Đề tài Hiệu trưởng quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Trần Hưng Đạo – huyện Đăk R’lấp, năm học 2011 - 2012

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở pháp lí của đề tài.

- Phân tích thực trạng về cách tổ chức hoạt động GDNGLL, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, các ý kiến đề xuất, biện pháp cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức hoạt động GDNGLL nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay.

III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Do điều kiện và thời gian có hạn nên trong phạm vi đề tài tôi chỉ nghiên cứu việc tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường THCS Trần Hưng Đạo.

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

Nghiên cứu tài liệu tham khảo để tìm hiểu một số vấn đề lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

2. Phương pháp quan sát sư phạm:

Quan sát công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động GDNGLL của Hiệu trưởng nhà trường và các hoạt động của giáo viên, học sinh đối với hoạt động này.

3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:

Đem lý luận phân tích thực tiễn của công tác quản lý, từ thực tiễn rút ra những hạn chế, nguyên nhân và giải pháp khắc phục.

 

 

doc30 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 793 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hiệu trưởng quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Trần Hưng Đạo – huyện Đăk R’lấp, năm học 2011 - 2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nhà trường nên có sự phối hợp, liên kết giữa kế hoạch hoạt động này với kế hoạch hoạt động khác để tránh sự trùng lặp, chồng chéo, không thống nhất trong việc thực hiện các nội dung giáo dục.
- Xây dựng nội dung hoạt động trong kế hoạch phải đồng nghĩa với kế hoạch xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, các lực lượng giáo dục, cơ sở vật chất, tài chính cho hoạt động GDNGLL nhằm đảm bảo các điều kiện để có thể thực hiện kế hoạch đã đề ra.
2. Hiệu trưởng tổ chức thực hiện kế hoạch 
2.1. Thành lập ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL
- Theo thông tư số 32 của Bộ giáo dục và TW Đoàn thanh niên cộng sản HCM kí ngày 15/10/1988: “Mỗi trường thành lập ban chỉ đạo (hay điều hành) các hoạt động ngoài giờ lên lớp dưới sự chủ trì của Hiệu trưởng (hay phó hiệu trưởng) với sự tham gia của bí thư Đoàn trường (hay Tổng phụ trách Đội với trường PTCS) và một số giáo viên bộ môn, giáo viên chủ niệm phụ trách các hoạt động”. Nhiệm vụ cơ bản của ban chỉ đạo là giúp Hiệu trưởng quản lí các hoạt động giáo dục:
+ Xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động và chỉ đạo thực hiện.
+ Tổ chức thực hiện sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong và ngoài trường trong các hoạt động.
+ Tổ chức, hướng dẫn GVCN tiến hành các hoạt động.
+ Kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giáo dục của hoạt động.
2.1.1. Thực trạng
Trên cơ sở thông tư 32, kết hợp với thực tiễn của nhà trường, ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng đã ra quyết định thành lập ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL nhằm thực hiện tốt kế hoạch đã lập ra. Các thành viên Ban chỉ đạo gồm:
- Trưởng ban: Phó hiệu trưởng
- Phó ban: Tổng phụ trách đội.
- Các uỷ viên: 16 giáo viên chủ nhiệm.
Khi thành lập được ban chỉ đạo, Hiệu trưởng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong việc thực hiện kế hoạch hoạt động đã xây dựng trong năm học. Để ban chỉ đạo hoạt động có hiệu quả, các thành viên hoạt động đều tay, Hiệu trưởng đã lập ra các tiểu ban, mỗi tiểu ban chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo một mảng hoạt động giáo dục với những nhiệm vụ được qui định cụ thể như sau:
2.2.1. Tiểu ban Kỉ luật trật tự
* Nhiệm vụ:
- Có mặt trước buổi học 20 phút 
- Giữ trật tự kỉ luật trong các buổi học, nhất là đầu giờ, giờ ra chơi và cuối buổi học. 
- Kiểm tra nề nếp học sinh và các lớp (sĩ số, ra vào lớp, đồng phục, khăn quàng, vệ sinh, việc chơi đùa) để chấn chỉnh và cùng BGH giải quyết các vụ việc xảy ra trong buổi trực.
- Ghi sổ trực giúp Tổng phụ trách và nhà trường có số liệu sơ, tổng kết.
2.2.2. Tiểu ban thể dục thể thao
* Nhiệm vụ: 
- Xây dựng nề nếp thể dục buổi sáng, giữa giờ và thói quen tập thể dục, chơi thể thao nâng cao thể lực cho học sinh.
- Tổ chức các hội thi: hội khoẻ Phù Đổng, hội thao, điền kinhvà các hình thức vui chơi, hoạt động thể dục thể thao. 
- Thành lập và luyện tập các đội tuyển: Điền kinh, bóng bàn, cầu lông, đá cầu, cờ vua, teckwondo để dự thi hội khoẻ Phù Đổng các cấp.
- Tổ chức đại hội điền kinh cấp trường, lập đội tuyển dự đại hội điền kinh cấp huyện, cấp tỉnh.
2.2.3. Tiểu ban Văn nghệ
* Nhiệm vụ: 
- Xây dựng phong trào văn nghệ trong trường: nề nếp hát đầu giờ, giữa giờ, tập bài hát truyền thống của trường, Đội.
- Tổ chức hội diễn văn nghệ: đơn ca, nhóm ca, múa chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Thành lập đội văn nghệ của trường để diễn phục vụ các ngày lễ hoặc giao lưu với các đơn vị kết nghĩa hoặc các cơ quan đoàn thể khác.
 2.2.4. Tiểu ban vẽ tranh
* Nhiệm vụ:
Tổ chức thi vẽ tranh trong học sinh. Chủ đề: Quê hương đất nước; mái trường và thầy cô, bạn bè; an toàn giao thông; ma túy; môi trường
2.2.5. Tiểu ban các Câu lạc bộ
* Nhiệm vụ: Tổ chức dưới hình thức vui chơi để nâng cao hiểu biết và niềm yêu thích đối với bộ môn, góp phần ôn luyện và mở rộng kiến thức trong và ngoài trường.
2.2.6. Tiểu ban Đoàn – Đội 
* Nhiệm vụ: 
- Lập kế hoạch hoạt động cho Đoàn thanh niên và Đội TNTP trong suốt năm học theo chủ đề, chủ điểm qui định.
- Tổ chức đội Sao đỏ giám sát các hoạt động của Đoàn, Đội.
- Tổ chức Đại hội liên, chi đội.
- Tổ chức phát động và sơ kết tuần, các đợt thi đua học tốt và phong trào do trường và Thành đoàn, Hội đồng Đội phát động.
 	- Tổ chức và luyện tập đội nghi thức dự thi cấp huyện. 
 	- Theo dõi thi đua giữa các chi đội.
 	- Hỗ trợ với GVCN trong các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (về nội dung, hình thức tổ chức, các trò chơi vận động).
2.1.2. Phân tích thực trạng
a. Những việc đã làm được
- Trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch, Hiệu trưởng đã thành lập được Ban chỉ đạo (BCĐ) và xây dựng được nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của từng tiểu ban, mỗi thành viên trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục. Chính vì sự phân công cụ thể nên các tiểu ban đã xác định được nhiệm vụ của mình và trưởng tiểu ban đã chủ động lên kế hoạch hoạt động phù hợp với kế hoạch chung của nhà trường. Điểm mạnh của nhà trường về các phong trào, nhất là phong trào thể dục, thể thao, văn nghệ cũng xuất phát từ chính việc phân công tổ chức đã nêu trên. Khi kế hoạch về tham gia các phong trào ở trên triển khai về trường như: thi điền kinh, hội khoẻ Phù Đổng, liên hoan tiếng hát dưới mái trường, vòng tay bè bạn nội dung phong trào thuộc nhiệm vụ của tiểu ban nào thì trưởng tiểu ban đó lên kế hoạch tổ chức thực hiện kèm theo dự trù kinh phí hoạt động và trình Hiệu trưởng duyệt. Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ năm học, yêu cầu thực tiễn của hoạt động giáo dục, Hiệu trưởng sẽ tập trung tổ chức nguồn lực tạo mọi điều kiện thúc đẩy phong trào đạt kết quả tốt. Hoạt động phong trào đòi hỏi phải đầu tư rất nhiều kinh phí. Đối với những trường có điểm mạnh đã trở thành truyền thống về các hoạt động giáo dục như trường THCS Trần Hưng Đạo thì việc đầu tư nguồn lực để duy trì và phát huy thành tích mà nhà trường đã đạt được trong những năm qua là việc mà Hiệu trưởng không thể không quan tâm. Do vậy, ngoài nguồn ngân sách nhà nước, Hiệu trưởng đã thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, vận động nguồn kinh phí từ nhiều phía để tạo mọi điều kiện cho các phong trào hoạt động đạt hiệu quả tốt.
- Sự phân công công việc hợp lí, khai thác được điểm mạnh của các thành viên trong trường của Hiệu trưởng nên đã giúp các cá nhân, bộ phận có điều kiện phát huy được năng lực, sở trường của mình ở từng mảng hoạt động giáo dục.
b. Những tồn tại
- Nhìn vào cơ cấu trong BCĐ hoạt động GDNGLL của nhà trường, ta thấy thiếu các thành phần như: Bí thư đoàn thanh niên, đại diện BCH Công đoàn, hội cha mẹ học sinh, các tổ trưởng chuyên môn. Cũng chính vì thế vai trò của các tổ chức này trong hoạt động GDNGLL có phần bị lu mờ. Nhiệm vụ và trách nhiệm trong công tác tổ chức hoạt động GDNGLL đặt nặng trên vai Phó hiệu trưởng, Tổng phụ trách Đội và các giáo viên chủ nhiệm. Mọi công việc dồn cho Tổng phụ trách, các trưởng tiểu ban, các giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm thực hiện, còn các thành viên khác chỉ chú trọng đầu tư cho hoạt động dạy - học, còn các không việc khác thì quan niệm: không phải việc của mình nên mình không cần quan tâm.
- Khi phân công công việc cho các thành viên trong BCĐ, Hiệu trưởng chỉ chú trọng nhiều đến các hoạt động bề nổi đó là các phong trào, còn cách thức tổ chức các tiết hoạt động GDNGLL theo qui định và dưới hình thức tự chọn thì chưa thật sự đầu tư nhân lực để đa dạng hoá các loại hình sinh hoạt mà chủ yếu giao khoán cho giáo viên chủ nhiệm nên thực tiễn cho thấy nội dung và cách thức tổ chức sinh hoạt còn có một số hạn chế nhất định.
2.1.3. Đề xuất
- Khi thành lập BCĐ hoạt động GDNGLL, Hiệu trưởng nên quán triệt thông tư 32 của Bộ giáo dục: BCĐ phải đủ các thành phần: Đại diện BGH, đại diện Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Công đoàn, hội cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm và đại diện các tổ bộ môn. Có như vậy mới có thể tập hợp được các lực lượng trong nhà trường để đầu tư cho hoạt động giáo dục này, tránh tình trạng người làm không hết việc, người thì cho đó không phải là việc của mình nên không làm. Sự có mặt của đại diện hội cha mẹ học sinh trong Ban chỉ đạo cũng rất quan trọng. Họ sẽ động viên và hỗ trợ về kinh phí để hoạt động GDNGLL thực sự có hiệu quả, giúp nhà trường trong việc giáo dục con em có động cơ học tập đúng đắn, là nhân tố quan trọng trong việc kết hợp với nhà trường hình thành nhân cách học sinh, vận động địa phương làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục.
- Khi tổ chức phân công công việc nên có cái nhìn toàn diện, tránh xem trọng hoạt động bề nổi là các phong trào nhằm đạt được thành tích cao mà nên có sự đầu tư nhân lực để đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức các tiết sinh hoạt GDNGLL theo qui định, tiết ngoại khoá theo chủ đề nhằm tạo nhiều sân chơi bổ ích lôi cuốn các em học sinh, tạo sự hứng thú thật sự khi được tham gia các hoạt động này.
2.2. Tổ chức các lực lượng bên trong nhà trường
2.2.1. Đối với giáo viên chủ nhiệm
- Các lực lượng giáo dục trong nhà trường nói chung và lực lượng GVCN nói riêng giữ vai trò quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường, họ là nhân tố đắc lực giúp Hiệu trưởng quản lí tốt mọi hoạt động dạy - học diễn ra ở từng lớp, vấn đề giáo dục đạo đức học sinh. Đồng thời là cầu nối liên lạc giữa nhà trường với phụ huynh học sinh trong việc quản lí việc học tập và rèn luyện đạo đức học sinh. Muốn tổ chức tốt hoạt động GDNGLL, một nhân tố không thể thiếu được đó là sự tác động tích cực của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm.
2.2.1.1. Thực trạng
- Hiệu trưởng đã làm tốt công tác tổ chức, động viên lực lượng GVCN tích cực tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong trường.
- GVCN ngay từ đầu năm đã được Hiệu trưởng quán triệt vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm của mình trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh: Nắm rõ từng đối tượng học sinh của lớp mình về hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tính cách, khả năng và thiên hướng của các em để đưa các em vào các hoạt động phù hợp, phát triển được khả năng tiềm ần của các em. Đặc biệt quam tâm giúp đỡ những em HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để các em cố gắng vươn lên trong học tập.
- Phối hợp với Tổng phụ trách Đội bồi dưỡng đội ngũ học sinh cốt cán của lớp, các kĩ năng tổ chức hoạt động tập thể giúp các em từng bước hình 

File đính kèm:

  • docĐỀ TÀI.doc