Đề tài Một số phương pháp hình thành các kĩ năng chính trong dạy học Hoá học

Để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục người giáo viên cần có sự hiểu biết và nắm bắt chắc chắn những sự thay đổi về nội dung và phương pháp giảng dạy cũng như những yêu cầu trong công tác đổi mới phương pháp - đó chính là lấy học trò làm trung tâm , phát huy tính tích cực học tập của học sinh . Học sinh tự tìm tòi kiến thức, vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào quá trình giải các bài tập vào thực tế đời sống .

 

doc8 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số phương pháp hình thành các kĩ năng chính trong dạy học Hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Mục đích 
Để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục người giáo viên cần có sự hiểu biết và nắm bắt chắc chắn những sự thay đổi về nội dung và phương pháp giảng dạy cũng như những yêu cầu trong công tác đổi mới phương pháp - đó chính là lấy học trò làm trung tâm , phát huy tính tích cực học tập của học sinh . Học sinh tự tìm tòi kiến thức, vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào quá trình giải các bài tập vào thực tế đời sống .
Các kỹ năng hoá học có vai trò to lớn trong hoạt động dạy và học, sau khi học xong chương trình hoá học ở bậc THCS , Học sinh cần đạt được một số kỹ năng sau:
 * Về kiến thức:
 – Kiến thức cơ sở hoá học chung
 – Hoá vô cơ
 – Hoá hữu cơ
 * Về kỹ năng:
- Kỹ năng học tập hoá học
- Kỹ năng thực hành, thí nghiệm hoá học.
- Kỹ năng vận dụng kiến thức đã học.
* Về thái độ:
	Học sinh có thái độ tích cực như:
	- Hứng thú học tập bộ môn Hoá học
	- ý thức trách nhiệm với bản thân, với xã hội và với cộng đồng, phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa học.
	- ý thức vận dụng những tri thức đã học vào cuộc sống và vận động những người khác cùng thực hiện.
II.Nội dung
Theo chuẩn kiến thức, kỹ năng có 3 nhóm chính:
+ Kỹ năng học tập tích cực môn hoá hoc.
+ Kỹ năng vận dụng kiến thức hoá học.
+ Kỹ năng thực hành hoá học.
III. Các giải pháp chính.
Hình thành kỹ năng tư duy hoá học.
-Dự đoán tính chất dựa vào những kiến thức đẫ biết, kiểm tra và kết luận về tính chất hoá học của một chất: ôxi, hidro...
- Đề ra giả thuyết dựa vào kiến thức đã biét, kiểm tra và kết luận rút ra nội dung định luật, tính chất của chất cụ thể.
- Phân tích hiện tượng, tìm ra những hiện tượng vật lí, hiện tượng hoá học, phản ứng hoá học...
- Tổng hợp nhiều hiện tượng hoá học riêng lẻ tìm ra tính chất chung của chất, quy luật chung.
- Khái quát hoá nhiều cái riêng lẻ rút ra cái chung, cái bản chất của các hiện tượng, phản ứng hoá học.
- Phân loại: Tìm ra cái chung và cái riêng giúp sắp xếp các chất có cùng thành phần hoá học, tính chất chung vào một nhóm: lim loại, phi kim, ôxit, bazơ, muối...
- So sánh đối chiếu: so sánh tìm ra tính chất giống nhau và khác nhau, đối chiếu để thấy cái riêng giữa các phản ứng hoá học, giữa các chất cụ thể.
Kỹ năng tư duy hoá học được hình thành trong tất cả các khâu của quá trình dạy học:
+ Nghiên cứu tài liệu mới, ôn tập, luyện tập. Thực hành thí nghiệm và kiểm tra đánh giá.
+ Phương pháp hình thành kĩ năng chung: kĩ năng xuất phát từ kiến thức, dựa trên kiến thức. Kĩ năng là kiến thức trong hành động.
Do đó trong quá trình dạy học hoá học, GV tạo điều kiện để học sinh được tích cực hoạt động chiếm lĩnh kiến thức, vận dụng hiến thức để hình thành và rèn luyện các kĩ năng tư duy hoá học.
Hình thành kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hoá học.
ở cấp THCS, ngôn ngữ hoá học gồm:
+ Viết đúng tên, kí hiệu NTHH
+ Viết đúng tên, công thức của một số chất vô cơ và hợp chất hữu cơ đơn giản.
+ Viết đúng PTHH và đọc đúng nội dung của phản ứng hoá học.
+ Sử dụng đúng các kí hiệu để chỉ phản ứng một chiều, phản ứng thuận nghịch.
+ Xác định đúng loại chất, phản ứng vô cơ và hữu cơ đơn giản.
Giải pháp:
Thông qua việc hình thành các khái niệm hoá học, Hs được biết ngôn ngữ hoá học.
Giáo viên cần tạo điều kiện để mỗi học sinh đều có cơ hội để rèn kĩ năng này thông qua hệ thống câu hỏi bài tập.
Hình thành kĩ năng tiến hành thí nghiệm hoá học.
A, Hình thành kĩ năng tiến hành thí nghiệm thành công.
Giáo viên cần có hướng dẫn cụ thể những thao tác thí nghiệm ngay từ những bài đầu tiên khi: dạy bài mới có thí nghiệm do giáo viên thực hiện và trong giờ thực hành
- Hướng dẫn Hs nhận biết dụng cụ, hoá chất, mục đích thí nghiệm và cách tiến hành cụ thể. Những thí nghiệm khó lắp thì giáo viên nên lắp trước, hoá chất cũng nên cho mỗi nhóm học sinh một lượng nhỏ đủ làm thí nghiệm. 
- Hướng dẫn có sử dụng các dụng cụ, thiết bị, hoá chất thực.
- Chú ý các thao tác theo từng bước: GV làm, Hs làm theo.
- Chú ý theo dõi khi học sinh thực hiện theo nhóm để có uốn nắn kịp thời.
- Sau thí nghiệm cần hướng dẫn học sinh thu gom hoá chất, khử chất thải độc hại ngay sau mỗi thí nghiệm hoặc cuối tiết học.
GV yêu cầu học sinh không được đùa nghịch trong khi làm thí nghiệm.
B, Hình thành kĩ năng khai thác thí nghiệm có hiệu quả.
Để hình thành khai thác thí nghiệm có hiệu quả, Giáo viên sử dụng các thí nghiệm theo nhiều hình thức khác nhau.
+ Thí nghiệm nghiên cứu do nhóm học sinh thực hiện để phát hiện một tính chất hoá học mới.
+ Thí nghiệm biểu diễn của Giáo viên theo hướng nghiên cứu giúp học sinh quan sát, nhận xét rút ra kết luận.
+ Thí nghiệm kiểm chứng nhằm kiểm tra những dự đoán, những suy đoán lí thuyết.
+ Thí nghiệm đối chứng nhằm giúp cho việc rút ra các kết luận một cách đầy đủ, chính xác hơn về một quy tắc, tính chất của chất.
+ Thí nghiệm nêu vấn đề.
+ Thí nghiệm nhằm giải quyết vấn đề.
C, Hình thành kĩ năng khai thác thí nghiệm thực hành có hiệu quả.
GV cần chú ý nội dung của mỗi thí nghiệm thực hành để hướng dẫn Hs khai thác có hiệu quả.
- Thí nghiệm thực hành mà giáo viên hoặc nhóm học sinh đã tiến hành khi nghiên cứu bài mới: Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày cách tiến hành, mục đích thí nghiệm, kĩ thuật cần lưu ý và chú ý mô tả hiện tượng, giải thích hiện tượng, xác định chất tạo thành và viết các PTHH.
- Thí nghiệm là một thí nghiệm mới chưa thực hiện trên lớp.
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu kĩ về mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật,Giáo viên hướng dẫn thao tác và yêu cầu học sinh chú ý:
+ Hiện tượng thí nghiệm
+ Giải thích hiện tượng, xác định chất tạo thành.
+ Viết các phương trình hoá học, chú ý trạng thái, màu sắc cảu các chất trước và sau phản ứng
+ Kết luận
Bài tập thực nghiệm: Thường là phân biệt một số chất cho trước
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
+ Cách giải lí thuyết: Chọn thuốc thử nào? Tại sao? Cách tiến hành như thế nào? Dự đoán hiện tượng để nhận biết mỗi chất. Lập sơ đồ nhận biết.
+ Tiến hành phân biệt bằng thí nghiệm: Tiến hành theo kế hoạch đã định ra ở phần giải lí thuyết.
Hình thành kĩ năng giải bài tập hoá học định lượng.
Các bước hình thành kĩ năng giải bài tập hoá học định lượng
Việc hình thành kĩ năng giải bài tập hoá học định lượng được dựa trên các kĩ năng cơ bản nhất đó là:
- Kĩ năng chuyển đổi giữa các đại lượng: m,n,v,d, mol và các tính toán hoá học.
- Kĩ năng tính theo công thức hoá học.
- Kĩ năng tính theo phương trình hoá học.
- Kĩ năng giải các bài tập về dung dịch.
- Kĩ năng giải bài tập hoá học tổng hợp.
Do đó, để hình thành kĩ năng giải bài tập hoá học định lượng cần hình thành từng kĩ năng cơ bản thông qua hệ thống bài tập hoá học định lượng từ đơn giản đến ngày càng phức tạp.
b.Phương pháp hình thành kĩ năng giải bài tập hoá học định lượng.
Cùng với việc hình thành các khái niệm hoá học, Học sinh cần được thực hiện giải một hệ thống bài tập theo sơ đồ định hứơng sau:
- Nghiên cứu đầu bài, xác định những số liệu về mặt hoá học đã cho và yêu cầu hoá học cần xác định
- Xác định hướng giải
- Trình bầy lời giải
- Kiểm tra lời giải.
 Việc giải bài tập theo sơ đồ định hướng là rất quan trọng giúp học sinh giải quyết vấn đề một cách khoa học. 
 Việc lựa chọn và xây dựng các bài tập hoá học có nội dung nhiều cách giải, có cách giải ngắn gọn, thông minh đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành những kĩ năng giải bài tập hoá học định lượng. đặc biệtcác bài tập yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết một số vấn đề thực tiễn học tập hoá học.
5.Hình thành kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm khách quan môn hoá học. Bài tập trắc nghiệm khách quan hoá học gồm 4 loại. Mỗi loại có những đặc điểm riêng. Để hình thành kĩ năng giải mỗi bài tập, học sinh cần nắm được đặc điểm, yêu cầu trả lời để thực hiện nhanh, chính xác trong thời gian rất ngắn.
- Hình thành kĩ năng trả lời câu điền khuyết.
- Hình thành kĩ năng giải bài tập có nhiều lựa chọn
- Hình thành kĩ năng giải bài tập chọn đúng , sai hoặc có , không 
- Hình thành kĩ năng giải bài tập có câu cặp đôi.
IV. Kết quả.
Sau gần một năm thực hiện giải pháp trên, tôi nhận thấy:
. Học sinh có những kĩ năng khá vững trong việc tiếp nhận kiến thức.
. Chất lượng học tập được nâng lên rõ rệt đặc biệt là kĩ năng giải bài tập định lượng.
. Học sinh có hứng thú học tập môn hoá học, có ý thức trách nhiệm với bản thân, với xã hội và với cộng đồng.
. Chất lượng bài thực hành được nâng lên, nhiều học sinh không còn ngại thực hành.
. Học sinh có kĩ năng khá thành thạo khi làm việc với hoá chất, đảm bảo các khâu an toàn thí nghiệm.
V. Bài học kinh nghiệm.
Để hình thành cho học sinh các kĩ năng học tập tốt là điều mà tất cả những người thầy muốn làm cho học sinh của mình bằng những con đường sao cho ngắn nhất , mang lại hiệu quả cao nhất. Bản thân tôi tự rút ra một vài kinh nghiệm sau:
- Giáo viên có nhận thức đúng và kịp thời cập nhật thông tin về đổi mới phương pháp dạy học .
- Nắm được tình hình học sinh và phân loại đối tượng học sinh.
- Có tâm huyết với nghề nghiệp.
- Thực hiện triệt để các phương pháp dạy học tích cực sao cho phù hợp.
Bản thân tôi là một giáo viên tuổi nghề còn trẻ, trong công tác dạy học còn phải tích luỹ và học tập nhiều ở các đồng nghiệp. Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp để tôi tự hoàn thiện chuyên môn.Chân thành cảm ơn BGH và các đồng nghiệp trường THCS Thị trấn Đông Triều đã tạo điều kiện giúp tôi thực hiện giải pháp này.
TT Đông Triều, tháng 4 năm 2010
Người viết
Đỗ Thị Vân

File đính kèm:

  • docGiai phap sang tao.doc