Đề: Cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh

Đề: Cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh

Bài làm

Xuân Quỳnh là cây bút xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam vào những năm chống Mỹ. Các tác phẩm của bà thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và tình yêu quê hương, đất nước. Bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh viết về vẻ đẹp bình dị của tình bà cháu

Mở đầu bài thơ là một không gian yên tĩnh của buổi trưa hè vắng lặng

 Trên đường hành quân xa

 Dừng chân bên xóm nhỏ

 Tiếng gà ai nhảy ổ:

 “Cục cục tác cục ta”

 Nghe xao động nắng trưa

 Nghe bàn chân đỡ mỏi

 Nghe gọi về tuổi thơ

 Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải nghiệm được sức lan tỏa của nó. Tác giả đã sử dụng điệp từ "Nghe" để nhấn mạnh nỗi xúc động của mình khi nghe tiếng gà trưa. Từ "Nghe" ở đây không chỉ cảm nhận bằng thính giác mà còn bằng cảm giác qua biện pháp ẩn dụ, tâm tưởng, nhớ lại. . Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho cô vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.

Qua âm thanh tiếng gà những dòng hồi tưởng, những kỉ niệm ùa về như đang hiện ra trước mắt. Điệp ngữ "Tiếng gà trưa" mở đầu các đoạn thơ sau như một điệp khúc, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. Mỗi lần lặp lại, nó mở ra một ô cửa lung linh làm sáng bừng lên cả khung trời kỉ niệm:

 "Tiếng gà trưa

 Ổ rơm hồng những trứng

 Này con gà mái mơ

 Khắp mình hoa đốm trắng

 

doc12 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1000 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề: Cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m áp, hạnh phúc vô cùng. Những câu thơ giản dị mà dồn nén bao cảm xúc, là niềm vui trong quá khứ của đứa cháu nhỏ được quà mà còn là niềm xúc động rưng rưng trong hiện tại của người chiến sĩ khi thấm thía tình cảm của người bà thân thương.
	Tiếng gà trưa, ổ trứng hồng và niềm hạnh phúc mà bà mang lại đã trở thành nguồn yêu thương nuôi dưỡng và ghi dấu trong tâm hồn người cháu:
 	"Tiếng gà trưa
	Mang bao nhiêu hạnh phúc
	Đêm cháu về nằm mơ
	Giấc ngủ hồng sắc trứng"
 	Từ những giấc ngủ bình yên và ấm áp niềm hạnh phúc trẻ thơ như thế, hình ảnh bà và những kỉ niệm tuổi thơ gắn với tiếng gà trưa đã đi sâu vào tâm thức và trở thành một phần thiêng liêng trong lòng người cháu. Đó chính là một động lực mạnh mẽ để người chiến sĩ hôm nay quyết tâm chắc tay súng. 
Khổ cuối, mạch cảm xúc quay trở lại hiện tại một cách tự nhiên bởi chính mối liên hệ sâu sắc ấy:
 	"Cháu chiến đấu hôm nay
	Vì lòng yêu Tổ quốc
	Vì xóm làng thân thuộc
	Bà ơi, cũng vì bà
	Vì tiếng gà cục tác
	Ổ trứng hồng tuổi thơ."
 Tác giả đã sử dụng điệp từ "Vì" để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ. Điêp từ "Vì" dường như đã diễn tả cảm xúc sâu lắng để tìm về với ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất. Những yếu tố tạo nên động lực của lòng quyết tâm chiến đấu ở người cháu qua từng dòng thơ đã nói lên một quy luật tình cảm vô cùng giản dị: tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước và sự thống nhất giữa hai tình cảm cao đẹp này là cội nguồn sức mạnh tinh thần của mỗi người lính. Lòng yêu nước cũng không phải là cái gì xa xôi, lớn lao hay trừu tượng. Đó có thể chỉ là yêu một bếp lửa ấp iu như bài thơ của Bằng Việt; yêu một tiếng gà cục tác, một ổ rơm trứng hồng như Xuân Quỳnh hay yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông như I-li-a Ê-ren-bua chẳng hạn. Nên ở một góc độ nào đó, nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu ở khổ thơ cuối là cách thức cụ thể hóa lòng yêu nước, làm nổi bật chân lí giản dị: lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Bài thơ được mở đầu bằng "Tiếng gà trưa" và kết thúc lại trở về với tiếng gà. Nhưng đó không đơn thuần là tiếng gà gọi về tuổi thơ nữa, mà là tiếng gà gọi dậy trong lòng người chiến sĩ lòng yêu nước, cái lí do cao cả mà rất đỗi bình dị, hối thúc bàn chân băng rừng lội suối đấu tranh vì độc lập, thống nhất nước nhà.
 	Bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo: thể thơ năm tiếng tự do kết hợp biểu cảm với tự sự, miêu tả; thỉnh thoảng, trong mỗi đoạn liên tưởng được gợi ra từ tiếng gà, lại được ngưng nghỉ, phân định bởi một lời thơ ba tiếng (lời thơ: "Tiếng gà trưa") như đánh dấu một bậc cảm xúc, bài thơ đã diễn đạt một cách tự nhiên những tình cảm bình dị mà thiêng liêng, sâu sắc của người chiến sĩ trẻ trên bước đường hành quân. Chất liệu dân gian thô mộc, cách lựa chọn diễn đạt thơ thông minh, chất trữ tình vừa bồng bột, nhí nhảnh vừa sâu lắng, đằm thắm là đặc trưng của thơ Xuân Quỳnh trong giai đoạn này, cũng là một điểm chung của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ.
Đề: Cảm nghĩ về bài thơ Hồi hương ngẫu thư (Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê) của Hạ Tri Chương
Dàn ý
1. Mở bài:
- Hạ Tri Chương (659 -744) tên chữ là Quý Chấn, quê ở Chiết Giang, Trung Quốc. Ông thi đậu tiến sĩ năm 695 và làm quan ở kinh đô Trường An suốt 50 năm.
- Đến năm 85 tuổi ông mới về quê và mất sau đó không lâu.
- Bài thơ "Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê" được sáng tác trong dịp ông mới về quê. Nội dung thể hiện tâm trạng xúc động của người đi xa đã quá lâu, nay mới trở về quê cũ. Qua đó thể hiện tình cảm yêu quê hương tha thiết, sâu nặng của tác giả.
2. Thân bài:
* Cuộc sống xa quê dài đằng đẵng của nhà thơ:
- Hai câu đầu:
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao tồi. 
- Nghệ thuật tiểu đối giữa các vế trong câu có tác dụng nhấn mạnh sự tương phản giữa hình thức bên ngoài và bản chất bên trong. Tác giả sống xa quê gần như suốt cả cuộc đời nhưng vẫn nguyên vẹn là người con của quê hương.
- Hai câu cuối:
Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai? 
- Lúc đặt chân về làng cũ, tác giả chỉ thấy trẻ con đang nô đùa. Nhìn người lạ, hỏi nhau là khách ở đâu đến.
- Sau 50 năm xa quê, chắc lớp người cùng tuổi với tác giả không còn mấy.
- Điều trớ trêu là đám trẻ trong làng coi tác giả là khách lạ. Nỗi xúc động của tác giả dâng trào bởi tình huống bi hài đó.
3. Kết bài:
 	- Việc trở về cố hương sau bao năm xa cách của nhà thơ là đúng quy luật tâm lí của con người. (Lá rụng về cội)
- Bài thơ cho thấy Hạ Tri Chương cho dù làm đến bậc đại quan trong triều đình thì lúc về già cũng không nằm ngoài quy luật ấy.
Bài làm
Nhà thơ Chế Lan Viên từng có hai câu thơ rất hay:
 "Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
 Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!"
Vì thế, mảnh đất quê hương đã trở thành máu thịt đối với mỗi con người khi xa quê. Với Hạ Tri Chương cũng không phải là ngoại lệ. Quê hương đã trở thành nỗi băn khoăn, day dứt trong lòng ông trong những năm tháng lên kinh đô Trường An làm quan Đến cuối đời, ông từ quan và trở về thăm quê hương thì có lẽ sẽ chẳng còn ai nhớ đến. 
 "Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,
 Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
 Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
 Tiếu vấn : Khách tòng hà xứ lai ?"
Bài thơ được dịch là: "Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê"
"Trẻ đi, già trở lại nhà,
Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu.
Gặp nhau mà chẳng biết nhau,
Trẻ cười hỏi: "Khách từ đâu đến làng?"
(Trần Trọng San dịch)
Mở đầu bài thơ tác giả đã khái quát ngắn gọn quãng thời gian ông xa quê: "Trẻ đi, già trở lại nhà". Trong cuộc đời con người sự ra đi hay trở về sẽ chỉ là những chuyến đi bình thường nếu người ta đi vài ngày vài năm, nhưng sẽ là vấn đề nếu thời gian ra đi kéo dài năm mươi năm trời. Ngày ra đi, Hạ Tri Chương vẫn còn rất trẻ và cho đến ngày trở về đã thành một ông lão. Cả một quãng thời gian quá dài đủ khiến một con người tình nghĩa như nhà thơ nhớ quê đến mức độ nào. Câu thơ đối về ý rất nhịp nhàng: "trẻ" - "già", "đi" - "trở lại", nghệ thuật đối đã thể hiện cảm xúc nao nao, bồi hồi trước sự trôi đi của thời gian và tuổi tác. Có lẽ chúng ta cũng có thể hiểu được đó là một nỗi nhớ quê da diết, dẫu cho cuộc sống của ông những ngày xa quê đẩy đủ và sung túc. Tình cảm gắn bó, tha thiết với quê hương đã được thể hiện rõ nét ở câu thơ tiếp theo:
"Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu."
Xa quê đã mấy chục năm nhưng tình cảm đối với quê hương của ông vẫn còn. Điều đó được thể hiện ở giọng quê ông vẫn nguyên vẹn, giữ được giọng quê đối với người xa quê mấy chục năm trời là một điều vô cùng quý giá. Thực ra trong cuộc sống có rất nhiều người xa quê thì dường như họ sẽ thay đổi tất cả từ giọng nói cho đến phong cách cử chỉ nhưng với Hạ Tri Chương thì điều đó không hề xảy ra. Chứng tỏ ông không hề quên nơi đã sinh ra mình, nơi cho mình một cuộc sống, nơi có biết bao kỉ niệm, có người mẹ đã nuôi ông lớn lên bằng dòng sữa ngọt ngào, ru ông bằng những câu hát ân tình, tha thiết . Như vậy thời gian chỉ có thể làm thay đổi được mái tóc, được vẻ bên ngoài của con người chứ không thể thay đổi được những nét bên trong, nét quê ẩn chứa trong ông. Ta thấy tình cảm của ông đối với quê hương thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao nhiêu. Bởi ta biết rằng ông từng làm quan to trong triều đình, được bao người trọng vọng, ở một môi trường như thế con người rất dễ thay đổi, thực tế không ít người quay lưng lại với quê hương mình bằng cách thay đổi giọng nói cho phù hợp với nơi đô thị. Hạ Tri Chương quả có một tâm hồn thủy chung, nghĩa tình với quê hương của mình.
Tình cảm quê hương của nhà thơ không chỉ thể hiện ở chi tiết "Giọng quê không đổi", mà còn ở thái độ đau xót, ngậm ngùi trước bao thay đổi của quê hương.
"Gặp nhau mà chẳng biết nhau,
Trẻ cười hỏi: "Khách từ đâu đến làng?"
Trong hai câu thơ này, tác giả đã xây dựng một tình huống bất ngờ. Nhà thơ trở về quê hương trong tâm trạng bồi hồi, xúc động thì bất chợt gặp lũ trẻ trong làng chúng nhìn ông và hỏi: "Khách từ đâu đến làng?". Có điều gì đó hóm hỉnh trong câu thơ này khiến ta phải bật cười nhưng dường như đó là một cái cười chẳng trọn vẹn bởi một người con được sinh ra chính từ mảnh đất ấy nay lại được xem như một người khách lạ. Cảnh cũ còn đây nhưng bạn cũ người xưa ai còn ai mất tác giả chẳng biết và dường như chẳng còn ai nhận ra chàng Hạ Tri Chương năm xưa đã sinh ra từ ngôi làng này. Họ ngỡ đâu khách lạ về thăm làng. Có cái gì đó thật nghịch lí, người của làng mà lại trở thành khách lạ. Đọc những câu thơ này, ta có thể tưởng tượng một người đàn ông đứng lạc lõng giữa làng, khuôn mặt vừa vui mừng, sung sướng vì được đứng trên mảnh đất thân yêu nhưng lại vừa thoáng nét buồn vì những người qua lại chẳng ai để tâm đến, một cảm giác thất vọng, hụt hẫng của tác giả khi đứng giữa quê mình. Bao năm xa quê mong ngày trở lại thăm quê vậy mà khi đứng trên mảnh đất nơi mình sinh ra thì dường như tất cả không còn là của mình nữa. Song thực ra điều đó cũng là tất nhiên bởi thời gian mà Hạ Tri Chương xa quê đâu phải vài ngày, vài năm mà đã hơn nửa thế kỉ, vì vậy bọn trẻ không biết là lẽ thường tình. Dẫu vậy bài thơ cũng giúp ta thấy được tình cảm chân thành, thủy chung của tác giả, một người đã từng có danh vọng cao sang nhưng vẫn không quên được tình cảm với cố hương. Quả là một điều đáng trân trọng. Cũng như nhà thơ Tố Hữu từng có câu thơ nói về tình cảm của người xa quê.
"Ngày đi, tóc hãy còn xanh
Mai về, dù bạc tóc anh cũng về."
Tình cảm quê hương là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi con người và tác phẩm “Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương là một bài thơ rất hay. Tất cả tấm lòng nhà thơ được gói gọn trong bốn câu thơ đầy ý nghĩa. Tác giả đã rất thành công khi sử dụng thủ pháp nghệ thuật như tiểu đối hay tính hàm xúc nói ít gợi nhiều. Bài thơ đã giúp người đọc thấu hiểu hơn tâm trạng của người khách li hương.
Bài thơ khép lại nhưng vẫn để lại dư âm khó quên trong lòng người đọc.
Đề:

File đính kèm:

  • docnhung bai van bieu cam 7 1.doc