Đề cương ôn tập học kì II môn: hoá học 8. năm học: 2009 – 2010

Trắc nghiệm:

Trong các câu dưới đây có các phương án trả lời A, B, C và D, hãy khoanh tròn vào một phương án trả lời mà em cho là đúng nhất.

 1. Điều khẳng định nào sau đây về tính chất của oxi là đúng? Oxi là chất khí có khả năng:

 A. Tan vô hạn trong nước. C. Tan ít trong nước.

 B. Không tan trong nước. D. Phản ứng hoá học với nước.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1033 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì II môn: hoá học 8. năm học: 2009 – 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II.
Môn: Hoá Học 8. Năm học: 2009 – 2010.
I/ Trắc nghiệm:
Trong các câu dưới đây có các phương án trả lời A, B, C và D, hãy khoanh tròn vào một phương án trả lời mà em cho là đúng nhất.
 1. Điều khẳng định nào sau đây về tính chất của oxi là đúng? Oxi là chất khí có khả năng:
 A. Tan vô hạn trong nước. C. Tan ít trong nước.
 B. Không tan trong nước. D. Phản ứng hoá học với nước.
 2. Thành phần của không khí bao gồm?
 A. 21 % khí nitơ, 78% khí oxi, 1% các khí khác (CO2, CO )
 B. 21 % các khí khác, 78 % khí nitơ, 1% khí oxi.
 C. 21% khí oxi, 78 % khí nitơ, 1% các khí khác.
 D. 21% khí oxi, 78 % các khí khác, 1 % khí nitơ.
 3. Trong các hợp chất hoá học Oxi thường thể hiện hoá trị nào?
 A. II B. III C. IV D. I .
 4. Trong phòng thí nghiệm người ta thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước là do:
 A. Oxi nặng hơn nước. C. Oxi tan ít và không phản ứng vớI nước.
 B. Oxi nhẹ hơn nước. D. Oxi tan nhiều và phản ứng vớI nước.
 5. Ở điều kiện tiêu chuẩn 16g khí Oxi có thể tích là:
 A. 11,2 lít B. 22,4 lít C. 16 lít D.32 lít .
 6. Trong các phản ứng sau phản ứng oxi hoá - khử là:
 A. Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + CO2 + H2O
 B. CaO + H2O CaCO3
 C. CaCO3 CaO + H2O
 D. CuO + H2 Cu + H2O 
 7. Phản ứng oxi hoá - khử là:
 A. Phản ứng hoá học chỉ xảy ra sự khử.
 B. Phản ứng hoá học chỉ xảy ra sự oxi hoá.
 C. Phản ứng hoá học diển ra đồng thời sự khử và sự oxi hoá.
 D. Tất cả các ý kiến trên đều đúng.
 8. Cho 4,6g kim loại Na vào nước, sau phản ứng khối lượng NaOH tạo thành là:
 A. 4 g B. 8 g C. 16 g D. 40 g
 9. Trong các chất sau đây muối axit là:
 A. CaHPO4; H3PO4; NaCl. B. NaHSO4; Ca(HCO3)2; Na2HPO4
 C. CaHPO4; HNO3; MgSO4 D. NaHCO3; HNO3; NaOH.
10. Trong các oxit sau đây, oxit nào tác dụng được với nước?
 A. Na2O; P2O5 B. CaO; MgO C. Na2O; FeO D. P2O5; ZnO
11. Dung dịch là hỗn hợp :
 A. Đồng nhất của chất tan và dung môi B. Của chất rắn và chất lỏng
 C. Đồng nhất của chất rắn và dung môi D. Của chất khí và chất lỏng .
12. Cho các dung dịch axit, bazơ, muối. Trong các thuốc sau, thuốc thử nào dùng để nhận biết được các dung dịch trên?
 A. Na B. H2O C. Quỳ tím D. oxit
13. Bằng cách nào để có được 200g dung dịch CuSO4 10%?
 A. Hoà tan 20g CuSO4 với 180g nước B. Hoà tan 10g CuSO4 với 190g nước
 C. Hoà tan 20g nước với 180g CuSO4 D. Hoà tan 5g CuSO4 với 195g nước
14. Trong các công thức hoá học sau công thức nào là của oxit?
 A.SO3 B. H2SO4 C. CaCO3 D. KMnO4 .
15. Bằng cách nào có được 200g dung dịch NaCl 5%:
 A. Hoà tan 100g NaCl trong 100g nước. C. Hoà tan 190g NaCl trong 10g nước.
 B. Hoà tan 200g NaCl trong 10g nước. D. Hoà tan 10g NaCl trong 190g nước.
16. Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của các chất rắn trong nước:
 A. Đều tăng B. Đều giảm C. Không thay đổi D. Phần lớn là tăng. 
17. Số gam CuSO4 cần dùng để pha chế 400 gam dung dịch 0,8 % là:
 A. 3,2gam B. 32 gam C. 2,4 gam D. 24 gam
18. Nồng độ mol của 850 ml dung dịch có hoà tan 20 g KNO3 là:
 A. 0,233M B. 2,33M C. 23,3M D. 233M
II/ Câu hỏi tự luận:
 1. Nêu các tính chất hoá học của oxi và hiđrô? Viết phương trình phản ứng minh hoạ.
 2. Thế nào là phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ, phản ứng thế? Cho ví dụ minh hoạ.
 3. Thế nào là sự cháy, sự oxi hoá chậm? Nêu điều kiện phát sinh và các biện pháp để dập tắt sự cháy?
 4. Nêu khái niệm, công thức hoá học, phân loại và cách gọi tên của oxit, axit, bazơ, muối? Cho ví dụ minh hoạ.
 5. Thế nào là sự khử, sự oxi hoá? Chất khử, chất oxi hoá? Phản ứng oxi hoá - khử? Cho ví dụ minh hoạ.
 6. Nêu các phương pháp điều chế khí hiđro và oxi? Mỗi phương pháp cho một ví dụ.
 7. Nước gồm những thành phần hoá học nào? Nêu các tính chất hoá học của nước? Viết phương trình minh hoạ.
 8. Thế nào là dung dịch, dung dịch chưa bảo hoà, dung dịch bão hoà? Cho ví dụ minh hoạ.
 9. Nêu khái niệm, viết công thức nồng độ phần trăm và nồng độ mol của dung dịch? 
III/ Bài tập: 
 1. Viết và cân bằng phương trình phản ứng hoá học:
 a, Hoàn thành các phương trình hoá học sau và cho biết chúng thuộc phản ứng hoá học nào?
	1, KClO3 ----> KCl + O2 
	2, P2O5 + H2O ----> H2PO5 
	3, Cu + O2 ----> CuO
	4, Fe2O3 + H2 ----> Fe + H2O
	5, Fe + HCl ----> FeCl2 + H2 
	6, KMnO4 ----> K2MnO4 + MnO2 + O2
 b, Bài tập sách giáo khoa hoá học 8: 3/84; 2/87; 6, 7/101; 3/113; 4/119; 2/132; 
 2. Nhận biết các chất hoá học: 
 Bài tập sách giáo khoa hoá học 8: 2/118; 5/125; 
 3. Bài toán tính theo công thức và tính theo phương trình hoá học:
 a, Đốt cháy hoàn toàn m (g) P (photpho) trong oxi thu được 5,6 lít khí là P2O5 ở đktc.
	a, Viết phương trình phản ứng xảy ra?
	b, Tính khối lượng P2O5 thu được?
	c, Tính thể tích không khí cần dùng? Biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí.
 b, Hoà tan hoàn toàn 12,15 gam nhôm vào dung dịch axit clohiđric HCl thu được muối nhôm sunfat Al2(SO4)3 và khí hiđrô.
	a, Viết phương trình phản ứng xảy ra?
	b, Tính khối lượng Al2(SO4)3 thu được?
	c, Cho toàn bộ lượng khí hiđrô nói trên khử đồng oxit Fe2O3 ở nhiệt độ thích hợp. Tính khối lượng sắt thu được?
 Bài tập sách giáo khoa hoá học 8: 4/84; 3/87; 4, 5, 6/94; 7/99; 5/109; 5/132; 
 4. Dung dịch:
 Bài tập sách giáo khoa hoá học 8: 3, 4, 5, 6, 7/146.
 Yang Mao, ngày tháng năm 2010
 Xác nhận của tổ chuyên môn GVBM
Xét duyệt của chuyên môn

File đính kèm:

  • docDC_HOA8_K2,.doc