Đề kiểm tra học kỳ 1 – năm học 2007 - 2008 môn: hóa 11

1/ Phát biểu nào sau đây đúng:

A. Axit photphoric là chất rắn, dạng tinh thể, trong suốt, không màu

B. Khi đun nóng đến khoảng 200-250OC axit photphoric mất bớt nước biến thành axit mêta photphoric HPO3

C. Cũng như HNO3 , H3PO4 là axit có tính oxi hóa mạnh

D. Axit photphoric H3PO4 còn gọi là axit đi photphoric

 

doc1 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 786 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ 1 – năm học 2007 - 2008 môn: hóa 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT VÕ THỊ SÁU	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 – NĂM HỌC 2007 - 2008
	MÔN: HÓA 11 – Thời gian: 50’ – MÃ ĐỀ: 101
A. Phần trắc nghiệm:
1/ Phát biểu nào sau đây đúng:
Axit photphoric là chất rắn, dạng tinh thể, trong suốt, không màu 
Khi đun nóng đến khoảng 200-250OC axit photphoric mất bớt nước biến thành axit mêta photphoric HPO3
Cũng như HNO3 , H3PO4 là axit có tính oxi hóa mạnh
Axit photphoric H3PO4 còn gọi là axit đi photphoric
2/ Trong dung dịch axit photphoric có các thành phần sau ( Không kể đến H+ và OH- do nước phân li ra )
H2PO4- , HPO42- , PO43-
H+ , H2PO4- , HPO42- , PO43-
H3PO4 , H+, H2PO4- , HPO42- , PO43-
H3PO4 , H2PO4- , HPO42- , PO43-
3/ Để phân biệt HNO3 và H3PO4 ta có thể dùng thuốc thử nào sau đây 
Cu
Dung dịch AgNO3
Dung dịch Kiềm 
Tất cả câu trên đều đúng 
4/ Khoáng vật Đôlômit có công thức:
CaCO3 . Na2CO3
CaCO3 . MgCO3
K2CO3 . Na2CO3
K2CO3 . Na2CO3
5/ Trong các dạng tồn tại của Cacbon, dạng nào hoạt động hóa học hơn cả 
Kim cương
Than đá.
Than chì 
Than cốc
6/ Khi tác dụng với chất nào, Cacbon sẽ đóng vai trò chất oxi hóa:
KClO3
HNO3
Al
KNO3
7/ Dẫn khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong dư có hiện tượng:
Dung dịch bị vẫn đục
Dung dịch bị đục sau đó trong lại
Không thấy hiện tượng gì
Dung dịch có màu xanh.
8/ Chất khí nào có độc tính:
O2
CO2
N2
CO
9/ Dung dịch NaHCO3 có môi trường gì?
 axit.
 bazơ
Trung tính.
Axit hay baz tuỳ theo lượng nước cho vào..
10/ Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch kiềm loãng:
Si
SiO2
CaCO3
MgCO3
11/ Phản ứng nào dùng để khắc thủy tinh:
Si + 2F2 SiF4
SiO2 + 4HF SiF4 + 2H2O
SiO2 + 2NaOHđ Na2SiO3 + H2O
Na2SiO3 + 2HF H2SiO2 + 2NaF
12/ Axit silisic là chất:
Khí dễ hóa lỏng
Lỏng trong suốt
Rắn dễ nóng chảy
Chất rắn dễ bị nhiệt phân.
B. Phần tự luận:
Lý thuyết:
Câu 1: Viết các pthh thực hiện dãy chuyển hóa sau đây:
Ca3(PO4)2 Ú H3PO4 Ú (NH4)3PO4 Ú Ag3PO4
 ¯ ¯
 Ca(H2PO4)2	NH3
Câu 2: Nhận biết các lọ dung dịch mất nhãn sau, chỉ bằng 1 hóa chất:
	Na3PO4 , Na2SiO3 , Na2CO3 
Bài toán:
Bài toán 1: Cho 200 gam dung dịch NaOH 22% vào 100 gam dung dịch H3PO4 39,2 % . Tính khối lượng các muối thu được. Cho Na = 23; O = 16, H = 1, P = 31.
Bài toán 2: Để xác định hàm lượng %C trong một mẫu gang trắng người ta đốt 10 gam mẫu gang đó rồi dẫn khí CO2 thu được qua nước vôi trong dư thấy có 2 gam kết tủa.
Tính hàm lượng % C trong mẫu gang đó.
Nếu cho lượng CO2 ở trên tác vừa hết với Mg. Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi nung? (phản ứng xảy ra hoàn toàn).
 (C=12, O=16, H=1, Ca=40, Mg=24) 
Lưu ý: Các lớp 11 cơ bản học 2 tiết hoá một tuần không phải làm câu lý thuyết 2 và bài toán 2.
---Hết---

File đính kèm:

  • docHoa11-A.doc
Giáo án liên quan