Đề kiểm tra lớp 12 (Cơ bản) - Trường THCS - THPT Mỹ Quý

Đề 1

1/ Trình bày cảm nhận về đoạn thơ:

 không ai chôn cất tiếng đàn

tiếng đàn như cỏ mọc hoang

giọt nước mắt vầng trăng

long lanh trong đáy giếng

(Đàn ghi ta của Lor-ca –Thanh Thảo)

2/ Phân tích khổ thơ sau:

Dữ dội và dịu êm

 Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

("Sóng" –Xuân Quỳnh)

Đáp án

Câu 1 (4 đ) Nêu cảm nhận về đoạn thơ

 *Mức đầy đủ: (4đ)

-Tiếng đàn tượng trưng cho nghệ thuật của Lor-ca. Nó còn là tình yêu con người, khát vọng cách tân mà ông hằng đeo đuổi. Đó là cái đẹp mà mọi sự tàn ác không thể nào hủy diệt được. Nó sẽ sống và lưu truyền mãi như thứ cỏ dại "mọc hoang"

-Tiếng đàn còn có thể hiểu là nỗi xót thương của mọi người trước cái chết của một thiên tài. Đó là sự nuối tiếc hành trình cách tân nghệ thuật dang dở của Lor-ca.

*Mức không đầy đủ (2 đ)

-Chỉ nêu một trong hai ý

*Mức không tính điểm

Không nêu ý kiến

Câu 4. (6 đ) Viết đoạn theo yêu cầu:

 -Hình thức: khái quát- phân tích chi tiết- đánh giá tổng hợp

-Nội dung: Khai thác và phân tích các biện pháp nghệ thuật để làm rõ nội dung: trạng thái tâm lí đặc biệt trong tâm hồn người con gái đang yêu

*Mức đầy đủ: (6 đ)

-Viết đoạn đảm bảo về hình thức và nội dung; , có tính mạch lạc.

*Mức không đầy đủ (3 đ)

-Đảm bảo được nội dung.chưa đảm bảo về hình thức; tình mạch lạc còn hạn chế,

*Mức không tính điểm

Không viết đoạn văn

 

doc3 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 904 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra lớp 12 (Cơ bản) - Trường THCS - THPT Mỹ Quý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD & ĐT Long An
Trường THCS- THPT Mỹ Quý
Đề kiểm tra lớp 12 (Cơ bản)
Đề 1
1/ Trình bày cảm nhận về đoạn thơ:
	không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng
(Đàn ghi ta của Lor-ca –Thanh Thảo)
2/ Phân tích khổ thơ sau: 
Dữ dội và dịu êm
 Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
("Sóng" –Xuân Quỳnh)
Đáp án
Câu 1 (4 đ) Nêu cảm nhận về đoạn thơ
 *Mức đầy đủ: (4đ)
-Tiếng đàn tượng trưng cho nghệ thuật của Lor-ca. Nó còn là tình yêu con người, khát vọng cách tân mà ông hằng đeo đuổi. Đó là cái đẹp mà mọi sự tàn ác không thể nào hủy diệt được. Nó sẽ sống và lưu truyền mãi như thứ cỏ dại "mọc hoang"
-Tiếng đàn còn có thể hiểu là nỗi xót thương của mọi người trước cái chết của một thiên tài. Đó là sự nuối tiếc hành trình cách tân nghệ thuật dang dở của Lor-ca.
*Mức không đầy đủ (2 đ)
-Chỉ nêu một trong hai ý
*Mức không tính điểm
Không nêu ý kiến
Câu 4. (6 đ) Viết đoạn theo yêu cầu: 
 -Hình thức: khái quát- phân tích chi tiết- đánh giá tổng hợp
-Nội dung: Khai thác và phân tích các biện pháp nghệ thuật để làm rõ nội dung: trạng thái tâm lí đặc biệt trong tâm hồn người con gái đang yêu
*Mức đầy đủ: (6 đ)
-Viết đoạn đảm bảo về hình thức và nội dung; , có tính mạch lạc.
*Mức không đầy đủ (3 đ)
-Đảm bảo được nội dung.chưa đảm bảo về hình thức; tình mạch lạc còn hạn chế, 
*Mức không tính điểm
Không viết đoạn văn
Đề 2.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cốn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao , ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
(Trích "Tây tiến"- Quang Dũng)
1.Cho biết vị trí của đoạn thơ trên trong bài thơ "Tây Tiến"?(1 đ)
2.Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ đó? (2đ)
3.Nêu ý chính của đoạn thơ? (3đ)
4.Viết đoạn văn (7-10 câu) trình bày cảm nhận về đoạn thơ? (4 đ)
Đáp án
Câu 1. (1đ).Vị trí : nằm ở đoạn thứ nhất của bài thơ "Tây tiến"
Câu 2 (2đ)Các phương thức biểu đạt: miêu tả và biểu cảm
Câu 3.(3đ)
Ý chính: Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên núi rừng miền tây hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng mĩ lệ, thơ mộng 
Câu 4. (4 đ) Viết đoạn theo yêu cầu: 
 -Hình thức: khái quát- phân tích chi tiết- đánh giá tổng hợp
-Nội dung: Khai thác và phân tích các biện pháp nghệ thuật để làm rõ nội dung: Vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng miền tây.
*Mức đầy đủ: (4đ)
-Đảm bảo đủ và vượt theo số câu quy định; hình thức, nội dung theo yêu cầu, có tính mạch lạc.
*Mức không đầy đủ (2 đ)
-Chưa đảm bảo về hình thức; tình mạch lạc còn hạn chế 
*Mức không tính điểm
Không viết đoạn văn
Đề 3.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
	Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
	Quân xanh màu lá dữ oai hùm
	Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
	Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
(Trích "Tây tiến" –Quang Dũng)
1.Cho biết vị trí của đoạn thơ trên trong bài thơ "Tây Tiến"?(1 đ)
Biện pháp nghệ thuật chủ yếu nào được sử dụng trong đoạn thơ trên? (2 đ)
Đoạn thơ tập trung khắc họa chân dung người lính ở những phương diện nào?(3đ)
Viết đoạn văn (7-10 câu) trình bày cảm nhận về đoạn thơ? (4 đ)
Đáp án
Câu 1. (1đ) Vị trí : nằm ở đoạn thứ ba của bài thơ "Tây tiến"
Câu 2 (2đ)
 Biện pháp nghệ thuật chủ yếu: phóng đại(khoa trương, nói quá )
Câu 3.(3đ)
Chân dung người lính hiện lên qua: diện mạo, khí phách, tâm hồn
Câu 4. (4 đ) Viết đoạn theo yêu cầu: 
 -Hình thức: khái quát- phân tích chi tiết- đánh giá tổng hợp
-Nội dung: Khai thác và phân tích các biện pháp nghệ thuật để làm rõ nội dung: Vẻ đẹp kiêu hùng lẫm liệt của người lính tây tiến
*Mức đầy đủ: (4đ)
-Đảm bảo đủ và vượt theo số câu quy định; hình thức, nội dung theo yêu cầu, có tính mạch lạc.
*Mức không đầy đủ (2 đ)
-Chưa đảm bảo về hình thức; tình mạch lạc còn hạn chế 
*Mức không tính điểm
Không viết đoạn văn

File đính kèm:

  • docNgan hang de Kiem Tra Hoc Ki I 20142015.doc
Giáo án liên quan