Đề tài Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan môn hoá học lớp 8 ở bậc trung học cơ sở

 

Giáo dục việt nam giữ một vị trí quan trọng, là đòn bẩy để phát triển kinh tế, xã hội. Vì vậy việc mở rộng quy mô, loại hình đào tạo và nâng cao chất lượng giáo dục là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy mà nghị quyết lần thứ hai BCH TW khoá VIII về phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ CNH – HĐH sẽ là: “Coi giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, vì vậy để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo phải quan tâm thường xuyên đến việc đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục đào tạo”.

doc30 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 899 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan môn hoá học lớp 8 ở bậc trung học cơ sở, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiệm , câu chọn đúng, cũng là câu trả lời khác với câu sai trong trắc nghiệm chọn câu sai. Đây là câu quyết định mức độ khó hay rễ của dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.
Loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan ghép đôi:
 Đối với loại câu này thường có 2 dãy thông tin gọi là các câu dẫn và các câu đáp, chúng được ghép với nhau theo một câu dẫn ghép với một câu đáp, học sinh phải ghép chúng thành câu đúng.
Ngoài ra chúng ta còn phối hợp các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan này thành những câu hỏi mang tính chất phức tạp, có “trình độ cao dần”, có thể xem chúng là các biến thể của các loại trắc nghiệm cơ bản thuộc cả bốn loại trắc nghiệm khách quan kể trên.
3/ Một số chỉ dẫn khi soạn câu hỏi trăc nghiệm:
	Để giúp chúng ta xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm dành để kiểm tra học sinh, các nhà sư phạm đã tổng kết được nhiều điều bổ ích chỉ dẫn chung về phương pháp soạn câu hỏi trắc nghiệm như sau:
- Diễn đạt câu hỏi, câu dẫn càng rõ ràng càng tốt, phải chú ý tới cấu trúc ngữ pháp, chọn từ chính sác.
- Dùng câu đơn giản, thử nhiều cách chọn câu hỏi và chọn cách đơn giản nhất.
- Đưa tất cả những thông tin cần thiết vào câu dẫn nếu có thể được.
- Đừng cố gắng tăng mức độ khó của câu hỏi bằng cách diễn đạt câu hỏi bằng cách phức tạp hơn (trừ khi người soạn câu hỏi muốn kiểm tra về mặt đọc hiểu), tránh cung cấp những đầu mối dẫn đến câu trả lời.
- Thói quen xây dưng những câu trả lời đúng dài hơn những câu nhiễu cũng sẽ xớm bị học sinh phát hiện. Câu dẫn của câu hỏi có thể chứa đựng chính thông tin cần thiết để trả lời một câu hỏi khác.
- Tránh gây ra những tác dụng không mong muốn về mặt giáo dục, chẳng hạn một số câu hỏi trắc nghiệm không nên khuyến khích lối học vẹt .
- Tránh những “câu” hay “từ” giúp gián đoạn câu trả lời, tránh những “từ thừa” hay “câu thừa”.
- Trong một bộ câu hỏi sắp xếp câu trả lời đúng theo cách ngẫu nhiên.
- Đề phòng những câu thừa giả thuyết.
4/ Cách đánh giá bài tập trắc nghiệm:
- Một câu hỏi có nhiều học sinh trả lời kém có thể cho đấy là câu hỏi được xây dưng chưa tốt, đó có thể là do thiếu hiểu biết về phía học sinh, do giảng dạy hạn chế phải tìm rõ nguyên nhân để khắc phục.
- Việc phân tích –xem xét các câu nhiễu được trả lời như thế nào trong các câu hỏi trắc nghiệm khách quan kiểu nhiều lựa chọn rất có ích, một câu nhiễu không thu hút sự chú ý của một học sinh nào cả cần phải soạn lại cho hấp dẫn hơn. Một câu nhiễu thu hút được nhiều học sinh giỏi, nhưng ít thu hút được được học sinh kém có thể là do sự tối nghĩa nào đó trong câu hỏi mà học sinh kém chưa nhận thấy, nhưng lại làm cho học sinh giỏi bị thiệt thòi.
- Sự phân bố điểm theo câu hỏi có thể thấy những mục tiêu tương ứng đã được giảng dạy như thế nào? Từ đó cần phải xác định lại một cách thực tế hơn.
5/ Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm:
	Khái niệm ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm là quan trong cải cách về kiểm tra, thi cử. Một ngân hàng câu hỏi là việc tạo dựng, góp chung, sắp xếp hoàn chỉnh các câu hỏi có giá trị nhất.
	Khái niệm về ngân hàng câu hỏi:
- Ngân hàng câu hỏi là một khái niệm quan trọng trong việc cải cách và kiểm tra thi cử.
- Một ngân hàng câu hỏi là sự đóng góp chung các câu hỏi kiểm tra phù hợp với việc áp dụng đối với lớp học sinh nào đó và đã được công nhận có giá trị về mặt kỹ thuật.
- Một ngân hành câu hỏi sẽ giúp cho giáo viên và các tổ chức kiểm tra chất lượng giáo dục rút ra từ sự thu thập rộng rãi các câu hỏi được giữ trong câu hỏi được giữ trong ngân hàng để xây dựng những đề kiểm tra và những đề thi của họ.
- Một số câu hỏi được đưa vào một cách đều đặn và một số câu khác không “hoạt động ” tốt thì tỏ ra thừa và rễ bị loại thải. Chất lượng kiểm tra sẽ được tăng cường do việc duy trì theo rõi từng câu hỏi dựa trên sự phân tích các câu hỏi đó.
- Các câu hỏi kiểm tra sau sẽ được chọn lọc, cắt xén, thêm bớt, kiểm tra thử và phân tích các câu trả lời của mỗi câu trả lời riêng biệt đem in vào các khổ giấy bìa cỡ thích hợp để lưu giữ và được cất cẩn thận.
	Đối với các trường có máy vi tính, có máy in thì tất cả các công việc đó được xây dựng sửa đổi, lưu giữ hêt sức thuận tiện. Như vậy nếu có sự ra đời của ngân hàng câu hỏi kiểm tra hoá học bậc THCS sẽ có một ý nghĩa hết sức to lớn trong sự nghiệp cải cách kiểm tra thi cử hiện nay.
II/ Cơ sở thực tiễn:
	Hiện nay phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh đang được phổ biến rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Phương pháp này đang được sử dụng trong các lần thi cuối học kỳ, cuối năm, huặc các kỳ thi tốt nghiệp, thi học sinh giỏi và thi tuyển sinh Chính vì vậy việc xây dựng ngân hàng đề thi theo phương pháp trắc nghiệm ở nước ta là rất cần thiết và cấp bách. Phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng đang được quan tâm và có nhiều ứng dụng trong công tác giảng dạy của giáo viên ở các bậc học, cấp học và đã có hiệu quả bước đầu trong công tác nâng cao chất lượng dạy và học.
	Trên thực tế hiện nay đã xuất hiện nhiều quyển sách về bài tập trắc nghiệm của một số môn ở các cấp học phổ thông, tuy nhiên đối với môn hoá học ở bậc THCS còn hạn chế. Do vây trong đề tài này tôi quyết định góp một phần nhỏ bé vào việc xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm hoá học cho bậc THCS.
III/ Các giải pháp tiến hành nội dung của đè tài:
1/ Sơ lược về nội dung chương trình hoá học THCS:
	Môn Hoá học THCS là môn học sinh được học muộn nhất so với tất cả các môn học khác bắt đầu từ lớp 8. Với thời lượng cả 2 khối là 70 tiết.
Nội dung môn hoá học lớp 8 được tóm tắt như sau:
Môn hoá học lớp 8: Có 6 chương:
	Chương 1: Chất – Nguyên tử – Phân tử
	Chương 2: Phản ứng hoá học
	Chương 3: Mol và tính toán hoá học.
	Chương 4: Oxi – Không khí.
	Chương 5: Hiđro – Nước.
	Chương 6: Dung dịch.
2/ Nguyên tắc soạn các bài tập trắc nghiệm trong đề tài:
- Hệ thống bài tập trắc nghiệm được soạn thảo lần lượt theo trình tự của chương trình hoá học THCS, kiến thức cơ bản được giới thiệu ở từng chương trong hệ thống chương trình THCS. 
- Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm ở mỗi chương có đầy đủ 4 loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan cơ bản: Điền khuyết, đúng – sai huặc có không, nhiều lựa trọn, ghép đôi.
- Sau các câu hỏi là phần đáp án.
3/ Hệ thống các dạng bài tập trắc nghiệm:
 Chương 1: Chất – Nguyên tử – Phân tử
Câu 1: Chọn các từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
	“Quan sát kỹ một chất chỉ có thể biết được Dùng dụng cụ đo mới xác đinh được  của chất. Còn muốn biết một chất có tan trong nước, dẫn điện hay không thì phải..”
Câu 2: Câu sau đây gồm 2 phần: “Nước cất là một hợp chất vì nước cất sôi ở đúng 100oC”.
Hãy chọn phương pháp đúng trong số các phương án sau:
A. ý trong phần I đúng, ý trong phần II sai.
B. ý trong phần I sai, ý trong phần II đúng.
C. Cả hai ý đều đúng và ý phần II giải thích ý phần I.
D. Cả hai ý đều đúng và ý phần II không giải thích ý phần I.
Câu 3: Cho công thức hoá học của một số chất sau:
- Clo Cl2 - Sắt Fe - Đồng(II) oxit CuO
- Axit sunfuric H2SO4 - Kali hiđroxit KOH - Nhôm clorua AlCl3
Số đơn chất và hợp chất đã cho:
A. 1 đơn chất và 5 hợp chất B. 2 đơn chất và 4 hợp chất
C. 3 đon chất và 3 hợp chất D. 4 đơn chất và 2 hợp chất
Câu 4: Theo hoá trị của sắt trong hợp chất hoá học là Fe2O3. Hãy chọn công thức hoá học đúng của hợp chất gồm Fe liên kết với nhóm nguyên tử SO4 (có hoá trị II ).
A. Fe2(SO4)3 B. FeSO4
C. Fe3(SO4)2 D. Fe2SO4
Câu 5: Cho biết công thức hoá học hợp chất của nguyên tố X với O và hợp của nguyên tố Y với H là ( X; Y là những nguyên tố nào đó): XO; YH3.
Công thức đúng của hợp chất XY là:
A. X2Y3 B. XY
C. X3Y4 D. X3Y2
Câu 6: Một hợp chất Y có phân tử khối là 58 đvC, được cấu tạo từ hai nguyên tố C và H, trong đó C chiếm 82,76% khối lượng của hợp chất. Công thức phân tử của Y là:
A. CH4 B. C2H4
C. C4H8 D. C4H10
Câu 7: Một hợp chất có phân tử gồm 1 nguyên tố M liên kết với 4 nguyên tử H và nặng bằng nguyên tử O. Nguyên tử khối của nguyên tố M là:
A. 13 đv C. B. 14 đv C. C. 12 đv C. D. 16 đv C
Câu 8: 	Khi quan sát một hiện tượng, dựa vào đâu em có thể dự đoán được đó là hiện tượng hoá học, trong đó có phản ứng hoá học sảy ra?
A. Nhiệt đọ phản ứng B. Tốc độ phản ứng
C. Chất mới sinh ra D. Tất cả đều sai
Chương 2: Phản ứng hoá học
Câu 1: Trong số những quá trình và sự việc dưới đây, đâu là hiện tượng vật lý:
a) Hoà tan muối ăn vào nước ta được dung dịch muối ăn.
b) Có thể lặp lại thí nghiệm với chất vừa dùng để làm thí nghiệm trước đó.
c) Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.
d) Nước bị đóng băng ở hai cực trái đất.
e) Cho vôi sống CaO hoà tan vào nước.
A. a, b, c, d. B. a, b, d.
C. b, c, d. D. a, d, e.
Câu 2: Các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào có sự biến đổi hoá học?
Sắt được cắt nhỏ từng đoạn và tán thành đinh.
Vành xe đạp bằng sắt bị phủ một lớp gỉ là chất màu nâu đỏ.
Rượu để lâu trong không khí thường bị chua.
Đèn tín hiệu chuyển từ màu xanh sang màu đỏ.
Dây tóc trong bóng đèn điện nóng và sáng lên khi dòng điện đi qua.
A. a, b, c, d B. a, b, d, e.
C. b, c D. a, c, d, e.
Câu 3: Chọn các từ thích hợp trong khung, điền vào chỗ trống:
“Trước khi cháy chất parafin ở thể .. còn khi cháy ở thể .. Các .. parafin phản ứng với các .. khí oxi”
rắn; lỏng; hơi
phân tử;
nguyên tử
Câu 4: Khẳng định sau đây gồm 2 ý: “Trong phản ứng hoá học, chỉ phân tử biến đổi còn các nguyên tử giữ nguyên, nên tổng khối lượng các chất được bảo toàn ”.
Hãy chọn phương án đúng trong số các phương án sau:
ý 1 đúng, ý 2 sai.
ý 1 sai, ý 2 đúng.
Cả hai ý đều đúng, nhưng ý 1 không giải thích cho ý 2;
Cả 2 ý đều đúng và ý 1 giải thích cho ý 2;
Cả 2 ý đều sai.
Câu 5: Có thể thu được kim loại sắt bằng cách cho khí cacbon oxit CO tác dụng với chất sắt (III) oxit Fe2O3.
Khối lượng của kim loại sắt thu được khi cho 16,8 kg CO tác dụng hết với 32 kg Fe2O3 thì có 26,4 kg CO2 sinh ra là:
a) 2,24 kg b) 22,4 kg
c) 29,4 kg d) 18,6 kg
Chương 3: Mol và tính toán hoá học
Câu 1: Phát biếu nào dưới đây là đúng?
A. Thành phần % khối lượng nguyên tố oxi trong nước lớn hơn thành phần % khối lượng nguyên tố oxi trong khí cacbonic.
B. Thành phần % khối lượng nguyên tố oxi tron

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem(1).doc
Giáo án liên quan