Đề tài Anh chị hãy xác định và phân tích các vấn đề về phương pháp dạy học hiện nay tồn tại trong trường THPT của anh chị hay trong việc dạy học môn học mà các anh chị đang thực hiện

Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cấp thiết đang đặt ra cho ngành giáo dục hiện nay. Nghị quyết đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: “Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh học vẹt, nhồi nhét, học chạy

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1045 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Anh chị hãy xác định và phân tích các vấn đề về phương pháp dạy học hiện nay tồn tại trong trường THPT của anh chị hay trong việc dạy học môn học mà các anh chị đang thực hiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ BÀI: Anh chị hãy xác định và phân tích các vấn đề về phương pháp dạy học hiện nay tồn tại trong trường THPT của anh chị hay trong việc dạy học môn học mà các anh chị đang thực hiện ?
 Bài làm
Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cấp thiết đang đặt ra cho ngành giáo dục hiện nay. Nghị quyết đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: “Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh học vẹt, nhồi nhét, học chạy”. Chúng ta cần vận dụng một cách sáng tạo các PPDH hiện đại theo hướng phát huy tính tính cực nhận thức, tính chủ động, sáng tạo của sinh viên, tăng cường tự học, tự nghiên cứu; từng bước áp dụng những thành tựu của CNTT vào quá trình dạy học.
Để đi cùng với xu hướng đổi mới phương pháp dạy và học của nền giáo dục nói chung, bản thân em có một số suy nghĩ sau:
1. Trước hết em đề cập đến thực trạng dạy và học của chúng ta hiện nay:
-	Tuy chúng ta dã có sự đổi mới về phương pháp dạy và học, nhưng chưa thực chất, thiếu chiều sâu, thiếu triệt để, mới chỉ dừng lại ở việc cải tiến phương pháp dạy học truyền thống bằng cách sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại thay cho phấn trắng bảng đen, tăng cường sử dụng các câu hỏi tái hiện, và chủ yếu cũng chỉ thực hiện trong tiết thao giảng, dự giờ, sau đó lại đâu vào đấy, quay về với phương pháp truyền thống “thầy đọc- trò chép”. Vì có thể phương pháp dạy học truyền thống theo lối một chiều đã ăn sâu vào tiềm thức của giáo viên, rất khó để thây đổi.
 -	Bên cạnh đó, do đặc điểm của nền giáo dục hiện tại là chỉ chú trọng việc cung cấp cho người học kiến thức nên dễ dẫn đến tình trạng học nhồi nhét kiến thức một cách thụ động, ít quan tâm đế cảm nhận, suy nghĩ. Không bồi dưỡng được năng lực độc lập, chủ động sáng tạo, biết tìm tòi những tri thức mới của người học. Mặc dù đó là những năng lực rất cần thiết cho một nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức.
-	Ngoài tra, cách kiểm tra đánh giá kiến thực hiện nay thực sự là một rào cản đối với việc đổi mới phương pháp dạy học. Thi thế nào thì dạy và học thế ấy. Việc kiểm tra đáng giá học sinh-sinh viên chủ yếu là kiểm tra sự ghi nhớ, thuộc bài, mà ít chú trọng đến khả năng suy luận sáng tạo, rèn luyện kĩ năng thực hành. Bài thực hành học sinh hầu như không cần làm thí nghiệm mà quan sát giáo viên biểu diễn, hay thậm chí là HS chỉ cần báo cáo thí nghiệm dựa vào lí thuyết có sẵn, GV không cần tổ chức giờ thực hành đó 
-	Một vấn đề nữa là việc thiếu cơ sở vật chất kĩ thuật để giáo viên có thể tổ chức các giờ dạy học theo phương pháp dạy học mới, tích cực (phòng đa năng, máy chiếu, phòng thí nghiệm,.), điều này cũng dẫn đến việc hạn chế sự tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên. Chưa kể là các phương tiện dạy học này không phải giáo viên nào cũng có thể sử dụng thành thạo (phải được tập huấn, các hướng dẫn hầt như đều bằng tiếng nước ngoài).
2. Để giải quyết thực trạng trên cũng là nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, em có một số ý kiến như sau:
-	Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh, đặc biệt là phương pháp dạy học nêu vấn đề.
- 	Nghiêm túc rà soát lại nội dung và mục tiêu giảng dạy hiện nay, theo đó giảm bớt các nội dung mang tính hàn lâm, giảm thời lượng chương trình lí thuyết, tăng cường các giờ thực hành, tham quan thực tế. Luôn cập nhật các chương trình học tập của thế giới để có sự điều chỉnh cho phù hợp
- 	Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng là một trong các giải pháp hiệu quả nhất để khắc phục lối truyền thụ một chiều. Đánh giá học sinh phải đánh giá cả một quá trình học tập, không những kiến thức mà cả tinh thần, thái độ học tập của học sinh đó. Các hình thức kiểm tra phong phú hơn, từ kiểm tra miệng, kiểm tra viết đến bài kĩ năng thực hành, báo cáo thực hành, thực nghiệm, semine, Các câu hỏi kiểm tra phải đòi hỏi sự suy luận, sáng tạo, đòi hỏi học sinh phải hiểu bài mới có thể làm tốt.
- 	Bản thân mỗi giáo viên phải thực sự nhận thấy tác dụng và tầm ý nghĩa lớn lao của việc đổi mới phương pháp truyền thụ kiến thức và đổi mới trong cách đánh giá học sinh. Các phương pháp dạy học tích cực đều đỏi hỏi sự làm việc tích cực của học sinh, nhưng bản thân người giáo viên cũng phải sáng tạo và hoạt động vất vả hơn nhiều so với một bài giảng theo phương pháp truyền thống. Điều này đòi hỏi mỗi giáo viên, ngoài sự hiểu biết chuyên môn hơn là lòng yêu nghề và trách nhiệm trong công việc hơn nữa, vì không chỉ là cái họ dạy mà là cách họ dạy mới giúp ích tương lai thế hệ trẻ.
-	Bộ giáo dục, Sở giáo dục thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng phương pháp dạy học tích cực cho giáo viên các cấp, các vùng miền.
- 	Để đảm bảo quyền lợi cũng như sự thuận lợi cho cả giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập theo phương pháp mới, bản thân Bộ giáo dục và các ban ngành cũng cần có sự đổi mới, không chỉ là chương trình, là cách kiểm tra đánh giá học sinh mà cả cách đánh giá giáo viên cũng phải thay đổi. Không đánh giá khắt khe trình tự lên lớp thế nào, “cháy” giáo án hay không, .vì với việc dự giờ một hai tiết học để đánh giá giáo viên thì có thể không chính xác, thậm chí không công bằng. Theo tôi, những giờ dự giờ chỉ nên mang ý nghĩa học hỏi, thử nghiệm các phương pháp dạy mới, hay góp ý với nhau, chứ không nên lấy đó cơ sở để đánh giá giáo viện. Có thể đánh giá giáo viên qua ở thái độ làm việc, ở kết quả học tập của học sinh, ở phản ánh của học sinh,  trong một quá trình. 
- Ngoài ra, Nhà nước, các ban ngành cũng như Bộ giáo dục cũng cần có những chính sách thoả đáng hơn phục vụ quyền lợi của đội ngũ Sư phạm. Công việc vất vả, trách nhiệm nặng nề, nhưng lương thì thực sự còn thấp. Sự thiệt thòi trong mức lương so với một số ngành khác cũng là một nguyên do sâu xa giải thích cho việc giáo viên thiếu yêu nghề, đương nhiên họ sẽ chẳng muốn mất thêm công sức và thời gian cho việc đổi mới phương pháp dạy học nữa. Vậy thì, ngoài việc tăng mức lương cơ bản cho giáo viên, Bộ còn nên có những khoản lương thưởng cho các giáo viên đang sử dụng các phương pháp dạy học và tích cực (theo đăng kí của giáo viên, theo chất lượng của học sinh, thông qua kiểm tra đột xuất).
Trên đây là những ý kiến của em về hiện trạng việc sử dụng các phương pháp dạy học trong các trường phổ thông hiện nay nói chung và trường nơi em đã từng có một thời gian công tác nói riêng. Đồng thời cũng như một số giải pháp để khắc phục và xây dựng phần nào phong trào giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Việc đổi mới phương pháp dạy và học là một đòi hỏi vô cùng cấp bách hiện nay để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy. Muốn thực hiện được điều này cần sự chung tay của nhà nước, các ban ngành, sự nỗ lực của đội ngũ giáo viên cũng như bản thân mỗi giáo viên chúng ta, vì thế hệ trẻ của đất nước.

File đính kèm:

  • docBAI DIEU KIEN-EM NGOAN-K19.doc
Giáo án liên quan