Đề cương đáp án cuộc thi tìm hiểu ‘Công đoàn Việt Nam – 80 năm, một chặng đường lịch sử’

Câu hỏi 1: Đồng chí hãy cho biết, tổ chức Công đoàn Việt Nam được thành lập vào ngày tháng năm nào? Do ai sáng lập?

Trả lời: Đại hội V Công đoàn Việt Nam (tháng 2 năm 1983) đã quyết định lấy ngày 28/7/1929, ngày thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ làm ngày truyền thống của Công đoàn Việt Nam. Quá trình hình thành và ra đời của tổ chức Công đoàn Việt Nam gắn liền với tên tuổi và cuộc đời hoạt động của đồng chí Nguyễn Ái Quốc (Chủ tịch Hồ Chí Minh) - lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam.

Những năm tháng hoạt động trong phong trào công nhân và Công đoàn Quốc tế, Bác đã nghiên cứu hình thức tổ chức Công đoàn ở các nước tư bản, thuộc địa và nửa thuộc địa. Từ đó rút ra kinh nghiệm thực tiễn, đặt cơ sở lý luận và hình thức tổ chức cho Công đoàn Việt Nam.

 

doc9 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương đáp án cuộc thi tìm hiểu ‘Công đoàn Việt Nam – 80 năm, một chặng đường lịch sử’, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lên các phong trào cách mạng rộng lớn nhằm thực hiện thắng lợi những mục tiêu kinh tế xã hội tổng quát trong những năm 80 của thế kỷ XX.
Đại hội lần thứ VI họp từ ngày 17 đến ngày 20/10/1988 tại Hội trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội. Về dự có 834 đại biểu thay mặt cho gần 4 triệu đoàn viên Công đoàn trong cả nước. Đại hội đã đổi tên Tổng Công đoàn Việt Nam thành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam , công đoàn tỉnh, huyện đổi thành Liên đoàn Lao động. Các chức danh Thư ký Công đoàn gọi là Chủ tịch Công đoàn. Đại hội VI Công đoàn Việt Nam là đại hội đổi mới của phong trào công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Đại hội đã bầu đồng chí Nguyễn Văn Tư làm Chủ tịch, các đồng chí Cù Thị Hậu, Dương Xuân An được bầu làm Phó Chủ tịch.
Mục tiêu của Đại hội là: “ Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng vì “việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội”.
ý nghĩa: Đây là đại hội đầu tiên của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam kể từ khi cả nước bước vào thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội lần thứ VI của Đảng khởi xướng. Đại hội đã diễn ra thật sự dân chủ và công khai theo tinh thần đổi mới của Đảng. “Đại hội đã nêu được ý chí của giai cấp công nhân Việt Nam trước vận hội mới, thời cơ mới của đất nước Đại hội đã ghi một dấu ấn tốt đẹp trong lịch sử Công đoàn Việt Nam và mở ra một giai đoạn phấn đấu mới, vẻ vang của Công đoàn Việt Nam.
Đại hội đánh dấu một bước sự đổi mới trong tổ chức và hoạt động của công đoàn nhằm động viên công nhân lao động cả nước phấn đấu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đại hội kêu gọi anh chị em công nhân, lao động và đoàn viên, cán bộ công đoàn hãy phát huy truyền thống và bản chất cách mạng triệt để của giai cấp công nhân, biến Nghị quyết Đại hội thành hành động thiết thực, biến khẩu hiệu việc làm và đời sống, dân chủ và công bằng xã hội thành sức mạnh vật chất.
 Đại hội VII Công đoàn Việt Nam họp từ ngày 9 đến ngày 12/11/1993 tại Hội trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội. Về dự có 610 đại biểu thay mặt cho gần 3 triệu đoàn viên Công đoàn thuộc 53 LĐLĐ địa phương, 23 Công đoàn ngành Trung ương trong cả nước.
Đại hội đã bầu đồng chí Nguyễn Văn Tư làm Chủ tịch, các đồng chí Cù Thị Hậu, Hoàng Minh Chúc, Nguyễn An Lương, Hoàng Thị Khánh được bầu làm Phó Chủ tịch.
Mục tiêu của Đại hội là: “ Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chăm lo và bảo vệ lợi ích của công nhân lao động”.
ý nghĩa: Đại hội VII Công đoàn Việt Nam diễn ra trong tình hình đất nước có nhiều thay đổi lớn. Đại hội đặt ra một vấn đề rất cơ bản là xây dựng, phát triển giai cấp công nhân về số lượng, nhất là nâng cao về chất lượng; nắm vững và cụ thể hóa cương lĩnh, chiến lược kinh tế – xã hội và các Nghị quyết của Đảng, thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VIII họp từ ngày 3 đến ngày 6/11/1998 tại Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt - Xô, Thủ đô Hà Nội. Về dự có 898 đại biểu thay mặt cho gần 4 triệu đoàn viên Công đoàn thuộc 61 LĐLĐ địa phương, 18 Công đoàn ngành Trung ương trong cả nước.
Đại hội đã bầu đồng chí Cù Thị Hậu làm Chủ tịch, các đồng chí Nguyễn An Lương, Đặng Ngọc Chiến, Đỗ Đức Ngọ, Nguyễn Đình Thắng được bầu làm Phó Chủ tịch. 
Mục tiêu của Đại hội là: “Vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh”.
ý nghĩa: Đại hội có ý nghĩa rất quan trọng, Đại hội động viên giai cấp công nhân phát huy truyền thống cách mạng, khơi dậy mọi tiềm năng sáng tạo, đi tiên phong trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đại hội là cuộc sinh hoạt chính trị quan trọng của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn nhằm biến những nghị quyết lịch sử của Đại hội Đảng thành khẩu hiệu phấn đấu hàng ngày của công nhân, viên chức, lao động. Đây là đại hội chuyển tiếp giữa hai thế kỷ, chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ 21. Sự thành công của Đại hội tạo ra niềm vui mới, niềm tin mới, động lực mới, sức mạnh mới, khí thế mới, góp phần đưa khẩu hiệu hành động của Đại hội vào cuộc sống, vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Đối với giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn, Đại hội mở ra thời kỳ mới, đánh dấu bước ngoặt của phong trào Công đoàn Việt Nam trong quá trình thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đại hội IX Công đoàn Việt Nam họp từ ngày 10 đến ngày 13/10/2003 tại Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt - Xô, Thủ đô Hà Nội. Về dự Đại hội có 900 đại biểu thay mặt cho 4,25 triệu đoàn viên Công đoàn.
Đại hội đã bầu đồng chí Cù Thị Hậu làm Chủ tịch, các đồng chí Đặng Ngọc Tùng, Nguyễn Hoà Bình, Nguyễn Đình Thắng, Đỗ Đức Ngọ, Đặng Ngọc Chiến được bầu làm Phó Chủ tịch. Tháng 12/2006, đồng chí Đặng Ngọc Tùng được bầu làm Chủ tịch. Tháng 9/2007 các đồng chí Hoàng Ngọc Thanh, Mai Đức Chính, Nguyễn Thị Thu Hồng, Nguyễn Văn Ngàng được bầu làm Phó Chủ tịch.
Mục tiêu của Đại hội là: “Xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ, góp phần tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
ý nghĩa: Đại hội lần thứ IX Công đoàn Việt Nam là Đại hội của Đoàn kết, Trí tuệ, Dân chủ, Đổi mới, thể hiện ý chí, nguyện vọng của giai cấp công nhân và cán bộ, đoàn viên công đoàn cả nước. Đại hội diễn ra vào những năm đầu thế kỷ XXI và thiên niên kỷ mới, giữa lúc chúng ta đang tiến hành tổng kết nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng. Đại hội quyết định mục tiêu, phương hướng hành động của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2003-2008.
Đại hội X Công đoàn Việt Nam họp từ ngày 02 đến ngày 05/11/2008 tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt – Xô, Hà Nội với gần 1000 đại biểu tham dự. Đồng chí Đặng Ngọc Tùng tái đắc cử Chủ tịch và các đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Hoàng Ngọc Thanh, Mai Đức Chính, Nguyễn Thị Thu Hồng, Nguyễn Văn Ngàng tái đắc cử Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhiệm kỳ (2008-2013). 
Mục tiêu của Đại hội: “Đổi mới, sáng tạo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động, vì sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước”. 
ý nghĩa: Đại hội X Công đoàn Việt Nam thể hiện ý chí quyết tâm, năng động, sáng tạo của đông đảo CNVCLĐ, đoàn viên và các cấp Công đoàn cả nước, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, quyết tâm đổi mới toàn diện và mạnh mẽ tổ chức và phương thức hoạt động công đoàn, góp phần xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, phấn đấu thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đảng, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Câu hỏi 3: Đồng chí hãy cho biết Đại hội nào được đánh giá là Đại hội đổi mới? Theo đồng chí quan điểm “ Đổi mới” đó được phát triển như thế nào ở Đại hội X Công đoàn Việt Nam.
Trả lời:
	*Trong các kỳ Đại hội, Đại hội VI Công đoàn Việt Nam được đánh giá là Đại hội đổi mới, tạo ra bước ngoặt lịch sử cho tổ chức Công đoàn Việt Nam, là tiền đề đưa phong trào công nhân viên chức lao động và hoạt động Công đoàn cả nước sang một thời kỳ mới dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam.
	* Kể từ Đại hội VI Công đoàn Việt Nam đến nay quan điểm đổi mới luôn được kế thừa và phát huy có hiệu quả biểu hiện chung nhất là việc quan tâm xây dựng GCCN và tổ chức công đoàn vững mạnh, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ, thông qua nội dung các mục tiêu và khẩu hiệu hành động từ các kỳ Đại hội:
	- Mục tiêu Đại hội VI Công đoàn Việt Nam: Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng vì:” Việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội”.
	- Mục tiêu Đại hội VII Công đoàn Việt Nam: “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc , chăm lo và bảo vệ lợi ích của công nhân lao động”.
	- Mục tiêu Đại hội VIII Công đoàn Việt Nam: “ Vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh”.
	- Mục tiêu Đại hội IX Công đoàn Việt Nam:” Xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của CNVCLĐ, góp phần tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”
- Mục tiêu Đại hội X Công đoàn Việt Nam:” Đổi mới, sáng tạo; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động; vì sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước”. Đồng thời xác định “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của công đoàn các cấp; hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy đoàn viên, CNVCLĐ làm đối tượng vận động; chuyển mạnh hoạt động công đoàn vào việc tổ chức thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ; xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước”. 
Câu hỏi 4: Đồng chí hãy nêu quan điểm của Đảng về xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước?
Trả lời: Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong, lãnh tụ chính trị, bộ tham mưu của giai cấp công nhân, ngay từ ngày đầu thành lập Đảng đã xác định: "Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng" (Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t 2, tr 4). Qua từng giai đoạn cách mạng, quan điểm của Đảng ta về vị trí, vai trò của giai cấp công nhân, về xây dựng, phát triển giai cấp công nhân ngày càng được bổ sung, hoàn thiện.
Trong suốt quá trình lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền, Đảng ta luôn coi giai cấp công nhân là lực lượng nòng cốt, lãnh đạo cách mạng và đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm tập hợp, xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, thực sự phát huy được vai trò tiên phong tro

File đính kèm:

  • docDeCuongDapAn_CuocThi80NamCongDoanVN.doc
Giáo án liên quan