Đề cương ôn thi học kì I lớp 11 môn Ngữ văn

Câu 1: Đọc văn bản sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới:

Thứ Ba, ngày 02/12/2014

Báo cáo mức độ Anh ngữ EF EPI của tổ chức giáo dục quốc tế EF mới đây xếp Việt Nam ở nhóm Thấp, đứng thứ 33 trong danh sách 63 nước.

Tại Hội nghị và họp báo về chỉ số thông thạo Anh ngữ do EF tổ chức (ngày 2/12/2014, tại Hà Nội), bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh (Viện KH giáo dục) cho rằng tình trạng yếu và thấp đối với môn tiếng Anh của Việt Nam là do học sinh và giáo viên Việt Nam đang chịu nhiều thách thức trên con đường chinh phục môn học này. Theo bà Ngọc Ánh, đó là sự thiếu tài liệu, thiếu thông tin.

Bà Ngọc Ánh nói: Việc đào tạo giáo viên là hết sức cấp thiết. Về phía học sinh, bà Ngọc Ánh cũng cho rằng, để đạt được mục tiêu học tập, thường phải đi học ở nhiều nơi ngoài trường học do trong lớp học thiếu phương tiện hỗ trợ để giáo viên vận dụng phương pháp dạy học hiện đại

Nói về hy vọng của người Việt Nam đối với môn tiếng Anh, nhiều đại biểu đặt niềm tin vào đề án Ngoại ngữ 2020 và đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong quyết tâm cải thiện trình độ Ngoại ngữ của người Việt.

PGS. TS Nguyễn Văn Độ, Trưởng khoa Ngoại ngữ ĐH Thăng Long chia sẻ, khi nghe thông tin xếp hạng chỉ số Anh ngữ của Việt Nam, ông rất buồn. Ông Độ cho rằng, đã có chỉ đạo của Chính phủ, nhưng nếu không có quyết sách đúng đắn thì khó có thể làm gì được. “Chiến lược Ngoại ngữ năm 2020 đã có, vấn đề là Việt Nam làm được đến đâu!”, ông Độ đặt câu hỏi.

 

doc12 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi học kì I lớp 11 môn Ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
í Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết "
1) Nêu xuất xứ và nội dung cơ bản của đoạn trích? (0,5 điểm)
2) Chỉ rõ tính chất những tiếng chửi của Chí Phèo? Những tiếng chửi ấy cho thấy bi kịch gì của Chí Phèo? (1 điểm)
3) Anh/chị có thể giải thích để trả lời giúp Chí Phèo câu hỏi: Ai đẻ ra Chí Phèo? ( 0,5 điểm)
Câu 8: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi cho bên dưới ( 2điểm)
Thị thơm thị giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì
Tìm các điển cố được sử dụng trong đoạn thơ trên (0,5 đ)
Giải thích ý nghĩa các điển cố ( 0,5 đ)
Đặt câu với các thành ngữ: Ngọt như mía lùi, Đau như dao cắt (1 đ)
 Câu 9: Cho đoạn văn bản sau:
 Sáng 26 tháng 3 năm 2014, tại tỉnh Bình Dương, tỉnh Đoàn đã tổ chức cho đoàn viên, thanh niên ra quân nạo vét một số kênh rạch trên địa bàn. Bằng sức trai Phù Đổng, chỉ trong một buổi sáng đã hoàn thành khối lượng công việc đề ra. Trong thời gian tới tỉnh Đoàn sẽ tiếp tục thêm nhiều đợt ra quân khác.
	 a, Đoạn văn trên viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Xác định thể loại?
	 b, Xác định thành ngữ hoặc điển cố trong đoạn văn trên? Nêu ý nghĩa?
Câu 10. Xác định tác phẩm của nhà văn Thạch Lam?
 a, Vang bóng một thời. b, Gió lạnh đầu mùa.
 c, Nắng trong vườn. d, Hà Nội băm mươi sáu phố phường.
Câu 11. Đọc câu thơ sau:
	“ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
	Mặt trời của mẹ thì nằm trên lưng”
 ( Nguyễn Khao Điềm, Khúc hát ru những em bé
 lớn trên lưng mẹ)
	a, Xác định từ “mặt trời” nào được sử dụng theo nghĩa gốc, nghĩa chuyển?
	b, Nêu giá trị của từ “ mặt trời” trong nghĩa chuyển?
Câu 12. Cho thông tin sau:
	Ông sinh năm 1835 mất 1909, hiêu Quế Sơn, Sinh ra ở quê ngoại, lớn lên sống chủ yếu ở quê nội. Ông là ai?
	 a, Nguyễn Công Trứ. b, Nguyễn Thắng . 
	 c, Nguyễn Khuyến. d, Tam nguyên Yên Đổ.
Câu 13: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau: 
Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa. Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại sẫm đen hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí, và cái bếp lửa của bác Siêu chiếu sáng một vùng đất cát; trong cửa hàng, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa. Tất cả phố xá trong huyện bây giờ thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí. Thêm được một gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt, nhưng bác chưa hát vì chưa có khách nghe.Chị Tí phe phẩy cành chuối khô đuổi ruồi bò trên mấy thức hàng, chậm rãi nói:
- Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?
Câu 1: a. Đoạn trích trên đây trong tác phẩm nào? Của tác giả nào? 
b. Câu nói in đậm trong đoạn trích trên là của ai nói với ai? Bối cảnh giao tiếp hẹp của văn bản?
Câu 2: Trong đoạn trích trên tác giả miêu tả những loại ánh sáng nào? Ý nghĩa ? Là học sinh em sẽ làm gì để góp phần xây dựng quê hương mình ngày một tốt đẹp hơn? 
Câu 14: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau: 
Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo:
-Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.
Câu 1: a. Đoạn trích trên đây trong tác phẩm nào? Của tác giả nào? Mô tả cảnh tượng gì ? 
b. Trong đoạn văn trên có những nhân vật giao tiếp nào? Bối cảnh giao tiếp hẹp của văn bản?
Câu 2: Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm nghệ thuật gì qua lời khuyên của Huấn Cao đối với quản ngục? Hãy giải nghĩa từ “thiên lương”? Là học sinh em làm gì để giữ được “thiên lương” của mình?
Phần 2: Làm văn
Câu 1: Phân tích bài thơ Thương vợ của Tú Xương. Từ đó, trình bày suy nghĩ của em về vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện nay.
Câu 2: Cảnh Huấn Cao cho chữ viên quan ngục ở cuối tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối, của cái đẹp, cái cao thượng đối với sự phàm tục nhơ bẩn; của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ.
Hãy phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ để làm sáng tỏ điều đó. Từ đó nêu suy nghĩ của em về việc giữ gìn và phát huy cái đẹp và cái thiện trong cuộc sống.
Câu 3: “Khi CP ngật ngưỡng bước ra từ trang sách của Nam Cao thì người ta nhận ra rằng đây mới là hiện thân đầy đủ những gì khốn khổ, tủi nhục nhất của người nông dân” (Nguyễn Đăng Mạnh)
Hãy phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo để làm sáng tỏ điều đó. Em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của cộng đồng trong việc giúp đỡ những kẻ lưu manh quay trở lại làm người lương thiện?
Câu 4: Phân tích bức tranh phố huyện nghèo qua tâm trạng của nhân vật Liên. Bài học về những con người nơi phố huyện thức tỉnh thanh niên ngày nay điều gì?
Câu 5: Cảm nhận của em về bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến. Quan điểm của em về tư tưởng “lánh đời” của Nguyễn Khuyến trong thực tiễn cuộc sống hiện nay.
Câu 6: Phân tích nghệ thuật tráo phúng của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia. Suy nghĩ của em về đạo đức của thanh niên trong cuộc sống hiện nay.
Câu 7 (6 điểm): Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo ( trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao) từ sau khi gặp Thị Nở cho đến khi đâm chết Bá Kiến rồi tự vẫn.(4,5đ). Từ đó trình bày suy nghĩ của em về vai trò của tình yêu thương trong đời sống (1,5đ).
Câu 8 (6 điểm): Phân tích quang cảnh đám tang của gia đình cụ cố Hồng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng. Từ đó, anh chị hãy phát biểu suy nghĩ của mình về vấn đề đạo đức của con người trong xã hội hiện đại.
Câu 9: 	Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “ Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyên Tuân. Từ đó, em nói lên suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa chữ Tài và chữ Tâm trong cuộc sống hôm nay.
II. Tự luận
1.Phân tích nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia. Suy nghĩ của anh (chị ) về sự nguy hại của đạo đức giả đối với cuộc sống con người?
2.Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao để chứng minh nhận định: “Chí Phèo chẳng những bị tước đoạt nhân tính mà còn bị hủy hoại cả nhân hình nữa. Nhưng điều bi thảm là anh ta chỉ muốn trở lại thành người mà không được”. Rút ra bài học đối nhân xử thế của bản thân.
 Mã đề thi: 01
Câu 1: 2đ
 a, Đoạn văn viết theo phong cách ngôn ngữ báo chí. (0,5) Thể loại Bản tin ( 0,5đ)
b, Sử dụng điển cố “ sức trai Phù Đổng” (0,5). Ý nghĩa nói lên sức mạnh của tuổi trẻ. (0,5)
Câu 2: 2đ
 Các đáp án đúng là: b,c,d
* Lưu ý; trả lời đúng 1 trường hợp (0,5đ), 2 trường hợp ( 1đ), 3 trường hợp (2đ)
 Mã đề thi: 02
Câu 1: 2đ
 a, Từ “ mặt trời của bắp” sử dụng theo nghĩa gốc ( 0,5đ); từ “mặt trời của mẹ” sử dụng nghĩa chuyển (0,5đ)
b, Xác định ý nghĩa của nghĩa chuyển: chỉ đứa con của người mẹ- niềm hạnh phúc, niềm vui sống, ánh sáng yêu thương của người mẹ ( 1đ)
Câu 2: 2đ
Các đáp án đúng là: b,c,d
* Lưu ý; trả lời đúng 1 trường hợp (0,5đ), 2 trường hợp ( 1đ), 3 trường hợp (2đ)
 II.Phần chung cho cả 2 đề:
CÂU
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Yêu cầu về kĩ năng:
Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, biết vận dụng linh hoạt các thao tác nghị luận để phân tích nhân vật trong một tác phẩm tự sự. Từ đó nêu lên suy nghĩ của mình về vấn đề đặt ra trong tác phẩm.
Bài làm đủ bố cục, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức:
- Trên cơ sở hiểu biết về tác giả - tác phẩm, học sinh biết phân tích nhân vật Huấn Cao. Từ đó nêu lên suy nghĩ của mình về vấn đề đặt ra trong tác phẩm đối với cuộc sống hôm nay.
Lưu ý. Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng học sinh cần đảm bảo được các ý chính sau:
a, Vài nét về tác giả, tác phẩm. 
Ông là cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại, nhà văn rất mực tài hoa, uyên bác, có phong cách nghệ thuật độc đáo.
Truyện ngắn “Chữ người tử tù” lúc đầu được đăng trên tạp chí Tao Đàn (1938), sau in trong tập truyện “Vang bóng một thời (1940), là tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng 8 – 1945, giới thiệu nhân vật. 
 b, Phân tích vể đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao.
* Nghệ sỹ tài hoa
- Tài viết chữ đep đây là thu chơi tao nhã, một giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc. Được thể hiện
 + Gián tiếp: Qua lời đồn của tên lính và vùng tỉnh Sơn (dẫn chứng); Qua niềm ao ước, say mê chơi chữ của quản ngục (dẫn chứng)
+Trực tiếp: Chữ của ông vuông, đẹp, tươi tắn. Nói lên hoài bão tung hoành của một đời con người 
- Vẻ đẹp con người chính trực, yêu tự do.
* Khí phách hiên ngang bất khuất 
- Khi chưa xuất hiện (qua lời đồn):
+Là người đứng đầu bọn phản nghịch.
+ Nổi loạn chống lại triều đình.
+ Người anh hùng có nghĩa khí, lí tưởng, dám đấu tranh cho chính nghĩa.
- Khi xuất hiện nơi đề lao:Là người tù lĩnh án tử hình; thái độ lạnh lùng, điềm tĩnh không thèm để ý đến lời dọa nạt của tên lính áp giải ; hành động dỗ gông; thản nhiên nhận rượu thịt; khi được tin giải về kinh chém đầu “lặng nghĩ 1 lát rồi mỉm cười”; cố ý làm ra khinh bạc đến điều, khinh bỉ bọn ngục quan; hiên ngang bất khuất trong đêm cho chữ. Đó là tư thế ung dung đàng hoàng, hiên ngang 
* Vẻ đẹp thiên lương trong sáng. 
Nhân cách chính trực: Trọng nghĩa khinh lợi, khinh thường tiền bạc, có khí tiết, tự trọng cao. 
Tình yêu tha thiết với cái đẹp, trọng giá trị nghệ thuật, trọng m

File đính kèm:

  • docDE CUONG ON THI HOC KI 1 LOP 11 NAM HOC 20142015.doc
Giáo án liên quan