Đề thi chọn học sinh giỏi Hoá 8 năm học: 2009 - 2010

Câu1 : (3,0 điểm)

 a.Cho các chất có công thức hoá học sau: BaO, CO2, SO3, K2O, Fe2O3, N2O5. Hãy gọi tên và phân loại các chất trên.

 b. Hãy gọi tên và phân loại các chất sau:

 Nhôm oxit; Lưu huỳnh đi oxit; Canxi oxit; Nitơ đi oxit; Natri oxit

Câu 2 : (3,0 điểm)

 a.Xác định công thức hoá học của hợp chất khi biết tỉ lệ phần trăm về khối lượng của các nguyên tố là: 44%P và 56%O

b. Hoà tan hoàn toàn 4,8 gam kim loại R hoá trị (II) trong dung dịch axit HCl sau phản ứng thu được 4,48 lít khí (đktc). Xác định kim loại R

 

doc6 trang | Chia sẻ: namphuong90 | Lượt xem: 1068 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi Hoá 8 năm học: 2009 - 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xĐề thi chọn học sinh giỏi hoá 8
Năm học: 2009-2010
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu1 : (3,0 điểm)
 a.Cho các chất có công thức hoá học sau: BaO, CO2, SO3, K2O, Fe2O3, N2O5. Hãy gọi tên và phân loại các chất trên.
 b. Hãy gọi tên và phân loại các chất sau: 
 Nhôm oxit; Lưu huỳnh đi oxit; Canxi oxit; Nitơ đi oxit; Natri oxit
Câu 2 : (3,0 điểm)
 a.Xác định công thức hoá học của hợp chất khi biết tỉ lệ phần trăm về khối lượng của các nguyên tố là: 44%P và 56%O
Hoà tan hoàn toàn 4,8 gam kim loại R hoá trị (II) trong dung dịch axit HCl sau phản ứng thu được 4,48 lít khí (đktc). Xác định kim loại R
Câu 3: (2,5 điểm)
Hãy hoàn thành các phương trình phản ứng sau và cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào? 
a. P2O5 + H2O H3PO4
b. Ca(HCO3)2 	CaCO3 + CO2 + H2O
c. Al(OH)3 	Al2O3 + H2O
d. K + O2 	 K2O
e. Fe + Cl2 FeCl3
Câu 4 : (1,5 điểm)
Trong phòng thí nghệm có các hoá chất gồm KMnO4, CaCO3, H2O, KClO3 và Không khí. Em có thể dùng những chất nào để điều chế O2 ? Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra
Thu khí O2 bằng mấy cách? Giải thích.
Đề thi chọn học sinh giỏi hoá 8
Năm học: 2009-2010
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1: (2,5 đ) Cho các công thức hoá học sau: Ba(OH)2; H2PO4; Al2O ; Cu(NO3)2; Fe(OH)2 ; SO3; H2SO4; HCl2; K2O; P2O5; CaPO4 ; BaO.
Công thức nào viết đúng, công thức nào viết sai, hãy sửa lại cho đúng.
Chất nào tác dụng được với nước ? Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 2: (2,5đ)Hãy dẫn ra 1 PTPƯ đối với mỗi loại phản ứng sau và cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào ?
 a.Oxi hoá đơn chất bằng khí oxi.
 b. Khử oxit kim loại bằng khí H2.
 c. Đẩy H2 trong axit bằng kim loại.
 d. Phản ứng giữa oxit kim loại với nước.
 e. Phản ứng giữa oxit phi kim với nước.
Câu 3: (2đ) Tính lượng muối ăn có trong 1 kg dung dịch muối ăn bão hoà ở 20oC, Biết độ tan của muối ăn ở nhiệt độ này là 35,9 g. (Đs : 264,1 g).
Câu 4: (3đ) Ngâm 45,5 g một hỗn hợp bột các kim loại gồm: Zn, Cu, Ag trong dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí ở đktc .
Nếu đốt một lượng hỗn hợp như trên trong không khí phản ứng xong thu được hỗn hợp chất rắn có khối lượng 51,9 g.
Viết PTPƯ xảy ra? (Biết: Cu và Ag không tan trong dung dịch HCl. Ag không tham gia phản ứng cháy trong không khí, các phản ứng xảy ra hoàn toàn.) 
Tính thành phần phần trăm về khối lượng của các chất trong hỗn hợp ban đầu.
Biết: Ag = 108; Cu = 64; Zn = 65; H =1; Cl = 35,5
Phòng GD-ĐT quảng trạch Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9
Trường THCS Quảng Phương Môn: Hoá Học- Năm học : 2009-2010
 Thời gian: 150 phút( Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: ( 1,5 điểm)
Cho kim loại Na vào các dung dịch sau: MgCl2 ; FeCl2; AlCl3.
Nêu các hiện tượng xảy ra. Viết phương trình phản ứng (nếu có).
Câu 2: (2 điểm)
Viết các phương trình phản ứng hoàn thành chuổi biến hoá sau:
 S SO2 H2SO4	 CuSO4
	K2SO3
Câu 3: (2 điểm)
Nung nóng một hỗn hợp gồm 0,54 gam bột Al, 0,24 gam bột Mg và bột S dư.
Những chất sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch H2SO4 (loãng) dư. Toàn bộ khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Pb(NO3)2 0,1M.
a.Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b. Tính thể tích dung dịch Pb(NO3)2 vừa đủ để phản ứng hết với lượng khí trên.
Câu 4: (2 điểm)
Cho 578 gam dung dịch AgNO3 5% phản ứng với 153,3 gam dung dịch HCl 10%. Thu được dung dịch A và một chất kết tủa trắng. Lọc bỏ kết tủa, sấy khô, cân nặng 2 gam.
Tính hiệu suất của phản ứng.
Tính nồng độ phần trăm dung dịch A thu được sau phản ứng.
Câu 5: (2,5 điểm)
Hoà tan hoàn toàn 1,6 gam kim loại R bằng axit H2SO4 đặc nóng. Lượng SO2 thoát ra được hấp thụ hoàn toàn bằng 50 ml dung dich NaOH 0,6M, thấy tạo ra 2,31 gam muối.
Xác định kim loại R
Viết 3 phương trình phản ứng khác nhau điều chế ra muối sun phát của R từ đơn chất R.
Đề thi chọn học sinh giỏi hoá 8
Năm học: 2011-2012
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1: Cho các công thức hoá học sau: Ba(OH)2; H2PO4; Al2O ; Cu(NO3)2; Fe(OH)2; SO3; H2SO4; HCl2; K2O; P2O5; CaPO4 ; BaO.
Công thức nào viết đúng, công thức nào viết sai, hãy sửa lại cho đúng.
Chất nào tác dụng được với nước ? Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 2: Hoàn thành PTHH từ các sơ đồ phản ứng sau:
a. Nhôm + Axit clohđric 	 Nhôm clorua + Khí hiđro.
b. Sắt (III) oxit + Khí cacbonoxit Sắt + Khí cacbonic.
c. Sắt (II) hiđroxit + Khí oxi + Nước 	Sắt (III)hiđroxit.
d. Canxi cacbonat + Axit clohđric 	Canxi clorua + Khí cacbonic + Nước
đ. Đồng + Axit nitric(đặc)	 Đồng nitrat + Nitơđioxit + Nước.
e. Kali + Nước Kali hiđroxit + Khí hiđro.
Câu 3: Cho một mẫu Na tan hoàn toàn vào 500ml dung dịch AlCl3 0,1M thấy thoát ra 4,48 lít khí H2(đktc).
Tính CM các chất thu được sau phản ứng.Biết rằng thể tích dung dịch vẫn là 500ml
Câu 4: Cần thêm bao nhiêu gam SO3 vào 300g dung dịch H2SO4 49% để được dung dịch H2SO4 73,5 %.
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 7 g một kim loại X trong 200 g dung dịch Axit clohđric(vừa đủ) thu được 206,75 g dung dịch A. Xác định kim loại X.
Đề thi chọn học sinh giỏi hoá 8
Năm học: 2011-2012
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất khí đựng riêng biệt trong các lọ sau: O2, H2, CO2 và CO. Viết các PTHH xảy ra(nếu có).
Câu 2: Cho 1,5 g một oxit sắt tác dụng với khí H2 ở nhiệt độ cao thu được 1,05 g Fe.
Viết phương trình phản ứng ở dạng tổng quát.
Tìm CTHH của oxit sắt và gọi tên.
Câu 3: Tính lượng dung dịch NaOH 10% cần thiết để khi thêm vào 31g Na2O thì thu được dung dịch NaOH 20%.
Câu 4: Thả 2,3 g kim loại Na vào 100 ml dung dịch AlCl3 0,3M. Thấy thoát ra khí A, xuất hiện kết tủa B. Lọc lấy kết tủa B nung đến khối lượng không đổi cân nặng a g chất rắn.
Viết các PTHH xảy ra.
Tính a
Câu 5: Đặt 2 cốc thủy tinh nhỏ như nhau trên 2 đĩa cân, rót dung dịch H2SO4(loãng) vào 2 cốc, khối lượng axit ở 2 cốc bằng nhau. Hai đĩa cân ở vị trí thăng bằng. Thêm vào cốc thứ nhất 1 lá Fe nhỏ, cốc thứ 2 một lá Al nhỏ, khối lượng của 2 lá kim loại này bằng nhau. Hãy cho biết vị trí kim cân trong trường hợp cả 2 lá kim loại đều tan hết.
Câu 6: Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và K2CO3 vào 55,44 g H2O thu được 55,44 ml dung dịch(D = 1,0822g/ml). Cho từ từ dung dịch HCl 0,1M vào
Dung dịch trên cho đến khi khí thoát ra 1,1g thì dừng lại, dung dịch thu được cho tác dụng với nước vôi trong tạo thành 1,5 g kết tủa.
Tính m.
Tính nồng độ phần trăm mỗi muối trong dung dịch ban đầu.
Tính thể tích dung dịch HCl 0.1M đã dùng trong phản ứng trên.
Từ dung dịch ban đầu muốn điều chế dung dịch muối có nồng độ mỗi muối đều là 10% thì phải hòa tan thêm mỗi muối là bao nhiêu gam.

File đính kèm:

  • docde thi.doc
Giáo án liên quan