Đề tài Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 4 nắm vững từ loại trong phân môn Luyện từ và Câu

 A: ĐẶT VẤN ĐỀ.

 Giáo dục bậc tiểu học là một hệ thống khoa học rất khó. Nó là nền móng đầu tiên để giúp con người tồn tại và phát triển một cách toàn diện. Đặc biệt là môn Tiếng Việt. Bởi thế, Tiếng Việt có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống của mỗi con người. Những thay đổi quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, văn hoá giáo dục nói chung đã dẫn tới những yêu cầu đổi mới trong việc dạy Tiếng Việt trong nhà trường. Chương trình môn Tiếng Việt trong các hệ thống chương trình môn học của chương trình mới được ra đời nhằm đáp ứng các yêu cầu nói trên.Vậy chương trình môn Tiếng Việt tiểu học có tác dụng mạnh mẽ trong giáo dục mĩ cảm, giúp học sinh được rèn luyện, phán đoán, nghi ngờ. Đặc biệt là trong những năm gần đây nghành đã tổ chức thi Giao lưu Tiếng Việt của chúng em cho học sinh dân tộc vùng khó khăn để học sinh được giao tiếp và phát triển vốn Tiếng việt cho các em.

 

doc19 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 5727 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 4 nắm vững từ loại trong phân môn Luyện từ và Câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 dùng dạy học, chưa linh động sáng tạo, cải tiến nội dung và phương pháp dạy học để phù hợp với đối tượng học sinh, các hoạt động dạy học chưa phù hợp, đơn điệu nghèo nàn kết quả dạy học chưa cao. 
 Với những nguyên nhân trên, Tôi nhận thấy rằng hoàn cảnh, điều kiện cũng như đặc điểm ngôn ngữ của học sinh đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy học. Bên cạnh đó, chương trình SGK lại dùng chung cho cả nước nên không tránh khỏi những bài tập còn khó so vói trình độ chung của học sinh ở địa phương, đòi hỏi người giáo viên trong quá trình dạy học phải có biện pháp, cách tháo gỡ giúp học sinh đạt được mục tiêu của chương trình.
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
 1/ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
 a. Cơ sở ban đầu:
 Để làm được việc này giáo viên không nên chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu có sẵn trong SGK, SGV, sách thiết kế. Không làm việc máy móc và ít quan tâm đến khả năng sáng tạo của học sinh. Không nên để học sinh học tập một cách thụ động chủ yếu là nghe giảng, ghi nhớ rồi làm bài theo mẫu. Vì thế ít học sinh hứng thú học tập. Năng lực và vốn có của cá nhân học sinh, giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh có cơ hội phát triển. 
 Tôi đã nghiên cứu và tìm hiểu những khó khăn và tìm cách tháo gỡ từng bài trong từng tiết dạy nhất là thời gian ở phần luyện tập để học sinh hiểu được, tìm ra, nhận diện, phân biệt được các kiểu từ loại một cách dễ dàng.
 Như vậy muốn tìm, nhận diện, phân biệt được danh từ, động từ, tính từ trước hết học sinh phải: 
 +Vạch được danh giới từ.
 + Nhận diện các danh từ, động từ, tính từ.
 + Phân biệt các tiểu từ loại.
 2/ CÁCH DẠY MỘT SỐ BÀI KHÓ TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
 a. Một số ví dụ bài khó và cách dạy bài khó về từ loại trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4.
 *. Bài Danh từ : Tuần 5 tiết 2 (SGK trang 52).
 Đây là bài dạng lý thuyết
 a) Nội dung bài học gồm có 3 phần
 * Phần 1: Nhận xét gồm có : 02 yêu cầu. 
 - Yêu cầu 1: Tìm các từ chỉ sự vật trong đoạn thơ sau :
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng sưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
 Lâm Thị Mỹ Dạ
 - Yêu cầu 2: Xếp các từ em mới tìm được vào nhóm từ thích hợp:
+ Từ chỉ người: Ông cha;.....
+ Từ chỉ vật: Sông,.....
+ Từ chỉ hiện tượng:.Mưa,...
+ Từ Chỉ khái niệm: Cuộc sống,........
+ Từ chỉ đơn vị: Cơn,.............
 * Phần 2: Ghi nhớ
 * Phần 3: Bài tập: Phần này gồm có 2 bài tập.
 * Mục tiêu của bài tập này giúp học sinh nhận biết được danh từ chỉ khái nhiệm. Biết phân biệt được danh từ chỉ khái niệm với các danh từ khác như danh từ chỉ người, sự vật...và biết đặt câu với danh từ chỉ khái niệm.
Bài tập 1: Tìm danh từ chỉ khái niệm trong số các danh từ được im đậm dưới đây:
 Một điểm nổi bật trong đạo đức của Chủ Tịch Hồ Chí Minh là Lòng Thương người.... Chính vì vậy thấy nước mất nhà tan...mà Người đã ra đi học tập kinh nghiệm của cách mạng thế giới để giúp đồng bào.
Bài tập 2: Đặt câu với một danh từ vừa tìm được. 
 b) Khó khăn: 
 Theo tôi ở phần bài tập này có 2 bài tập khó, đó là bài tập 1 và bài tập2.
 * Cái khó ở bài tập 1 là: HS nắm chưa chính xác về danh từ chỉ khái niệm, các em còn nhầm lẫn giữa danh từ chỉ khái niệm với danh từ chỉ đơn vị.
 * Cái khó ở bài tập 2 là: HS phải đặt câu để phân biệt danh từ chỉ khái niệm với các danh từ khác, trong khi chưa xác định được danh từ chỉ khái niệm.
c) Cách tháo gỡ: 
 * Ở bài tập 1:
 + Giáo viên cần củng cố cho HS khái niệm về danh từ chỉ khái niệm là:
 - Sau khi học sinh làm xong bài tập 1 ở phần luyện tập cho học sinh nhắc lại khái niệm về danh từ chỉ khái niệm danh từ chỉ đơn vị để vận dụng thục hành cũng là để khắc sâu cho những em chưa nắm được. Sau đó giáo viên chữa bài cho học sinh.
 + HS hay nhầm lẫn giữa danh từ chỉ khái niệm với danh từ chỉ đơn vị.Vì vậy giáo viên giúp HS phân biệt danh từ chỉ khái niệm với danh từ chỉ đơn vị:
 Danh từ chỉ khái niệm Danh từ chỉ đơn vị 
 - Danh từ chỉ khái niệm là những danh - Là những từ Chỉ đơn vị các sự vật như : 
từ gồm các từ không chỉ vật thể, các Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên, đơn vị đo 
chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể, lường, đơn vị tập thể, đơn vị thời gian, 
 mà biểu thị các khác khái niệm cụ thể đơn vị hành chính tổ chức.
 Ví dụ: Cuộc đời; sự nghiệp; thiên nhiên Ví dụ: Lạng, Con, tháng, buổi, trung 
 đội, đại đội
 Khi các em đã hiểu và phân biệt được giữa danh từ chỉ khái niệm với danh từ chỉ đơn vị thì các em sẽ tìm được các danh từ chỉ khái niệm có trong đoạn văn.
 Các danh từ ở trong đoạn văn là: điểm, đạo đức, lòng, kinh nghiệm, cách mạng.
 Ngoài ra nếu với đối tượng HS trong lớp mà quá yếu, khi GV đưa ra hai khái niệm về danh từ chỉ khái niệm với danh từ chỉ đơn vị mà HS vẫn không phân biệt được thì GV sửa lại yêu cầu của bài tập là: Sắp xếp các từ in đậm dưới đây vào các cột sau đây:
 Danh từ chỉ người Danh từ chỉ sự vật Danh từ chỉ khái niệm
 - GV gợi ý để HS tìm danh từ chỉ người, chỉ sự vật vào cột cho trước. Các từ còn lại chính là danh từ chỉ khái niệm. 
 * Ở bài tập 2:
 + Từ việc HS đã hiểu và xác định được các danh từ chỉ khái niệm ở bài tập 1. GV gợi ý cho HS đặt câu với các danh từ chỉ khái niệm vừa tìm được bằng cách vận dụng và đặt câu vào văn cảnh khác nhau, tình huống cụ thể để đặt câu ( GV lưu ý HS chọn một trong những danh từ vừa tìm được để đặt câu).
 VD : - Bác Hồ là một vị lãnh tụ của cách mạng Việt Nam.
 - Bạn Thuận có một điểm đáng quý là thật thà, trung thực.
 - Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
 - Tất cả học sinh chúng ta đều chăm chỉ học tập và tu dưỡng đạo đức.
 - Thầy giáo chúng em rất giàu kinh nghiệm dạy dỗ học sinh.
2. Bài : Động từ ( Tuần 9 - tiết2- SGK trang 93). Đây là dạng bài lí thuyết.
a) Nội dung bài học có 3 phần :
 * Phần 1: Nhận xét: Gồm có hai yêu cầu.
 * Yêu cầu: Đọc lại đoạn văn.
 Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai...
 Mươi Mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện, ở giữa biển rộng cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn.
Yêu cầu 2: Tìm các từ. 
 + Chỉ hoạt đông của anh chiến sĩ hoạc của thiếu nhi.
 + Chỉ trạng thái của sợ vật.
 - Dòng thác. 
 - Lá cờ.
* Phần 2: Ghi nhớ :
* Phần 3: Bài tập
 Mục Tiêu của bài tập này là giúp học sinh nắm được ý nghĩa của động từ: là từ chỉ hoạt động, trạng thái của người, sự vật, hiện tượng. Nhân biết động từ trong đoạn văn. Nêu tên các hoạt động trạng thái được bạn thể hiện bằng cử chỉ động tác không lời thông qua trò chơi: Xem kịch câm.
 Bài tập 1: Viết tên các hoạt động em thường làm hằng ngày ở nhà và ở trường. Gạch dưới động từ trong cụm từ chỉ hoạt động ấy.
Các hoạt động ở nhà. Mẫu: Quét nhà...
Các hoạt động ở trường. Mẫu: Làm bài...
Bài tập2: Gạch dưới các động từ trong các đoạn văn sau:
 a.Yết kiêu đến kinh đô Thăng Long Yết kiến vua Trần Nhân Tông :
 - Nhà vua: Trẩm cho nhà ngươi nhận lấy một loại binh khí.
 - Yết kiêu: Thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.
 - Nhà vua: Để làm gì?
 - Yết kiêu: Để dục thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.
 b. Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười ưng thuận.
 Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa!
Bài tập 3: Trò chơi: Xem kịch câm: Nói tên các hoạt động trạng thái được bạn thể hiện bằng cử chỉ, động tác không lời.
 a. Khó khăn : 
Theo tôi ở phần này có hai bài tập khó đó là bài tập 2 và bài tâp 3.
- Cái khó ở bài tập 2 là học sinh chưa hiểu rõ động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái. Chưa phân biệt được động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái nên việc xác định các động từ trong đoạn văn đã cho chưa chính xác.
 - Cái khó ở bài tập 3 là: Cách tổ chức trò chơi: Xem kịch câm.
 Trò chơi này dùng các động tác ( Có thể dùng các động từ ) để trình diễn. Người xem phải nhìn động tác đoán ra động tờ biểu thị nó. Thời lượng dành cho bài tập là quá ít ( khoảng 5- 6 phút ). Nên việc tổ chức trò chơi cho học sinh rất khó khăn.
 b. Cách tháo gỡ : 
Trước hết là giáo viên cho Học sinh nhắc lại định nghĩa về động từ “ Động từ là những từ chỉ hoạt động và trạng thái của sự vật”.
Khi học sinh đã nhớ và nắm được định nghĩa của động từ thì giáo viên cho học sinh nhẩm lại đoạn và văn tìm các từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái.
 Từ việc học sinh tìm được các từ chỉ trạng thái có trong đoạn văn thì giáo viên gợi ý cho học sinh kiểm tra lại các động từ vừa tìm được bằng cách ghép các từ: Đã, đang, xẽ, hãy, đừng, chớ, cũng, vẫn ... vào trước các động từ.
Ví dụ: ( đã ) đến, ( đang ) nhận, ( Sẽ ) biếu, ( đang ) ngắt, ( đừng ) tưởng, ( Sẽ ) thành, ( hãy ) thử bẻ, ( đang ) yết kiến .
 Ở bài tập 3 : Giáo viên cho học sinh quan sát kỹ hai bức tranh ,xem các bạn trong tranh đang làm gì? 
 + Bạn trai đang làm gì? ( Tranh 1) : Cúi
 + Bạn gái đang làm gì? ( tranh 2 ) : Ngủ
Sau khi học sinh đã hiểu rõ nội dung của hai bức tranh thì giáo viên phổ biến cách chơi các trò chơi để học sinh nắm được : Đó là chơi trò chơi nhóm đôi: Một người làm động tác, một người khác gọi đúng tên động tác bạn làm, sau đó đổi ngược lại.
 Ví dụ : 
 Động tác trong học tập: Mượn bút, đọc bài, viết bài ....
 Động tác vui chơi giải trí: Nhảy dây, đánh bài, đá cầu....
Giáo viên tổ chức cho các nhóm thi, Nhóm làm động tác, nhóm khác đoàn đúng tên động tác sau đó cả lớp cùng giáo viên nhận xét kết luận. 
Qua trò chơi này giáo viên củng cố cho học sinh thấy động từ là một loại từ được dùng nhiều trong nói và viết.
 3) Bài: Luyện tập về động từ Tuần 11(SGK trang 106). Đây là dạng bài thực hành.
a) Nội dung bài học gồm 3 bài tập.
 * Mục đích của các bài tập là giúp học sinh nắm được các động từ thường được một nhóm các từ bổ sung ý nghĩa về thời gian. Đó là các từ: đã, sẽ, đang, sắp, chưa.
 Bước đầu biết sử dụng các từ nói trên.
 Bài tập 1: Các từ in đậm dưới đậy bổ sung ý nghĩa cho từ nào? Chúng bổ sung ý nghĩa gì?
-Trời ấm lại pha 

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem Tieng viet lop 4.doc
Giáo án liên quan