Đề cương ôn tập môn hóa học lớp 12

a. Lý thuyết:

- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm.

- Hạt nhân gồm các hạt: nơtron và proton.

- Kí hiệu, điện tích của e, p, n.(qp 1u, qe 0,00055u, qn 1u )

- Biết các khái niệm: Nguyên tố hóa học, số hiệu nguyên tử(Z), Kí hiệu nguyên tử( ), đồng vị, nguyên tử khối trung bình. + Nguyên tố hóa học: là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.

 

doc23 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 956 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương ôn tập môn hóa học lớp 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và số đồng phân của amin?
 A. CH5N; 1 đồng phân. B. C2H7N; 2 đồng phân. C. C3H9N; 4 đồng phân. D. C4H11N; 8 đồng phân.
12. Polime:
a. Lý thuyết:
- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học(phản ứng cắt mạch, giữ nguyên mạch, tăng mạch). - Các phương pháp tổng hợp polime(phương pháp trùng hợp, phương pháp trùng trùng ngưng)
- Khái niệm, thành phần chính của chất dẻo, vật liệu compozit, tơ, cao su, keo dán tổng hợp.
	* Khái niệm:	+ Chất dẻo: là những vật liệu polime có tính dẻo
	+ Tơ: là những vật liệu polime hình sợi dài, mảnh, có độ bền nhất định.
	+ Cao su: là loại vật liệu polime có tính đàn hồi.
	+ Keo dán: là loại vật liệu có khả năng kết dính 2 mảnh vật liệu rắn giống hoặc khác nhau	
	* Phân loại:	
	+ Polime thiên nhiên: tinh bột, xenlulozơ,...
	+ Polime tổng hợp: PE, PVC, nilon-6,6,....
b. Dạng bài tập:
- Từ monome viết công thức của polime.
- Phân biệt polime thiên nhiên với polime tổng hợp hoặc polime nhân tạo.
- Viết các phương trình phản ứng tổng hợp một số polime thông dụng.
c. Bài tập áp dụng:
1. Polime nào sau đây được tạo ra từ phản ứng đồng trùng hợp :
 A. Cao su thiên nhiên 	B. Cao su buna-S 	C. P.V.A 	D. Cả A và B
2. Tơ nào sau đây thuộc loại tơ poliamit.
 A. Tơ nitron 	B. Tơ axetat 	C. Tơ nilon-6,6 	D. Tơ visco
3. Tơ axetat thuộc loại tơ nào sau đây :
 A.Tơ thiên nhiên. 	B. Tơ nhân tạo.. 	C. Tơ tổng hợp. 	D. Cả B và C.
4. Tơ polieste thuộc loại tơ nào sau đây :
 A. Tơ thiên nhiên 	B. Tơ nhân tạo 	C. Tơ tổng hợp 	D. Cả B và C
5. Cho sơ đồ : (X) (Y) polivinylancol
Các chất X, Y phù hợp sơ đồ trên là :
 A. X (CH ºCH), Y (CH2=CHOH) 	C. X (CH2OH-CH2OH), Y (CH2=CHOH) 
 B. X (CH2=CHCl), Y ( CH2-CHCl )n 	D. Cả A, B, C
6. Tơ nilon-6,6 thuộc loại: A. tơ nhân tạo.	B. Tơ bán tổng hợp.	C. Tơ thiên nhiên. D. Tơ tổng hợp.
7. Tơ visco không thuộc loại: A. tơ hóa học.	 B. Tơ tổng hợp. C. Tơ bán tổng hợp. D. Tơ nhân tạo.
8. Chất không có khả năng tham gia pư trùng hợp là: A. stiren. B. Toluen. C. Propen.	 D. Isopren.
9. Chất không có khả năng tham gia pư trùng ngưng là
 A. glyxin.	B. Alanin.	C. Axit axetic.	D. Etylenglicol.
10. Nhựa phenol-fomanđehit được điều chế bằng cách đun nóng phenol với dd
 A. CH3COOH trong môi trường axit.	B. CH3CHO trong môi trường axit.
 C. HCOOH trong môi trường axit.	D. HCHO trong môi trường axit.
11. Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su buna-S là
 A. CH2=CH-CH=CH2; C6H5-CH=CH2.	B. CH2=C(CH3)-CH=CH2; C6H5-CH=CH2.
 C. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh.	D. CH2=CH-CH=CH2; CH3-CH=CH2.
12. Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là
 A. poli(metyl metacrylat).	B. Poliacrilonitrin.	 C. Polistirren.	D. Polipeptit. 
13. Cho các loại tơ sau: 
1/ (-NH-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)n 2/ (-NH-[CH2]5-CO-)n 3/ [C6H7O2(OOCCH3)3]n
Tơ thuộc loại poliamit là A. 1; 3.	B. 1; 2; 3.	C. 2; 3.	D. 1; 2.
14.Trong các loại tơ sau đây, chất nào là tơ nhân tạo?A.Tơ visco. B.Tơ capron. C.Nilon-6,6. D.Tơ tằm.
15. Tefon là tên của 1 polime được dùng làm
 A. chất dẻo.	B. Tơ tổng hợp.	C. Cao su tổng hợp.	D. Keo dán.
16. Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
 A. poli(ure-fomanđehit).	B. Teflon.	C. Poli(etylen terephtalat).	D. Poli(phenol-fomanđehit).
13.Đại cương về kim loại.
a. Lý thuyết:
- Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn, đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng, các kiểu mạng tinh thể kim loại, liên kết kim loại.
	+ Vị trí kim loại trong bảng TH: Chủ yếu ở các nhóm IA, IIA, IIIA và tất cả các nhóm B.
	+ Cấu hình e lớp ngoài cùng: có 1 đến 3e lớp ngoài cùng. 
- Tính chất vật lí chung:có ánh kim, dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
- Tính chất hóa học chung là tính khử(khử phi kim, ion H+ trong nước, dung dịch axit, ion kim loại trong dung dịch muối)
- Quy luật sắp xếp và ý nghĩa của dãy điện hóa.(từ trái sang phải theo chiều tăng đần tính oxi hóa của các ion và theo chiều giảm dần tính khử của các kim loại)
- Các khái niệm: hợp kim, ăn mòn kim loại, ăn mòn hóa học, ăn mòn điện hóa. Điều kiện xảy ra sự ăn mòn và các biện pháp bảo vệ.
	+ Hợp kim: là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác.
	+ Ăn mòn kim loại: là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh.
	+ Điều kiện xảy ra sự ăn mòn, các biện pháp bảo vệ.(sgk trang 94)
- Nguyên tắc chung và phương pháp điều chế kim loại(điện phân, nhiệt luyện, thủy luyện)
	(Nguyên tắc chung: khử ion kim loại thành nguyên tử. Mn+ + ne M )
b. Dạng bài tập:
- So sánh bản chất liên kết kim loại với liên kết cộng hóa trị và liên kết ion.
- Tính thành phần % về khối lượng kim loại trong hỗn hợp.
- Dự đoán chiều phản ứng oxi hóa- khử dựa vào dãy điện hóa.
- Xác định thành phần % về khối lượng kim loại trong hợp kim.
- Phân biệt ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa.
- Tính khối lượng nguyên liệu sản xuất được một lượng kim loại xác định theo hiệu xuất hoặc ngược lại.
c. Bài tập áp dụng:
1. Trong các kim loại sau: Cu, Fe, Pb, Al. Người ta thường dùng kim loại nào để làm vật liệu dẫn điện hay dẫn nhiệt? A. Cu.	B. Cu, Al.	 	C. Fe, Pb.	D. Al.
2. Cho 4 ion: Al3+, Zn2+, Cu2+, Pt2+. Chọn ion có tính oxi hoá mạnh hơn Pb2+?
 A. Chỉ có Cu2+.	B. Cu2+ và Pt2+.	C. Chỉ có Al3+. 	D. Al3+ và Zn2+.
3. Để điều chế các kim loại Na, Mg, Ca trong công nghiệp, người ta dùng cách nào trong các cách sau?
A. Điện phân dung dịch muối clorua bão hoà tương ứng có vách ngăn.
B. Dùng CO hoặc H2 khử oxit tương ứng ở nhiệt độ cao.
C. Dùng kim loại K cho tác dụng với dung dịch muối clorua tương ứng.
D. Điện phân nóng chảy muối clorua khan tương ứng.
4. Cách xắp xếp kim loại theo chiều tính khử giảm dần đúng nhất. 
 A. Na, Fe, Pb, Cu, Ag, Au.	 B. K, Cu, Ag, Mg, Al. C. K, Na, Cu, Au, Ag. D. Fe, Cu, Al, Zn, Ca.
5. Những kim loại nào sau đây đẩy được Cu ra khỏi dung dịch muối Cu (II) và đẩy được Fe ra khỏi dung dịch muối Fe( II): A. Fe, Cu, Ag.	B. Mg, Al, Zn.	C. Al, Zn, Pb.	D. Na, Al, Zn.
6. Nguyên tử kim loại có xu hướng nào sau đây?
 A. Nhận electron và tạo thành ion dương.	B. Nhận electron và tạo thành ion âm. 
 D. Nhường electron và tạo thành ion dương.	D. Nhường electron và tạo thành ion âm.	
7. Kim loại X tác dụng với HCl sinh ra khí H2, dẫn H2 qua oxit kim loại Y nung nóng, oxit này bị khử thành kim loại Y. X và Y có thể là: A. Ag và Pb.	 B. Zn và Cu.	 C. Ag và Cu. D. Cu và Pb.
8. Ion Na+ bị khử trong trường hợp nào sau đây?
 A. Điện phân dung dịch muối ăn có màng ngăn xốp.	B. Điện phân NaOH nóng chảy.
 C. Dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch HCl.	D. Đốt Na trong khí Clo.
9. Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất? A. Mg.	B. Ag.	C. Cu.	D. Al.
10. Sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của môi trường xung quanh, được gọi là:
 A. Sự ăn mòn hoá học. B. Sự ăn mòn điện hoá học. C. Sự ăn mòn kim loại.	D. Sự khử kim loại. 
11. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là:
 A. Thực hiện quá trình cho – nhận electron.	 	B. Thực hiện quá trình khử các kim loại.
 C. Thực hiện quá trình khử các ion kim loại. 	D. Thực hiện quá trình oxi hoá các ion kim loại.
12. Điều kiện cần và đủ để xảy ra quá trình ăn mòn điện hoá là:
 A. Các điện cực có bản chất khác nhau.
 B. Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp với nhau hoặc gián tiếp thông qua dây dẫn.
 C. Các điện cực phải cùng tiếp xúc với chất điện li.
 D. Các điện cực có bản chất khác nhau, tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với chất điện li .
13. Một hợp kim gồm các kim loại sau: Ag, Zn, Fe, Cu. Hoá chất có thể hoà tan hợp kim trên thành dung dịch là:
A.Dung dịch NaOH. B.Dung dịch H2SO4đặc nguội. C.Dung dịch HCl. D.Dung dịch HNO3 loãng.
14. Phát biểu nào dưới đây không đúng về bản chất quá trình hoá học ở điện cực trong quá trình điện phân?	A. Anion nhường electron ở anot.	 	 B. Cation nhận electron ở catôt.
 	C. Sự oxi hoá xảy ra ở anot.	 D. Sự oxi hoá xảy ra ở catot.
15. Cặp kim loại Fe – Al tiếp xúc với nhau và để ngoài không khí ẩm thì kim loại nào bị ăn mòn và kiểu ăn mòn nào là chính? 	A. Al bị ăn mòn điện hoá.	B. Fe bị ăn mòn điện hoá. 
C. Al bị ăn mòn hoá học. 	D. Al, Fe bị ăn mòn hoá học.
16. Cho các ion kim loại sau: Fe3+, Fe2+, Zn2+, Ni2+, H+, Ag+. Chiều tăng dần tính oxi hoá của các ion là:
 A. Zn2+, Fe2+, H+, Ni2+, Fe3+, Ag+. 	B. Zn2+, Fe2+, Ni2+, H+, Fe3+, Ag+.
 C. Zn2+, Fe2+, Ni2+, H+, Ag+, Fe3+. 	D. Fe2+, Zn2+, Ni2+, H+, Fe3+, Ag+. 
17. Điện phân điện cực trơ, màng ngăn xốp một dung dịch có chứa các ion Fe2+, Fe3+, Cu2+, Cl-. Thứ tự điện phân xảy ra ở catot là:A.Fe2+,Fe3+,Cu2+. B.Fe2+,Cu2+,Fe3+. C.Fe3+,Cu2+,Fe2+ D.Fe3+,Fe2+,Cu2+.
18. Từ phương trình ion thu gọn sau: Cu + 2Ag+ ®	Cu2+ +	2Ag. Kết luận nào dưới đây không đúng?
 A. Cu2+ có tính oxi hoá mạnh hơn Ag+.	B. Cu có tính khử mạnh hơn Ag.
 C. Ag+ có tính oxi hoá mạnh hơn Cu2+. 	D. Cu bị oxi hoá bởi ion Ag+.
19. Tất cả các kim loại thuộc dãy nào dưới đây tác dụng được với dung dịch muối săt (III) ?
 A. Al, Fe, Ni, Ag.	B. Al, Fe, Ni, Cu, Ag.	 C. Al, Fe, Ni, Cu.	D. Mn, Fe, Ni, Ag, Cu.
20. Nhúng 1 thanh Fe vào dung dịch HCl, nhận thấy thanh Fe sẽ tan nhanh nếu ta nhỏ vào dung dịch 1 vài giọt:
 A. Dung dịch H2SO4. B. Dung dịch Na2SO4. C. Dung dịch CuSO4. 	D. Dung dịch NaOH.
21. Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4, phải dùng chất nào dưới đây để có thể loại bỏ được tạp chất? 
 A. Bột Fe dư. B.Bột Cu dư.	C. Bột Al dư.	 D. Na dư.
22. Khi hoà tan nhôm bằng dung dịch HCl, nếu thêm vài giọt dd FeSO4 vào thì qua trình hoà tan nhôm sẽ: 
A. Xảy ra chậm hơn.	B. xảy ra nhanh hơn.	C. Không thay đổi.	D. Tất cả đều sai.
23. Cho các chất rắn : Cu, Fe, Ag vào các dung dịch CuSO4, FeSO4, Fe(NO3)3. Số phản ứng xảy ra từng cặp chất 1 là: A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
24. Cho 4 kim loại: Al, Mg, Cu, Fe và 4 dung dịch ZnSO4, AgNO3, CuCl2, MgSO4. Kim loại nào khử được cả 4 dung dịch muối? A. Fe.	B. Mg.	C. Al.	D. Tất cả đều sai.
25. Nhóm kim loại nào sau đây có thể diều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?
 A. Al, Fe, Zn.	B. Mg, Cu, Pb.	C. Fe, Ni, Ca.	D. Cu, Pb, Zn.
26. Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II là:
A. 3. 	B. 2. 	C. 4. 	D. 1.
27. Công thức chung c

File đính kèm:

  • docde cuong on thi tot nghiep.doc
Giáo án liên quan