Đề cương ôn tập học kì I môn Sinh học lớp 8 năm học 2010-2011 - Trường THCS Lý Tự Trọng

- Quá trình hô hấp gồm sự thở, trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào.

- Đặc điểm cấu tạo của các cơ quan hô hấp ở người (Bảng 20 SGK trang 66).

- Đường dẫn khí có chức năng dẫn khí vào ra; làm ẩm không khí do lớp niêm mạc tiết chất nhày; làm ấm không khí do lớp mao mạch dày đặc; ngăn bụi do lông mũi, lớp niêm mạc tiết chất nhày và lớp lông rung; tham gia bảo vệ phổi.

- Phổi là nơi trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ngoài; có đặc điểm cấu tạo làm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí: Bao bọc phổi có 2 lớp màng, giữa chúng là lớp dịch rất mỏng làm cho áp suất trong đó là âm hoặc không làm cho phổi nở rộng và xốp, có tới 700 – 800 triệu phế nang cấu tạo nên phổi làm cho diện tích bề mặt trao đổi khí lên tới 70 – 80m2.

Bài 21. Hoạt động hô hấp.

- Hít vào thở ra được thực hiện nhờ hoạt động của lồng ngực và các cơ hô hấp.

- Dung tích phổi khi hít vào và thở ra phụ thuộc vào các yếu tố: tầm vóc, giới tính, tình trạng sức khỏe, sự luyện tập

- Các khí trao đổi ở phổi và tế bào theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp.

+ Trao đổi khí ở phổi: O2 khuếch tán từ phế nang vào máu; Cacbonic khuếch tán từ máu vào phế nang.

+ Trao đổi khí ở tế bào: O2 khuếch tán từ máu vào tế bào; Cacbonic khuếch tán từ tế bào vào máu.

Bài 22. Vệ sinh hô hấp.

* Những tác nhân gây hại cho hệ hô hấp.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì I môn Sinh học lớp 8 năm học 2010-2011 - Trường THCS Lý Tự Trọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT LÂM HÀ
TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG
TỔ SINH – THỂ DỤC
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
MÔN SINH 8
NĂM HỌC 2010 – 2011
Chương IV. HÔ HẤP
Bài 20. Hô hấp và các cơ quan hô hấp.
- Hô hấp cung cấp oxi cho tế bào để tham gia vào các phản ứng tạo năng lượng dạng ATP cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể, đồng thời loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể.
- Quá trình hô hấp gồm sự thở, trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào.
- Đặc điểm cấu tạo của các cơ quan hô hấp ở người (Bảng 20 SGK trang 66).
- Đường dẫn khí có chức năng dẫn khí vào ra; làm ẩm không khí do lớp niêm mạc tiết chất nhày; làm ấm không khí do lớp mao mạch dày đặc; ngăn bụi do lông mũi, lớp niêm mạc tiết chất nhày và lớp lông rung; tham gia bảo vệ phổi.
- Phổi là nơi trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ngoài; có đặc điểm cấu tạo làm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí: Bao bọc phổi có 2 lớp màng, giữa chúng là lớp dịch rất mỏng làm cho áp suất trong đó là âm hoặc không làm cho phổi nở rộng và xốp, có tới 700 – 800 triệu phế nang cấu tạo nên phổi làm cho diện tích bề mặt trao đổi khí lên tới 70 – 80m2.
Bài 21. Hoạt động hô hấp.
- Hít vào thở ra được thực hiện nhờ hoạt động của lồng ngực và các cơ hô hấp.
- Dung tích phổi khi hít vào và thở ra phụ thuộc vào các yếu tố: tầm vóc, giới tính, tình trạng sức khỏe, sự luyện tập
- Các khí trao đổi ở phổi và tế bào theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp.
+ Trao đổi khí ở phổi: O2 khuếch tán từ phế nang vào máu; Cacbonic khuếch tán từ máu vào phế nang.
+ Trao đổi khí ở tế bào: O2 khuếch tán từ máu vào tế bào; Cacbonic khuếch tán từ tế bào vào máu.
Bài 22. Vệ sinh hô hấp.
* Những tác nhân gây hại cho hệ hô hấp.
- Bụi gây nhiễm bệnh đường hô hấp và 2 lá phổi.
- Các khí độc gây viêm sưng niêm mạc, làm giảm hiệu quả hô hấp và gây ra những bệnh khác.
- Chất độc hại làm tê liệt lớp lông rung trong phế quản, có thể gây ung thư phổi.
- Các vi sinh vật gây bệnh viêm đường dẫn khí và phổi làm tổn thương hệ hô hấp.
* Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại.
- Giữ gìn môi trường trong sạch.
- Không hút thuốc lá.
- Đeo khẩu trang khi ra đường hoặc làm việc nơi có nhiều bụi.
* Cần luyện tập thể dục thể thao phối hợp với tập thở sâu từ bé để có dung tích sống lí tưởng.
* Hút thuốc lá có hại cho hệ hô hấp vì khói thuốc lá chứa nhiều chất độc và có hại cho hệ hô hấp:
- CO: chiếm chỗ của O2 trong hồng cầu, làm cho cơ thể ở trạng thái thiếu O2, đặc biệt khi cơ thể hoạt động mạnh.
- NOx: gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí, có thể gây chết ở liều cao.
- Nicô tin : làm tê liệt lớp lông rung trong phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí, có thể gây ung thư phổi.
* Các bệnh dễ lây qua đường hô hấp: bệnh sars, lao phổi, cúm, đậu mùa
Chương IV. TIÊU HÓA.
Bài 24. Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa.
- Các chất Vitamin, muối khoáng, nước không bị biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa.
- Các chất Gluxit, lipit, protein, axit nucleic bị biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa.
- Quá trình tiêu hóa bao gồm các hoạt động: ăn và uống, đẩy thức ăn vào ống tiêu hóa, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng, thải phân.
- Thực chất hoạt động tiêu hóa là biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được qua thành ruột và thải bỏ các chất thừa không thể hấp thụ được.
- Ống tiêu hóa gồm: Miệng, họng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.
- Tiêu tiêu hóa gồm: tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tụy, tuyến vị, tuyến ruột có chức năng tiết dịch tiêu hóa thức ăn.
Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng.
- Enzim amilaza trong nước bọt biến đổi một phần tinh bột chín thành đường mantôzơ. 
- Tiêu hóa ở khoang miệng gồm:
 * Biến đổi lí học: Nhai, nghiền, đảo trộ thức ăn. Tác dụng: Làm mềm nhuyễn thức ăn giúp thức ăn thấm nước bọt, tạo viên vừa để nuốt.
 * Biến đổi hóa học: là hoạt động của Enzim amilaza trong nước bọt . Tác dụng: Biến đổi một phần tinh bột chín trong thức ăn thành đường Mantôzơ.
- Nhờ hoạt động của lưỡi thức ăn được đẩy xuống thực quản. 
- Thức ăn qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của các cơ thực quản.
Bài 27. Tiêu hóa ở dạ dày.
* Cấu tạo: 
Dạ dày hình túi thắt 2 đầu, dung tích tối đa khỏang 3lít. 
-Thành dạ dày có 4 lớp:
 + Lớp màng ngoài. 
 +Lớp cơ dày khỏe gồm 3 lớp: Cơ vòng, cơ dọc và cơ chéo.
 + Lớp dưới niêm mạc.
 +Lớp niêm mạc có nhiếu tuyến tiết dịch vị .
* Tiêu hóa ở dạ dày gồm:
- Biến đổi lí học: 
 + Tuyến vị tiết dịch vị để hòa loãng thức ăn.
 + Các lớp cơ của dạ dày co bóp để làm nhuyển và đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị.
- Biến đổi hóa học: Enzim pepsin phân cắt prôtêin trong thức ăn thành chuỗi ngắm gồm 3 – 10 axit amin.
- Thức ăn tiêu hóa ở dạ dày từ 3 – 6 giờ rồi được đẩy dần từng đợt xuống ruột non.
- Chất nhày trong dịch vị bao phủ bề mặt lớp niêm mạc làm cho prôtêin của lớp niêm mạc không tiếp xúc được với enzim pepsin.
Bài 28. Tiêu hóa ở ruột non.
 - Biến đổi lí học :
 + Tuyến gan, tuyến tụy, tuyến ruột tiết dịch hòa loãng thức ăn và trộn đều với các dịch tiêu hóa.
 + Dịch mật phân nhỏ lipit thành các giọt nhỏ.
- Biến đổi hóa học : Các enzim trong tuyến gan, tụy, ruột biến đổi : tinh bột thành đường đơn, prôtêin thành các axit amin, lipit thành axit béo và glixêrin.
Bài 29. Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân, vệ sinh tiêu hóa.
- Cấu tạo ruột non phù hợp với việc hấp thụ: 
 +Niêm mạc ruột non có nhiều nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ.
 + Mạng lưới mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc.
 + Ruột non rất dài tới 2,8 – 3m ở người trưởng thành, dài nhất trong các cơ quan của ống tiêu hóa.] tổng diện tích bề mặt lớn (400 – 500m2).
- Gan tham gia điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu được ổn định, đồng thời khử các chất độc hại đối với cơ thể.
-Đường; Axit béo và Glixerin; Axit amin; Các vitamin tan trong nước; Các muối khoáng; Nước được hấp thụ theo đường máu.
-Lipit (các giọt nhỏ đã được nhũ tương hóa); Các Vitamin tan trong dầu (A , D , E , K) hấp thụ theo đường bạch huyết.
- Vai trò của ruột già trong quá trình tiêu hóa ở cơ thể người: Hấp thu thêm phần nước cần thiết cho cơ thể.Thải phân ra khỏi cơ thể nhờ sự co bóp các cơ hậu môn và cơ thành bụng. 
- Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả:
+ Đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ bằng bàn chải mềm và thuốc đánh răng có chứa canxi và flo để bảo vệ răng và các cơ quan khác trong khoang miệng.
+ Ăn uống hợp vệ sinh.
+ Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và tránh các cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức.
+ Ăn chậm nhai kĩ giúp thức ăn được nghiền nhỏ hơn, dễ thấm dịch tiêu hóa hơn và tiêu hóa đạt hiệu quả hơn.
+ Sau khi ăn có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để tiêu hóa đạt hiệu quả.
CHÚC CÁC EM ÔN TẬP TỐT!
Lâm hà, ngày 30 tháng 11 năm 2010.

File đính kèm:

  • docsinh 8.doc
Giáo án liên quan