dung dịch Y.
CÂU IV (6điểm)
1) Biết 1lít hỗn hợp khí X gồm hiđrocacbon CxH2x+2 và Oxi nặng 1,488(g). Sau khi đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon trong hỗn hợp trên, cho hơi nước ngưng tụ thu được hỗn hợp khí Y. Biết 1lít hỗn hợp khí Y nặng 1,696(g). Xác định công thức của hiđrocacbon, các thể tích đo(đktc).
2) Hỗn hợp khí A gồm a mol SO2 và 5a mol không khí. Nung nóng hỗn hợp A với V2O5 xúc tác thu được hỗn hợp khí B. Biết rằng tỉ khối hơi của A so với B bằng 0,93. Hãy tính hiệu suất phản ứng của SO2 với giả thiết không khí có chứa 80% thể tích là N2 và 20% thể tích là O2. 
 ----------------------------------------------------
(Cho:Ca=40;H=1;C=12;Mg=24;Cl=35,5; O=16;S=32;N=14;Na=23;Fe=56;Cu=64;N=14)
 Chú ý: Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
 Họ và tên .Số báo danh  HS trường THCS
 HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI VÒNG II
 MÔN:HÓA HỌC LỚP 9
 NĂM HỌC: 2010-2011
CÂU I (4điểm)
 1)Dung dịch A hòa tan được Cu và tác dụng với Cl2 nên có chứa muối sắt (II) và muối sắt(III).Vậy o xit sắt dã dùng là Fe3O4(x=3,y=4) 
0,5
Các PTHH:
 Fe3O4 + 4H2SO4 Fe2 (SO4)3 + FeSO4 + 4H2O
 Fe2(SO4)3 + Cu CuSO4 + 2FeSO4
 6FeSO4 + 3Cl2 2FeCl3 + 2Fe2(SO4)3
1,0
 2)Theo đề Zx + 2ZY=38; NX=ZX và NY=ZY MX+2MY=76
Ta có%X ==15,79% MX=12 và MY=32
 Vậy X là cac bon, Y là S
1,0
Tính phi kim của S > C
PTHH: CS2 + 3O2 toc CO2 + 2SO2
 -Dẫn hỗn hợp Z vào dung dịch Br2 dư thì SO2 tác dụng với dung dịch Br2, khí CO2 không tác dụng nên được tách riêng.
PTHH: SO2 + Br2 + H2O H2SO4 + 2HBr
1,5
CÂU II (6điểm)
1) PTHH: 2CO + O2 toc 2CO2 (1)
 2H2 + O2 toc 2H2O (2)
 CH4 + 2O2 toc CO2 + 2H2O (3)
0,75
Gọi a,b,c, là thể tích của H2,.CO,CH4
Theo (1,2,3)ta có :vO2 = 0,5b + 0,5a + 2c =20,5(*)
Thể tích khí thu được qua H2SO4 đặc giảm 22lít là thể tích H2O
Theo (2,3) ta có : a +2c = 22(**)
hỗn hợpY== 6,7.2=13,4 (***)
Kết hợp (*),(**),(***) Giải ra ta có a = 8, c=7, b=5 vHỗn hợp =20 lít
1,25
vCH4= .100=35%
vH2=.100=40%
vCO=.100=25%
Theo(1,3)vCO2= b + c = 7+5 =12(lít)
nCO2 =0,5357(mol)
1,0
PTHH: CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O (4)
 Theo (4)nCaCO3=nCO2=0,5357(mol) mCaCO3=0,5357.100=53,57(g)
1,0
 2)Đặt công thức của oleum là: H2 SO4.nSO3 
 Gọi a mol trong 3,38(g)
 H2SO4.nSO3 + nH2O (n+1)H2SO4
 a(mol) (n+1)a (mol)
Phản ứng trung hòa:
 H2 SO4 + 2NaOH Na2SO4 +2H2O
 a	 2a
1,0
 2a=0,04.0,1=0,004
 (n +1).a = 0,04
 (98 +80n)a = 3,38
 na +a = 0,04
 80na +98a = 3,38
 na = 0,03
 a = 0,01
 n = 3
Công thức của oleum:H2SO4.3SO3
1,0
CÂU III (4điểm)
 CaCO3 + 2HCl CaCl2 + H2O + CO2 (1)
 Giả sử số mol CaCO3 ban đầu là 1mol(100gam) và số mol HCl ban đầu là x mol thì khối lượng dung dịch HCl ban đầu là :
mdd(HCl)==111,1x(gam) và số mol HCl dư có trong dung dịch X là:
x-2(mol)
1,0
mddX= mCaCO3+ mddHCl - mCO2 =100 +111,1x – 44 = 56+111,1x
Theo bài ra thì nồng độ HCl dư:C%(HCl)== x=9
 Vậy khối lượng dung dịch x =56+111,1x =1056 (gam) và số mol HCl dư trong X là 7 (mol)
1,0
 PTHH: MgCO3 + 2HCl MgCl2 + H2O + CO2 (2)
 Gọi số mol MgCO3 thêm vào là y thì số mol HCl phản ứng là 2y, suy ra số mol HCl trong Y là :7-2y
Khối lượng dung dịch Y=mMgCO3+md dX-mCO2
 =84y+1056-44y=1056+40y
Nồng độ của HCl dư :C%(HCl)== Suy ra y=0,4
Khi đó khối lượng dung dịch Y là :1056+40y=1072(gam)
 Vậy C% của CaCl2 trong Y là .100 = 10,53% và C%(MgCl2)=.100 = 3,54%
2,0
CÂUIV(6điểm)
 1)PTHH:CxH2x+2 +O2 toc xCO2 + (x+1)H2O
x=1,488.22,4=33,33
0,75
y=1,696.22,4=37,99
0,25
Đặt số mol CxH2x+2và số mol O2 trong 1mol khí X là a và b
Ta có a+b=1(*)
=33,3(**)
0,5
Hỗn hợp khí Ygồm CO2và O2 dư (vì hơi nước đã ngưng tụ ,CxH2x+2 đã cháy hết 
nCO2= xa,nO2 dư là: b-(1,5x+0,5)a
Ta có :=37,99(***)
Từ (*),(**),(***)giải ra ta có x=3công thức phân tử C3H8
1,5
 2)Hỗn hợp A ban đầu có SO2 (amol),N2(4amol)và O2(amol)
PTHH: 2SO2 + O2 toC , V2O5 2SO3
Gọi số mol SO2 phản ứng là x thì sau phản ứng trong Bcó SO2(a-xmol), O2(a-0,5x mol), N2(4a mol),và SO3(x mol)
1,0
Vì khối lượng hỗn hợp A bằng khối lượng hỗn hợp B(khối lượng hỗn hợp khí không thay đổi )nên tỉ khối A so với với B:
dA/B = MAMB = ==0,93.Suy ra=0,84.Vậy hiệu suất phản ứng của SO2 là: 84%
2,0
Chú ý: Học sinh làm đến đâu tính điểm đến đó, bài toán làm cách khác đúng, lí luận đúng, cho điểm tối đa.

File đính kèm:

  • docDE DA THI HSG HOA 9 VONG 2 HUYEN THUONG TIN HA NOI.doc