Đề kiểm tra học kì II – năm học 2008 - 2009 môn hóa học ; khối 12

Câu 1: Dãy các kim loại đều tác dụng được với dung dịch muối sắt (III) là:

A. Al, Fe, Ni, Cu, Ag B. Mg, Fe, Ni, Ag, Cu C. Al, Fe, Ni, Ag D. Al, Fe, Ni, Cu

Câu 2: Trong bảng tuần hoàn, Fe nằm ở ô thứ 26. Cấu hình electron của cation Fe2+ là:

A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d4 4s2 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d4

C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 709 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II – năm học 2008 - 2009 môn hóa học ; khối 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỚ GD – ĐT BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT VÕ GIỮ
MÃ ĐỀ THI 132
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2008 - 2009
MÔN HÓA HỌC ; KHỐI 12
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) 
Họ, tên thí sinh:.......................................................................................................Lớp:..........
01
11
21
31
02
12
22
32
03
13
23
33
04
14
24
34
05
15
25
35
06
16
26
36
07
17
27
37
08
18
28
38
09
19
29
39
10
20
30
40
(Cho: C = 12; O = 16; Ca = 40; H = 1; Fe = 56; Mg = 24; Cu = 64; Ag = 108; Zn = 65; Al = 27)
Chú ý: Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
A. PHẦN CHUNG (7 ĐIỂM):
Câu 1: Dãy các kim loại đều tác dụng được với dung dịch muối sắt (III) là:
A. Al, Fe, Ni, Cu, Ag	B. Mg, Fe, Ni, Ag, Cu	C. Al, Fe, Ni, Ag	D. Al, Fe, Ni, Cu
Câu 2: Trong bảng tuần hoàn, Fe nằm ở ô thứ 26. Cấu hình electron của cation Fe2+ là:
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d4 4s2	B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d4
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6	D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5
Câu 3: Nhôm oxit (Al2O3) không phản ứng được với dung dịch
A. NaOH.	B. HNO3.	C. H2SO4.	D. NaCl.
Câu 4: Cho 24,50 g hỗn hợp A gồm Fe, Mg tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 13,72 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam hỗn hợp muối khan?
A. 69,09 g	B. 64,31 g	C. 73,50 g	D. 67,99 g
Câu 5: Dung dịch KMnO4 bị mất màu khi phản ứng với dung dịch muối FeSO4 trong môi trường axit dư là do:
A. MnO4– bị khử thành Mn2+	B. MnO4– tạo phức với Fe2+
C. MnO4– bị oxihóa	D. MnO4– không màu trong dung dịch axit
Câu 6: Trong bảng tuần hoàn, Cu nằm ở ô thứ 29. Cấu hình electron của cation Cu là:
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d9 4s2	B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d9
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1	D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 3d10
Câu 7: Biết 2,3 g hỗn hợp gồm MgO, CuO, FeO tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch H2SO4 0,2M. Khối lượng muối thu được là:
A. 2,7 g	B. 3,9 g	C. 3,8 g	D. 3,6 g
Câu 8: Các số oxihóa đặc trưng của crom là:
A. +2, +4, +6	B. +2, +3, +6	C. +1, +2, +4, +6	D. +3, +4, +6
Câu 9: Cho một đinh sắt dư vào dung dịch HNO3 loãng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy đinh sắt ra, ta được dung dịch chứa:
A. Fe(NO3)3	B. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3
C. Fe(NO3)2	D. Fe(NO3)2 và HNO3 dư
Câu 10: Kim loại Al không tác dụng được với dung dịch
A. HCl.	B. NaOH.	C. Cu(NO3)2.	D. H2SO4 đặc, nguội.
Câu 11: Nhận định nào sau đây sai:
A. Sắt tan được trong dung dịch FeCl3	B. Sắt tan được trong dung dịch CuSO4
C. Đồng tan được trong dung dịch FeCl3	D. Sắt tan được trong dung dịch FeCl2
Câu 12: Cho các ion: Ni2+, Zn2+, Ag+, Al3+, Pb2+. Ion có tính oxihóa mạnh nhất và ion có tính oxihóa yếu nhất lần lượt là:
A. Pb2+ và Ni2+	B. Al3+ và Ag+	C. Ag+ và Zn2+	D. Ag+ và Al3+
Câu 13: Cho m gam kim loại Al tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là:
A. 5,4.	B. 10,8.	C. 2,7.	D. 8,1.
Câu 14: Nhúng một lá Cu vào dung dịch AgNO3, sau một thời gian thấy khối lượng lá Cu tăng 1,52 g. Khối lượng Ag bám vào lá Cu là:
A. 2,16 g	B. 1,28 g	C. 1,52 g	D. 1,08 g
Câu 15: Khử hoàn toàn 58,5 g hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần 20,16 lít khí CO (đktc). Khối lượng sắt thu được là:
A. 15,435 g	B. 18,522 g	C. 44,100 g	D. 30,870 g
Câu 16: Cho phản ứng: aAl + bHNO3 ® cAl(NO3)3 + dNO + eH2O.
Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng
A. 4.	B. 6.	C. 7.	D. 5.
Câu 17: Cho dung dịch FeCl2 và AlCl3, FeCl3 tác dụng với dung dịch NaOH dư, lấy kết tủa nung khan trong không khí đến khối lượng không đổi, chất rắn thu được là:
A. FeO, Fe2O3 và Al2O3	B. Fe2O3	C. FeO và Fe2O3	D. Fe2O3 và Al2O3
Câu 18: Cho 19,2 g kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 4,48 lít khí NO duy nhất (đktc). Kim loại M là:
A. Mg	B. Cu	C. Zn	D. Fe
Câu 19: Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào không phải là phản ứng oxihóa – khử?
A. Fe + 2 HCl → FeCl2 + H2 	B. FeS + 2 HCl → FeCl2 + H2S 
C. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu 	D. 2 FeCl3 + Fe → 3 FeCl2
Câu 20: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa là
A. BaCl2.	B. K2SO4.	C. FeCl3.	D. KNO3.
Câu 21: Khử hoàn toàn 16 g Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Khí đi ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là:
A. 25 g	B. 30 g	C. 15 g	D. 20 g
B. PHẦN RIÊNG (3 ĐIỂM)
 I. Chỉ dành riêng cho học sinh học ban cơ bản:
Câu 22: Cặp chất không xảy ra phản ứng là
A. Cu + Fe(NO3)3	B. Cu + AgNO3	C. Ag + Cu(NO3)2	D. Fe + Cu(NO3)2
Câu 23: Để làm mềm nước cứng vĩnh cửu, ta dùng dung dịch
A. Ca(NO3)2	B. Na2CO3	C. NaCl	D. HCl
Câu 24: Hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3. Trong hỗn hợp A, mỗi oxit đều có 0,5 mol. Khối lượng của hỗn hợp A là:
A. 234	B. 232	C. 231	D. 233
Câu 25: Ion nào sau đây vừa có tính oxihóa, vừa có tính khử:
A. Cr3+	B. Fe3+	C. Al3+	D. Ca2+
Câu 26: Để phân biệt 2 khí CO2 và SO2 ta phải dùng:
A. Dung dịch brom.	B. Dung dịch HCl
C. Dung dịch NaOH	D. Dung dịch nước vôi trong.
Câu 27: Hai kim loại đều thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn là
A. Sr, K.	B. Ca, Ba.	C. Be, Al.	D. Na, Ba.
Câu 28: Loại thuốc nào sau đây thuốc loại gây nghiện cho con người:
A. Penixilin	B. Paradol	C. Vitamin C	D. Moocphin
Câu 29: Hai kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là
A. Fe và Cu.	B. Na và Cu.	C. Mg và Zn.	D. Ca và Fe.
Câu 30: Dãy kim loại nào sau đây được xếp theo chiều tính khử của các kim loại giảm dần:
A. Sn, Pb, Ni, Zn	B. Pb, Sn, Ni, Zn	C. Zn, Ni, Sn, Pb	D. Ni, Zn, Sn, Pb
 II. Chỉ dành riêng cho học sinh học ban KHTN:
Câu 31: Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH (dư) rồi thêm tiếp dung dịch NH3 (dư) vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là
A. 1.	B. 3.	C. 4.	D. 2.
Câu 32: Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá, ...) bằng cách nào sau đây được coi là an toàn?
A. Dùng nước đá, nước đá khô.	B. Dùng nước đá khô, fomon.
C. Dùng fomon, nước đá.	D. Dùng phân đạm, nước đá.
Câu 33: Trong các oxit sắt, oxit không có khả năng làm mất màu dung dịch KMnO4 trong môi trường H+ là:
A. Fe2O3	B. Fe3O4	C. FeO và Fe3O4	D. FeO
Câu 34: Có thể dùng dung dịch nào sau đây để hòa tan hoàn toàn một mẫu gang:
A. Dung dịch HCl	B. Dung dịch H2SO4 loãng
C. Dung dịch NaOH	D. Dung dịch HNO3 đặc nóng
Câu 35: Cho các chất và dung dịch:	1- thủy ngân;	2- dung dịch NaCN;	
3- dung dịch HNO3	4- nước cường toan
Phương án nào có chất hoặc dung dịch hòa tan được vàng:
A. 1-, 2-, 3-	B. 1-, 2-	C. 1-, 2-, 4-	D. 1-
Câu 36: Cation nào sau đây tạo với anion SCN– các ion phức chất có màu đỏ máu:
A. Fe2+	B. Fe3+	C. Cu2+	D. Ba2+
Câu 37: Để oxi hóa hoàn toàn 0,01 mol CrCl3 thành K2CrO4 bằng Cl2 khi có mặt KOH, lượng tối thiểu Cl2 cần dùng là:
A. 0,025 mol.	B. 0,015 mol.	C. 0,03 mol.	D. 0,035 mol.
Câu 38: Hiện tượng xảy ra khi cho dung dịch K2CO3 vào dung dịch Fe(NO3)3 là:
A. Xuất hiện kết tủa nâu đỏ và sủi bọt khí.	B. Xuất hiện kết tủa trắng xanh và sủi bọt khí.
C. Chỉ xuất hiện kết tủa nâu đỏ.	D. Chỉ sủi bọt khí.
Câu 39: Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng thay thế một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường?
A. Than đá	B. Khí butan	C. Xăng dầu	D. Khí hidro
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
MÃ ĐỀ 132
01
11
21
31
02
12
22
32
03
13
23
33
04
14
24
34
05
15
25
35
06
16
26
36
07
17
27
37
08
18
28
38
09
19
29
39
10
20
30
40

File đính kèm:

  • docDE THI HK II HOA 12 CO DAP AN.doc