Đề tài Quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa ở trường Trung học phổ thông Việt Nam hiện nay - Lê Hoàng Hà

1. KẾT LUẬN

1.1 Dạy học ở các cấp học nói chung và dạy học ở phổ thông nói riêng, dù theo phương án

nào thì giáo viên cũng cần có phương pháp sư phạm theo nguyên tắc chung đồng thời cũng cần

chú ý áp dụng thích hợp với từng học sinh. Thời xa xưa gọi là nguyên tắc "Dạy học vừa sức học

sinh" tức là đã chú ý tới sự phân hóa, tất cả đều có chung một cơ sở là DH phù hợp với đặc điểm

tâm sinh lý và điều kiện của học sinh, gọi chung là dạy học phân hóa.

QLDH theo quan điểm DHPH ở THPT của Hiệu trưởng trường THPT là quá trình nhà

quản lý lập kế hoạch, tổ chức, tạo điều kiện để giáo viên thực hiện dạy học theo hướng "Dạy tốt -

Học tốt", đồng thời tiến hành việc kiểm tra đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên qua công

việc của giáo viên và kết quả học tập của học sinh.

1.2. Việc chuyển dần từ dạy học phân ban đến dạy học theo sự phân hóa học sinh bằng

phương án tự chọn là xu hướng phát triển tất yếu ở trường THPT của nước ta trong giai đoạn công

cuộc đổi mới giáo dục hiện nay.

Tuy nhiên kết quả học tập của HS chưa tương xứng với yêu cầu xã hội và còn có sự chênh

lệch lớn giữa nhiều trường do các nơi có trình độ kinh tế - xã hội khác nhau.

pdf25 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa ở trường Trung học phổ thông Việt Nam hiện nay - Lê Hoàng Hà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Song các 
GV vẫn thực hiện DH theo quan điểm DHPH theo kinh nghiệm và CBQL nhà trường vẫn QL theo 
kinh nghiệm, truyền thống. 
11 
 *) Về QL chương trình 
 Nội dung chương trình một số phần của một vài môn học đôi chỗ chưa phù hợp với trình 
độ nhận thức của học sinh. 
 Phân phối chương trình đôi chỗ còn chưa phù hợp (lượng kiến thức của một số chương, 
bài trong một số môn học chưa phù hợp với thời lượng dành cho dạy chương, bài đó; giữa lý 
thuyết và bài tập của một số bài, chương của một số môn chưa phù hợp với nhau,...) 
(Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu đánh giá tình hình thực hiện dạy học phân hóa ở 
trường THPT của Viện chiến lược và chương trình GD). 
 *) Về QL hoạt động dạy học của giáo viên 
 Việc quản lý hoạt động dạy như chuẩn bị bài lên lớp, quản lý sinh hoạt chuyên môn, việc 
thực hiện chương trình của giáo viên, giờ lên lớp chưa chặt chẽ, nặng về hình thức, chưa thực sự 
tích cực đổi mới, quan tâm đến người học. Chưa thực sự đổi mới việc sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ 
chuyên môn chưa thể hiện hết vai trò, trách nhiệm của mình. 
 GV chưa được bồi dưỡng qui trình dạy học theo quan điểm DHPH một cách có hệ thống, 
bài bản. 
 *) Về QL hoạt động học tập của học sinh 
 Sự phối hợp giữa HS, gia đình và nhà trường trong việc tìm hiểu năng lực và nguyện vọng 
cũng như quản lý học tập của HS chưa được quan tâm đúng mức. 
 HS còn lúng túng chưa quen với phương pháp học tập chủ động, tích cực. Một số nội 
dung của một số môn còn tương đối khó so với trình độ nhận thức của HS, điều này gây quá tải 
với HS, nhất là với những HS ở các vùng, miền có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn. 
 *) Về QL các điều kiện hỗ trợ cho dạy học 
 CSVC trường học chưa đáp ứng được nhu cầu của GV cũng như nhu cầu của HS trong dạy 
học hiện nay. 
 Công tác chỉ đạo tổ chuyên môn trong phong trào tự làm thiết bị dạy học và việc sử dụng 
thiết bị dạy học chưa hiệu quả. 
 Thiếu GV, cán bộ phụ tá thí nghiệm, cán bộ thư viện; công tác bồi dưỡng GV phụ trách đồ 
dùng dạy học còn nhiều hạn chế ; cung ứng đồ dùng dạy học còn chậm so với yêu cầu dạy học, 
thậm chí có không có so với yêu cầu. 
Về định biên GV , về chế độ ngân sách, tài chính , về chế độ chính sách đối với GV, về 
công tác bồi dưỡng GV...còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. 
Nhận xét : Với hình thức phân hóa vĩ mô như thế nào cho dù phân ban hay phan ban kết 
hợp với tự chọn, thì chúng ta đều khẳng định rằng dạy học ở trường THPT những năm gần đây đã 
vận dụng quan điểm dạy học hướng vào người học, coi người học là trung tâm, dạy học phù hợp 
với đặc điểm, nguyện vọngcủa HS và đã đạt được một số kết quả góp phần vào sự phát triển 
chung của đất nước, cung cấp đầu vào cho việc đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. 
12 
Việc xây dựng đội ngũ GV cũng đạt được tiến bộ đáng kể, số lượng đáp ứng về cơ bản, 
trình độ đào tạo được nâng cao, đã có ngày càng nhiều GV có trình độ thạc sĩ và xuất hiện những 
tiến sĩ đầu tiên ở trung học. 
GV có ý thức hơn trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy. 
CSVC trường học được tăng cường. Mạng lưới trường lớp phủ khắp các vùng miền. HS có 
trình độ THPT đáp ứng về số lượng cho nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực từ đào tạo nghề đến trình 
độ cao.... 
2.3.3. Nguyên nhân những hạn chế trong công tác QLDH theo quan điểm phân hóa ở 
trường THPT hiện nay 
 Nguyên nhân chủ quan 
 Một số cán bộ quản lý còn hạn chế về năng lực, nghiệp vụ quản lý, chưa tích cực tự học, 
tự bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý. Chưa thực sự dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm 
để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục. 
 Việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, quản lý giảng dạy, quản lý học tập chưa sâu 
sát, nặng về hình thức. 
 Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên chưa nhận thức được đầy đủ vai trò, vị trí của mình 
trong giai đoạn mới. 
 Một số hiệu trưởng, cán bộ quản lý, ít tham gia dự giờ, chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn 
còn chung chung nên chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn còn chưa mang lại chất lượng. Tổ 
chuyên môn chưa được quyền chủ động trong quá trình dạy học. 
Một số CBQL chưa quan tâm sâu sát đến môi trường làm việc của GV cũng như môi trường 
học tập của HS. 
Một số CBQL và GV chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng về chuẩn kiến thức, kỹ năng 
đã quy định trong giảng dạy. 
 Nguyên nhân khách quan 
 Do điều kiện kinh tế đất nước chưa phát triển, khoa học - công nghệ phát triển quá nhanh . 
CSVC trường học của các trường còn rất thiếu so với yêu cầu. 
Việc ban hành các văn bản chỉ đạo, tài liệu dạy học có chỗ chưa hợp lý ; một số quy định về 
chế độ chính sách đối với nhà trường, GV chưa đồng bộ với yêu cầu dạy học. 
GV chưa được tập huấn bồi dưỡng về quy trình dạy học phân hóa một cách bài bản, hệ 
thống. 
Đời sống kinh tế của giáo viên còn khó khăn (đặc biệt là vùng nông thôn) nên họ chưa giành 
nhiều thời gian cho việc soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp theo hướng quan tâm tới từng đối tượng HS 
do đó ảnh hưởng đến chất lượng dạy học. 
 Ở vùng nông thôn, mặc dù hiếu học nhưng do đời sống còn khó khăn, nên các em chưa 
được gia đình tạo thuận lợi nhất về thời gian cũng như đầu tư phương tiện học tập. 
13 
 Xu thế vào đại học mới là con đường tốt nhất nên việc dạy học theo quan điểm phân hóa 
HS gặp khó khăn. 
 Việc quản lý của một số cán bộ quản lý còn dựa vào kinh nghiệm. 
 Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý còn hạn chế. 
Kết luận chương 2 
Chƣơng 3 
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM DẠY HỌC PHÂN HÓA Ở 
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
3.1. Định hƣớng cơ bản để phát triển GD-ĐT trong sự nghiệp đổi mới ở nƣớc ta (theo tinh 
thần của Đại hội Đảng lần thứ XI) 
3.2. Các nguyên tắc lựa chọn biện pháp 
 (1) Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích 
 (2) Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 
 (3) Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 
3.3. Các biện pháp quản lý 
 3.3.1. Nâng cao nhận thức về DH theo quan điểm DHPH cho mọi lực lượng sư phạm- 
xã hội 
 Mục đích của biện pháp 
 Nhằm làm nâng cao nhận thức cho các chủ thể nhà trường và tạo sự đồng thuận về dạy 
học phân hóa, thấy được lợi ích của dạy học phân hóa. 
 Nội dung biện pháp và cách tiến hành 
 Đầu năm học, nhà trường tổ chức cho đội ngũ GV, HS học tập chính trị, nhiệm vụ năm 
học, nội quy, quy định cũng như quy chế đào tạo của nhà trường, của Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT... 
Thành lập Ban chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học. 
Mời chuyên gia đến nói chuyện, tọa đàm với Hội đồng nhà trường và học sinh. 
Tham quan, học tập các trường THPT đã có những thành công trong đổi mới phương pháp 
dạy học, những trường có thành tích cao trong QL DH. 
 Điều kiện thực hiện 
 Hiệu trưởng cân đối tài chính, dành khoản tài chính thỏa đáng, có thể được cho công việc này. 
 Giành quỹ thời gian nhất định trong quỹ lao động sư phạm tổng thể của nhà giáo cho mỗi 
thành viên trong Ban chỉ đạo. 
Hiệu trưởng quan tâm động viên và tạo điều kiện có thể có cho các thành viên Ban chỉ đạo. 
14 
3.3.2. Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho tổ chuyên môn và giáo viên 
 Mục đích của biện pháp 
Tổ chuyên môn là một mắt xích quan trọng trong việc điều hành hoạt động dạy học ở trường 
THPT. Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho tổ chuyên môn và GV đây là biện pháp thực 
hiện phân cấp QL trong nhà trường. Đề cao vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chuyên môn 
và GV trong nhà trường. 
 Nội dung biện pháp và cách tiến hành 
Do sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, miền, giữa các đối tượng HS và trình độ GV, 
điều kiện cơ sở vất chất - thiết bị dạy học của từng trường, từng địa phương có khác nhau nên hiệu 
trưởng yêu cầu tổ chuyên môn và GV nghiên cứu, phân tích hiểu đúng và nắm vững nội dung chương 
trình, SGK, chuẩn kiến thức, kĩ năng cũng như đặc điểm đối tượng HS, đặc điểm kinh tế địa phương 
để giao cho tổ chuyên môn được tự chủ trong việc thực hiện nội dung chương trình, trong QL việc 
thực hiện kế hoạch, trong QL đổi mới phương pháp dạy học của GV, trong QL bồi dưỡng, nâng cao 
năng lực DH theo quan điểm DHPH cho GV chịu trách nhiệm về những việc này. 
 Điều kiện thực hiện 
Có cơ chế QL chuyên môn phù hợp đảm bảo những quy định tối thiểu và hành lang mở để 
giáo viên vận dụng sáng tạo. 
 Phân công giảng dạy và xếp thời khóa biểu hợp lý. 
Sử dụng hợp lý kinh phí bồi dưỡng GV theo chu kì, thường xuyên theo tinh thần xã hội hóa 
giáo dục. Sử dụng tối ưu CSVC trường học đang có. 
3.3.3. Tổ chức cho GV cam kết chất lượng qua các hợp đồng 
 Mục đích của biện pháp 
Nhằm đảm bảo được sự nghiêm minh trong quản lý đồng thời phát huy được nội lực của 
giáo viên để đạt kết quả chắc chắn của hoạt động dạy và học. Cam kết chất lượng qua các hợp 
đồng tạo điều kiện để hiệu trưởng quản lý được dân chủ công khai, công bằng, đồng thời tạo nên 
bầu không khí tin tưởng lẫn nhau, hợp tác với nhau trong quá trình dạy học. 
 Nội dung biện pháp và cách tiến hành 
 Ban Giám hiệu xem xét, đánh giá năng lực của từng GV để phân công công việc cụ thể. 
 Xem xét đánh giá trình độ và hoàn cảnh cụ thể của HS từng lớp. 
 Xem xét, đánh giá mức độ các điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy và học có thể dành 
cho từng môn học, từng lớp học. 
 Căn cứ vào các yếu tố trên, Ban giám hiệu cùng tổ trưởng chuyên môn, công đoàn nhà 
trường làm việc với mỗi giáo viên cùng bàn bạc xây dựng cam kết hợp đồng chất lượng. 
 Công khai hóa các bản hợp đồng. 
 Sinh hoạt, bàn bạc thống nhất nhận thức của các chủ thể trong nhà trường về lợi ích của 
việc cam kết hợp đồng sư phạm. 
15 
 Bản hợp đồng chuẩn bị theo mẫu chung và cụ thể hóa riêng cho từng giáo viên, huy 
động sự quan sát của tập thể. 
 Tạo mối hợp tác hỗ trợ lẫn nhan trong tổ chuyên môn và trong các chủ thể nhà trường. 
 Ban giám hiệu và Tổ trưởng chuyên môn theo dõi, đánh giá, giúp đỡ GV khi họ triển 
khai hợp đồng có khó khăn. 
 Điều kiện thực hiện 
 Đây là một biện pháp ở đó thể hiện đổi mới tư duy trong QL nhà trường nói chung và 
QLDH nói riêng, vì vậy cần quán triệt trong cán bộ GV, HS, phụ huynh HS về các quan điểm chỉ 
đạo của

File đính kèm:

  • pdfDạy học phân hoá.pdf
Giáo án liên quan