Đề thi học sinh giỏi huyện - Lớp 9 môn: Sinh Học

Câu 1: (2đ) Nội dung chủ yếu của định luật phân li độc lập là:

A. Nếu P thuần chủng khác nhau về nhiều cặp tính trạng thì F2 có sự phân tính.

B. ở F2 mỗi cặp tính trạng xét riêng rẽ đều phân li theo tỷ lệ kiểu hình 3:1.

C. Sự phân li của các cặp gen độc lập nhau dẫn tới sự di truyền riêng rẽ mỗi tính trạng.

D. Không có sự hoà trộn nhau về các nhân tốt di truyền quy định các tính trạng.

Câu 2: (2đ) Điểm khác nhau cơ bản về bản chất giữa alen trội và alen lặn:

A. Về trình tự, số lượng, thành phần các Nuclêotit.

B. Quy định kiểu hình khác nhau.

C. Alen trội lấn át hoàn toàn hoặc không hoàn toàn alen lặn.

D. Cả A và B.

Câu 3: (2đ) Giải sử 1 phân tử ARN của sinh vật nhân chuẩn đang tham gia tổng hợp Protein có số Ribonucleotit là 1.000. Hỏi rằng gen quy định mã hoá phân tử mARN có độ dài là bao nhiêu:

A. 3.400A0 C. 3.396A0

B. 1.700A0 D. Không xác định

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: namphuong90 | Lượt xem: 1070 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi huyện - Lớp 9 môn: Sinh Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi huyện - lớp 9
Môn: Sinh học
(Thời gian 150 phút)
--------------
A. Trắc nghiệm khách quan
Hãy chọn phưong án trả lới đúng nhất.
Câu 1: (2đ) Nội dung chủ yếu của định luật phân li độc lập là:
A. Nếu P thuần chủng khác nhau về nhiều cặp tính trạng thì F2 có sự phân tính.
B. ở F2 mỗi cặp tính trạng xét riêng rẽ đều phân li theo tỷ lệ kiểu hình 3:1.
C. Sự phân li của các cặp gen độc lập nhau dẫn tới sự di truyền riêng rẽ mỗi tính trạng.
D. Không có sự hoà trộn nhau về các nhân tốt di truyền quy định các tính trạng.
Câu 2: (2đ) Điểm khác nhau cơ bản về bản chất giữa alen trội và alen lặn:
A. Về trình tự, số lượng, thành phần các Nuclêotit.
B. Quy định kiểu hình khác nhau.
C. Alen trội lấn át hoàn toàn hoặc không hoàn toàn alen lặn.
D. Cả A và B.
Câu 3: (2đ) Giải sử 1 phân tử ARN của sinh vật nhân chuẩn đang tham gia tổng hợp Protein có số Ribonucleotit là 1.000. Hỏi rằng gen quy định mã hoá phân tử mARN có độ dài là bao nhiêu:
A. 3.400A0	C. 3.396A0
B. 1.700A0	D. Không xác định
B. Tự luận (14đ)
Câu 1: (6đ) 
Tại sao nói: Cơ thể là một thể thống nhất? Lấy ví dụ minh hoạ?
Câu 2: (8đ)
Một hợp tử của 1 loài nguyên phân liên tiếp hai đợt đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tạo nên 24 nhiễm sắc thể mới.
	a. Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loại sinh vật đó.
	b. Xác định số lượng nhiễm sắc thể có trong mỗi giao tử bình thường của loài.
	c. Các thể đực và các thể cái của loài này giao phối với nhau sinh ra 180 trứng và nở ra 180 con. Biết khả năng thụ tinh của trứng là 50% của tinh trùng là 2%.
	- Xác định số tế bào sinh tinh trùng và số tế bào sinh trứng đã tạo ra các giao tử đảm bảo cho quá trình thụ tinh nói trên?
	- Tính số nhiễm sắc thể đã tiêu biến?
Đáp án
A. trắc nghiệm khách quan (6đ)
Câu 1: (2đ) C;	 	Câu 2 (2đ): D; 	Câu 3 (2đ): D
B. Tự luận (14đ)
Câu 1 (6đ)
	* Thống nhất về cấu trúc (3đ)
	- Đối với các sinh vật đơn bào cấu tạo từ 1 tế bào thực hiện được các hoạt động sống cơ bản có các thành phần như roi - vận chuyển ... vì vậy được xem là 1 cơ thể thống nhất. (1đ)
	- Đối với các cơ thể đa bào: Tế bào chính là đơn vị cấu tạo:
	+ Từ các tế bào phân hoá thuộc cùng 1 loại, tạo ra các mô thống nhất về cấu trúc. (0,5đ)
	+ Trong các giai đoạn phát triển nhất định của cơ thể, các mô khác nhau cùng tham gia thực hiện một số chức năng nhất định hợp thành các cơ quan. (0,5đ)
	VD: Các thành phần cấu của đường dẫn khí
	+ Một số cơ quan tham gia thực hiện một số hoạt động sống nào đó hợp thành một hệ thống cơ quan như: Hệ thần kinh... (0,5đ)
	+ Các hệ cơ quan cùng phối hợp hoạt động thực hiện các đặc tính sống của sinh vật hợp thành cơ thể hoàn chỉnh. (0,5đ)
	* Thống nhất về chức năng (3đ)
	- Mỗi cơ quan, hệ cơ quan thực hiện những chức năng riêng tuy nhiên để thực hiện được những chức năng đó lại cần có sự phối hợp đồng bộ của các hệ cơ quan khác nhau (1đ).
	VD: Hệ tuần hoàn: Vận chuyển máu.
	Hệ hô hấp: Cung cấp oxi cho các cơ quan và thải khí CO2 ra ngoài môi trường nhờ sự lưu thông máu ở vòng tuần hoàn lớn và nhỏ. (0,5đ)
	* Mối quan hệ giữa hệ tuần hoàn với các cơ quan (0,5đ)
Hệ vận động
Hệ tuần hoàn
Hệ hô hấp	Hệ tiêu hoá	Hệ bài tiết
	- Khi 1 hệ cơ quan nào đó không hoạt động hoặc hoạt động bất bình thường thì các hệ cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng dẫn tới cơ thể hoạt động không bình thường hoặc ngừng hoạt động. (0,5đ)
	VD: Tim ngừng đập	Hệ hô hấp ngừng hoạt động..... (0,5đ)
Câu 2 (8đ)
	a. (2đ) Hợp tử loài nguyên phân liên tiếp 2 đợt đòi hỏi môi trường cung cấp số nhiễm sắc thể mới 2n(22 - 1).
	Theo bài ra số NST môi trường cung cấp là 24
	Ta có: 2n(22 - 1) = 24ị 2n = 8 (NST)
	Vậy loài này có bộ NST lưỡng bội là 2n = 8 (NST)	
b. (2đ) Giao tử đực và giao tử cái có bộ NST đơn bội do vậy n = 4 (NST).
c. (4đ) * Ta có số tinh trùng cần cung cấp cho quá trình thụ tinh là:
	180 x 100	
 	= 9000 (tinh trùng)
 20	
 	Số tế bào sinh tinh là:
	9000 :4 = 2250 (tế bào sinh tinh) (1đ)
	* Số trứng cần cho qua trình thụ tinh là:
	180 x 100
	 = 360 (trứng) 
 50
	Vì một tế bào sinh trứng sinh ra 1 trứng vì vậy:
	Số tế bào sinh trứng là 360 (tế bào sinh trứng ) (1đ)
	* Cứ 1 tế bào sinh trứng sau giảm phân tạo ra 1 trứng và 3 thể định hướng đều chứa n (NST)
	Vì vậy:
	- Số thể định hướng được tạo thành là:
	 360 x 3 = 1080 (thể định hướng) (1đ)
	- Số NST bị tiêu biến cùng với thể định hướng là:
	 1080 x 4 = 4320 (nhiễm sắc thể) (1đ)

File đính kèm:

  • docDe thi HS gioi sinh 9.doc
Giáo án liên quan