Đề cương ôn tập môn hóa học lớp 12 năm học 2009

a/ Khái niệm : Este là sản phẩm phản ứng hóa este giữa axit và rượu. Este của nhóm axit cacboxylic là sản phẩm thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR

b/ Danh pháp: tên gốc hiđrocacbon (R’) + tên gốc axit (RCOO) đuôi “at”

 Ví dụ: CH3COO-C2H5 có tên gọi là etylaxetat

 

doc19 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 920 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn hóa học lớp 12 năm học 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần nhỏ thành dạng phân tử :
dạng ion lưỡng cực dạng phân tử
Tính chất vật lí : Ở điều kiện thường chúng là chất rắn kết tinh, tương đối dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao. 
b/ Tính chất hóa học: 
Tính chất lưỡng tính 
 	 +
 HOOC-CH2-NH2 + HCl ® HOOC-CH2-NH3Cl-
 H2N-CH2COOH + NaOH ® H2N-CH2COONa + H2O
Ttính bazơ của dung dịch amino axit 
 +
H2N-CH2 - COOH H3N - CH2 - COO-
Phản ứng riêng của nhóm COOH: 
Phản ứng este hóa 
H2NCH2COOH + C2H5OH H2NCH2COOC2H5 + H2O
Phản ứng trùng ngưng. 
 nH2N – [CH2]5 – COOH ( NH – [CH2]5 – CO )n + n H2O
c/ Ứng dụng:Sgk
3. Peptit và Protein 
a/ Peptit: 
Khái niệm. Peptit là loại hợp chất chứa 2 đến 50 gốc
 a - aminoaxit liên kết với nhau bới các lien kết peptit.
 	 Liên kết peptit: –CO–NH–
 	 – NH – CH – CO – NH – CH – CO – .
 	 R1 R2 
Ttính chất hóa học 
Phản ứng thủy phân: Khi đun nóng dd peptit với axit hoặc kiềm, peptit bị thủy phân thành hỗn hợp các a- amino axit. 
Phản ứng màu biure 
 	 Peptit + NaOH + Cu(OH)2 à màu tím
b/ Protein: 
Khái niệm : Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn tời vài triệu đvC .Protein được chia làm 2 loại: protein đơn giản và protein phức tạp 
Cấu tạo phân tử :Phân tử protein được cấu tạo từ một hay nhiều chuỗi polipeptit kết hợp với nhau. 
Tính chất vật lí :Nhiều protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo và bị đông tụ lại khi đun nóng. Thí dụ: Hòa tan lòng trắng vào nước sau đó đun sôi lòng trắng sẽ đông tụ lại
Tính chất hóa học (tương tự như peptit): Khi đun nóng protein với dung dịch axit, dung dịch bazơ hoặc những xúc tác của enzim, các liên kết peptit trong phân tử protein bị phân cắt dần, tạo thành các chuỗi polipetit và cuối cùng thành hỗn hợp các a - amino axit
Vai trò của protein đối với sự sống
c/ Khái niệm về enzim và axit nucleic: 
Khái niệm về enzim : Enzim là những chất hầu hết có bản protein, có khả năng xúc tác cho các quá trình hóa học, đặc biệt trong cơ thể sinh vật 
Đặc điểm của xúc tác enzim
Xúc tác enzim có 2 đặc điểm :
Có tính chọn lọc cao, mỗi enzim chỉ xúc tác cho một sự chuyển hóa nhất định
Tốc độ phản ứng nhờ xúc tác enzim rất lớn thường gấp từ 109 – 1011 tốc độ phản ứng nhờ xúc tác hóa học.
Khái niệm về axit nucleic. Axit nucleic là polieste của axit photphoric với pentozơ( monosaccarit có 5 C) mỗi pentozơ lại liên kết với một bazơ nitơ.
Vai trò của axit nucleic: SGK/55 
Chương 4. Polime và vật liệu polime
1. Đại cương về polime
Khái niệm, tên gọi và cách phân loại theo nguồn gốc. 
Khái niệm: Polime là những hợp chất có khối lượng phân tử rất lớn do nhiều đơn vị cơ sở(gọi tắt là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên 
 	 Ví dụ: Polietilen: ( CH2 - CH2 )n nilon-6,6 ( NH[CH2]5-CO )n
 	Hệ số n được gọi là hệ số polime hay độ polime hóa
Tên gọi: ghép từ poli ở phía trước tên monome. Nếu tên của monome gồm 2 cụm từ trơ lên được đặt trong dấu ngoặc đơn
Ví dụ: Polietilen: ( CH2 - CH2 )n ; poli(vinylclorua) ( CH2 - CHCl )n 
Đặc điểm cấu trúc và Tính chất vật lí của polime. 
Đặc điểm: Gồm nhiều mắt xích tạo nên, có 3 dạng(mạch thẳng, mạch nhánh,mạng không gian)
Tính chất vật lý: là những chất rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định, không tan trong các dung môi thông thường.
Tính chất hóa học:
Phản ứng giữ nguyên mạch
Phản ứng cắt mạch
Phản ứng tăng mạch polime. 
Các phương pháp điều chế polime: 
Phản ứng trùng hợp: là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử lớn (polime)
nCH2=CH (-CH2-CH-)n
 	 ÷ ÷ PVC
 	 Cl Cl
	vinyl clorua poli(vinyl clorua)
Phản ứng trùng ngưng: là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn(polime) đồng thời giải phóng nhũng phân tử khác ( thí dụ nước)
nHOOC-C6H4-COOH + n HO-CH2-CH2-OH 
	axit terephtalic	etylen glicol
 (-CO-C6H4-COO-CH2-CH2-O-)n + 2n H2O
	poli(etylen terephtalat)
2. Các vật liệu polime
Chất dẻo
Chất dẻo: là những vật liệu polime có tính dẻo.
Vật liệu compozit: là những vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất hai thành phần phân tán vào nhau mà không tan vào nhau.
Một số loại polime dùng làm chất dẻo như:
Polietilen(PE)
nCH2 = CH2 ® (-CH2 - CH2 -)n 
Poli(vinylclrua) (PVC)
nCH2 = CH ® (-CH2 - CH -)n
 ÷ ÷
 Cl Cl
Poli(metyl metacrylat)
 ( Thủy tinh hữu cơ)
 COOCH3
nCH2 = C - COOCH3 ® (-CH2-C-)n
 CH3	 CH3
Poli(phenol-fomanđehit) (PPF)
Gồm 3 dạng: nhựa novolac, nhựa rezol, nhựa rezit.
Tơ: Khái niệm và phân loại. 
Khái niệm: là những vật liệu polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định
Phân loại:gồm 2 loại
Tơ thiên nhiên(sẵn có trong thiên nhiên)như bông, len, tơ tằm
Tơ hóa học (chế tạo bắng phương pháo hóa học): gồm tơ tổng hợp(ché tạo từ các polime tổng hợp) như tơ poliamit(nilon capron)và tơ bán tổng hợp hay tơ nhân tạo(xuất phát từ thiên nhiên nhưng được chế biến thêm bằng phương pháo hóa học)như tơ visco, tơ xenlulozơ axetat
Một số loại tơ thường gặp 
Tơ nilon-6.6 ( HN[CH2]6NHOC[CH2]4CO )n 
Tơ nitron CH2 - CH
	 CN n
Cao su: 
Khái niệm:cao su là loại vật liệu polime có tính đàn hồi 
Hai loại cao su: 
Cao su thiên nhiên: từ mủ cao su,có CTCT là:
	 CH2 - C = CH - CH2 với n ≈ 1500 - 15000
 CH3 n
Cao su tổng hợp 
Cao su buna
 ( CH2 - CH = CH - CH2 )n 
Cao su buna-S
Đồng trùng hợp buta-1,3 - đien với stiren
Cao su buna-N
Đồng trùng hợp buta-1,3 - đien với acrilonnitrin
Keo dán tổng hợp:
Khái niệm: keo dán là loại vật liệu có khả năng kết dính hai mảnh vật liệu rắn giống hoặc khác nhau mà không làm biến đổi bản chất của các vật liệu được kết dính
Một số loại keo dán tổng hợp thông dụng (nhựa vá săm, keo dán epoxi, keo dán ure-fomandehit)
Chương 5. Đại cương về kim loại
1. Kim loại
Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn. Cấu tạo của kim loại: cấu tạo nguyên tử, cấu tạo tinh thể. Liên kết kim loại
Vị trí trong bảng tuần hoàn: các kim loại phần lớn thuộc các phân nhóm chính và phân nhóm phụ của HTTH( gần 90 nguyên tố kim loại)
Nhóm IA(trừ hidro), nhóm IIA, nhóm IIIA (trừ Bo)và một phần của các nhóm IVA, VA, VIA
Các nhóm B (từ IB đến VIIIB)
Họ lantan và actini, được xếp riêng thành hai hang ở cuối bảng
Cấu tạo cấu nguyên tử kim loại:
Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng(1,2 hoặc 3)
Cấu tạo tinh thể: 
Ở nhiệt độ thường, trừ thủy ngân ở thể lỏng, còn các kim loại khác ở thể rắn và có cấu tạo tinh thể.
Trong tinh thể kim loại, nguyên tử và ion kim loại nằm ở những nút mạng tinh thể. Các electron hóa trị liên kết yếu với hạt nhân nên dễ tách khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong mạng tinh thể
Có 3 loại mạng lưới tinh thể kim loại: Mạng tinh thể lập phương tâm khối (KLK), mạng tinh thể lập phương tâm diện (Al, Pb, Ni, phân nhóm Cu) và mạng tinh thể lục phương (kim loại nhóm II)
Liên kết kim loại: là loại liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do tham gia của các electron tự do
Tính chất vật lí của kim loại: kim loại có tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim, tỉ khối( Li<Na<K<Mg<Al<Zn<Fe<Cu<Ag<Au), nhiệt độ nóng chảy( biến đối từ -39oC(Hg) đến 3410oC(W), tính cứng(Cs<K; Na<Al; Cu<Fe<W<Cr)
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử: 
M - ne à Mn+
Tác dụng với phi kim
Tác dụng dung dịch axit loãng ( HCl, H2SO4) 
Tác dụng dung dịch axit đặc (HNO3, H2SO4), 
Tác dụng với dung dịch muối, 
Tác dụng với nước. 
Cặp oxi hóa - khử của kim loại(Mn+ /M): 
Mn+ + ne à M
 (dạng oxi hóa) (dạng khử)
So sánh tính chất của các cặp oxi hóa - khử
Dãy điện hóa của kim loại 
Ý nghĩa của dãy điện hóa của kim loại. 
2. Hợp kim:
Khái niệm: là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác 
Tính chất và ứng dụng:Tính chất của hợp kim phụ thuộc vào thành phần các đơn chất tham gia cấu tạo mạng tinh thể của hợp kim.Hợp kim có nhiều tính chất hóa học tương tự tính chất của cá đơn chất tham gia tạo thành hợp kim nhưng tính chất vật lý và tính chất cơ học của hợp kim lại khác nhiều với tính cá đơn chất.
3. Sự ăn mòn kim loại: 
Khái niệm:Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh.
 	 M à Mn+ + ne
Các dạng ăn mòn kim loại 
Ăn mòn hóa học:là quá trình oxi hóa khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.
Ăn mòn điện hóa học: là quá trình oxi hóa khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện ly và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương 
Chống ăn mòn kim loại (phương pháp bảo vệ bề mặt, phương pháp điện hóa). 
4. Điều chế kim loại: 
Nguyên tắc : Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử 
Mn+ + ne à M
Các phương pháp: Nhiệt luyện, Thủy luyện, Điện phân (điện phân hợp chất nóng chảy, điện phân dung dịch, tính theo biểu thức của định luật Farađây).
Chương 6. Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và nhôm
1. Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm
Vị trí trong bảng tuần hoàn. Cấu hình electron nguyên tử. 
Kim loại kiềm thuộc nhóm IA của bảng tuần hoàn, gồm các nguyên tố: liti(Li), natri(Na), kali(K), Rubiđi(Rb), xesi (Cs) và franxi (Fr)
Cấu hình electron nguyên tử:	Li: 2s1; Na: 3s1; K: 4s1; Rb: 5s1; Cs: 6s1
Tính chất vật lí:Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim, dẫn điện tốt, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ thấp, khối lượng riêng nhỏ, độ cứng thấp. 
Tính chất hóa học đặc trưng của các kim loại kiềm là tính khử rất mạnh: Các nguyên tử kim loại kiềm có năng lượng ion hóa nhỏ, vì vậy kim loại kiềm có tính khử mạnh. Tính khử tăng dần từ liti đến xesi
M à M+ + e
Trong hợp chất, các kim loại kiềm có số oxi hóa + 1
Tác dụng với phi kim(O2, Cl2)
4 Na + O2 à 2 Na2O
2 K + O2 à 2 KCl
Tác dụng với dung dịch axit loãng( HCl, H2SO4 )
2 Na + 2 HCl à 2 NaCl + H2 ↑
Tác dụng với nước ở nhiệt độ thường. 
2 K + 2H2O à 2 KOH + H2 ↑
Ứng dụng. Trạng thái tự nhiên. Điều chế kim loại kiềm bằng phương pháp điện phân muối halogenua nóng chảy. 
Điều chế : Muốn điều chế kim loại kiềm từ các hợp chất, cần phải khử

File đính kèm:

  • docon thi tot nghiep(2).doc
Giáo án liên quan