Đề chọn học sinh giỏi PTTH (bảng a) năm học 1998-1999

Bài 1 :

Hãy giải thích tại sao :

1. Oxi là nguyên tố hoạt động manh hơn Clo, nhưng ở điều kiện thường lại tỏ ra kém hoạt đọng hơn ?

2. Ở nhiệt độ thường, lưu huỳnh có tính trơ về phương diện hóa học, nhưng khi đung nóng lại tỏ ra khá hoạt động ?

3. Phân tử NO2 có khả năng trùng hợp còn phân tử SO2 lại không có khả năng đó ?

Ở điều kiện thường : Nitow là một chất khí nhưng Phốt pho lại là chất rắn ?

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 906 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề chọn học sinh giỏi PTTH (bảng a) năm học 1998-1999, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề chọn học sinh giỏi PTTH (bảng A) năm học 1998-1999 
Thi ngày 24-11-1998 (vòng 1)
Bài 1 :
Hãy giải thích tại sao :
Oxi là nguyên tố hoạt động manh hơn Clo, nhưng ở điều kiện thường lại tỏ ra kém hoạt đọng hơn ?
Ở nhiệt độ thường, lưu huỳnh có tính trơ về phương diện hóa học, nhưng khi đung nóng lại tỏ ra khá hoạt động ?
Phân tử NO2 có khả năng trùng hợp còn phân tử SO2 lại không có khả năng đó ?
Ở điều kiện thường : Nitow là một chất khí nhưng Phốt pho lại là chất rắn ? Phootpho là nguyên tố có độ âm điện bé hơn ni tơ nhưng lại hoạt động hơn nitơ?
Axit flohidric là axit yếu lại tạo ra được muối axit còn các axit HX của các Halozen là những axit mạnh và không có khả năng tạo ra muối axit ?
Bài 2 :
Hòa tan 22,95gam BaO vào nước được dung dịch A. Cho 18,4 gam hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 hòa tan hết trong dung dịch HCl thu được khí B. Nếu cho dung dịch A hấp thụ hết khí B thì có kết tủa tạo thành hay không ? Nếu 14,2gam hỗn hợp hai muối trên trong đó có a% MgCO3 tác dụng với dung dịch A thì a có giái trị bằng bao nhiêu để cho lượng kết tủa có trong dung dịch là cao nhất, thấp nhất?
Bài 3 :
Cho các dung dịch sau : Na2CO3 , FeCl3 , KI , Al2(SO4)3 , AlNO3 , AgNO3 , CuSO4 , Ba(OH)2 , NH3 và H2SO4.
Hãy xét các tương tác có thể có giữa các dung dịch trên.
Bài 4 :
Cho 88,2 gam hỗn hợp A gồm FeCO3 ,FeS cùng lượng không khí đã được lấy dư 10% so với lượng đủ tác dụng vào bình kín thể tích không đổi. Tạo hiệt độ thích hợp cho phản ứng xảy ra để thu được Fe2O3 (giả thiết cacr 2 muối ban đầu có khả năng như nhau trong các phản ứng). Đưa bình trở về nhiệt độ trước khi nung, trong bình có khí B, chất rắn C. Khí B gây ra áp suất lớn hơn 1,45% so với áp suất khí tring bình đó trước khi nung. Hòa tan chất rắn C trong lượng dư H2SO4 loãng, được khí D (đã làm khô) ; các chất còn trong bình phản ứng được tác dụng với lượng dư dung dịch KOH. Để chất rắn E có trong bainhf sau quá trình trên ra ngoài không khí sau thời gian cần thiết, được chất rắn F. Biết rằng trong hỗn hợp A ban đầu 1 muối có số mol gấp 1,5lần số mol của chất còn lại.
Viết phương trình các phản ứng xảy ra.
Khí B năng hay nhẹ hơn khí D ? Tính cụ thể.
Tìm % của hỗn hợp F.
Bài 5 : Phản ứng giữa 24,71 gam muối clorua của một nguyên tố phân nhóm chính (phân nhóm A) với 10,90 gam amoniac tạo ra một hỗn hợp các sản phẩm gồm 25,68gam NH4Cl ; 2,57gam một nguyên tố A ở thể rắn và 7,37gam muối nitrua kết tinh màu vàng của nguyên tố đó; phản ứng xảy ra theo phương trình sau :
NAwClx + mNH3 -----> pNH4Cl + qA + rAyNz
Trong đó n ,m , p, q, r , w , x , y , z là các hệ số và chỉ số phải xác định)
Một mẫu nitrua trên nổ mạnh khi đập bằng búa, nhưng khi polime hóa có kiểm soát bằng cách đun nóng tạo thành một chất rắn, dạng sợi, màu đỏ-đồng, có khả năng dẫn điện như kim loại.
Xác định nguyên tố A
Viết và cân bằng một phưnưg trình đầy đủ cho phản ứng giữa muối clorua với amoniac nói trên
Giả thiết trạng thái oxi hóa thông thường, viết và cân bằng một phương trình cho quá trình oxi hóa-khử có trong phản ứng trên
Khối lượng mol nguyên tử : MCl = 35,453g/mol ; MN= 14,007g/mol ; MH= 1,008g/mol.
Đề chọn học sinh giỏi PTTH (bảng A) năm học 1998-1999 
Thi ngày 25-11-1998 (vòng 2)

File đính kèm:

  • docDe Hoa HSG tinh 98 - 99.doc
Giáo án liên quan