Đề kiểm tra học kì I năm học: 2007 - 2008 môn: hóa - khối 11

 

 

Câu 1. Để đề phòng bị nhiểm độc CO người ta sử dụng mặt nạ với chất hấp thụ là:

 A. CuO và MgO B. Than hoạt tính

 C. CuO và MnO2 D. CuO và than hoạt tính

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 831 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I năm học: 2007 - 2008 môn: hóa - khối 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD – ĐT Tp. Hồ Chí Minh	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2007 - 2008
Trường THPT Cần Thạnh	Môn: HÓA - Khối 11 - Ban A
Mã đề 114
	Thời gian: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
Học sinh ghi đúng mã đề vào giấy kiểm tra.
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1. Để đề phòng bị nhiểm độc CO người ta sử dụng mặt nạ với chất hấp thụ là:
	A. CuO và MgO	B. Than hoạt tính	
	C. CuO và MnO2	D. CuO và than hoạt tính
Câu 2. Cho 3 chất bột màu trắng CaCO3, Na2CO3, NaNO3 đựng trong ba lọ không nhãn. Hóa chất dùng để nhận biết chúng là:
	A. Nước và dung dịch HCl hoặc Nước và quỳ tím	
	B. Dung dịch HCl và hỗn hợp ( Cu, H2SO4 )	
	C. Nước và dd HCl	
	D. Nước và quỳ tím
Câu 3. Cho kim loại Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc hiện tượng xảy ra là:
	A. Khí màu nâu đỏ thoát ra, dung dịch chuyển sang màu xanh	
	B. Khí không màu thoát ra, dung dịch chuyển sang màu xanh	
	C. Khí màu nâu thoát ra, dung dịch trong suốt	
	D. Khí màu nâu đỏ thoát ra, dung dịch trở nên trong suốt
Câu 4. Các chất hay ion nào sau đây có tính chất bazơ?
	A. HSO4-, HCO3-, Cl-	B. NH4+, Na+, ZnO
	C. CO32-, CH3COO- , ClO-	D. CO32-, NH4+, Na+
Câu 5. Để tạo ra được dung dịch Cu(NO3)2 thì pH của dung dịch là:
	A. Kết quả khác	B. 7	D. = 7
Câu 6. Các chất hay ion nào sau đây có tính trung tính?
	A. Cl-, NH4+, H2O	B. ZnO, Al2O3, H2O	
	C. Cl-, Na+, NO3-	D. Cl-, NH4+, Na+
Câu 7. Cho a mol NO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch chứa a mol NaOH. pH của dung dịch thu được là:
	A. 7
Câu 8. Tại sao cacbon mono oxit là một độc tố đối với con người?
	A. Nó làm hemoglobin đặc lại nhanh chóng	
	B. Nó là một chất oxi hóa mạnh	
	C. Nó phản ứng với nước tạo ra axit cacbonic	
	D. Nó là một bazơ mạnh
Câu 9. Phân đạm NH4NO3 hay (NH4)2SO4 làm cho đất:
	A. Tăng độ chua của đất	
	B. Không ảnh hưởng gì đến độ chua của đất	
	C. Giảm độ chua của đất	
	D. Làm xốp đất
Câu 10. Dẫn từ từ khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong cho đến dư. Hiện tượng quan sát đượclà:
	A. Không thấy hiện tượng gì xảy ra	B. Dung dịch vẩn đục sau đó trong trở lại	
	C. Dung dịch vẩn đục	D. Hiện tượng khác
II. TỰ LUẬN ( 7 đ )
Câu 1 (2đ). Hoàn thành các chuổi biến hóa sau:
Quặng photphorit P P2O5 H3PO4
Silic đi oxit Natri silicat Axit Silixic Silic đi oxit Silic
 	 8	
	Silic tetra florua
Câu 2 (2,5đ). Viết các phương trình phản ứng sau:
	a) dd NH3 + dd Al2 (SO4)3
	b) dd NH3 + Cu(OH)2
	c) Fe3O4 + HNO3 đặc nóng
	d) S + HNO3 đ
	e) NaHCO3 
Câu 3 (2,5đ). Cho 19,6 gam hỗn hợp ( A ) gồm các chất rắn NaOH, KOH, CaCO3 phản ứng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 2,24 lit khí (B) (đktc).
	Cũng lượng hỗn hợp ( A ) trên tác dụng với lượng dư dung dịch (NH4)3PO4 đun nóng nhẹ thì thu được 4,48 lít khí C (đktc).
	a) Viết phương trình hóa học. Xác định B và C.
	b) Tính khối lượng các chất trong hỗn hợp ( A ).
Cho Na = 23, K = 39, O = 16, H = 1, Ca = 40, C = 12.
-----------------------------

File đính kèm:

  • docDT368D~1.doc
Giáo án liên quan