Đề 9 thi trắc nghiệm học kì 2 môn hoá học 12 thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Muối CuSO4 khan có thể làm khô khí nào sau đây?

A. SO2 B. H2S

C. NH3 D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2: Tính chất hoá học chung của kim loại M là:

A. Tính oxi hoá B. Tính khử và tính oxi hoá

C. Tính khử D. Tính hoạt động mạnh.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 908 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 9 thi trắc nghiệm học kì 2 môn hoá học 12 thời gian làm bài: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT TRẠI CAU
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM HỌC KÌ 2
MÔN HOÁ HỌC 12
Thời gian làm bài: 45 phút; 
(25 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 132
Họ, tên thí sinh:..........................................................................Lớp 12
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Muối CuSO4 khan có thể làm khô khí nào sau đây?
A. SO2	B. H2S
C. NH3	D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2: Tính chất hoá học chung của kim loại M là:
A. Tính oxi hoá	B. Tính khử và tính oxi hoá
C. Tính khử	D. Tính hoạt động mạnh.
Câu 3: Hợp chất nào sau đây không phải là hợp chất lưỡng tính.
A. NaHCO3	B. Al2O3	C. CaO.	D. Al(OH)3
Câu 4: Một vật bằng Zn và Cu để trong không khí ẩm có chứa CO2 xảy ra ăn mòn điện hoá. Quá trình gì xảy ra ở cực âm của vật.
A. Quá trình khử H+	B. Quá trình khử Cu
C. Quá trình oxi hoá H+.	D. Quá trình oxi hoá Zn
Câu 5: Dùng khí CO khử Fe2O3, sản phẩm khử sinh ra có thể là:
A. Fe	B. Fe và FeO
C. Fe, FeO, Fe3O4	D. Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3
Câu 6: Chất nào có thể làm mềm nước cứng toàn phần?
A. HCl	B. Ca(OH)2	C. Na2CO3	D. NaOH
Câu 7: Cho m gam bột Fe tác dụng với 300 ml dung dịch HNO3 loãng, thu được 1,68 lít khí NO duy nhất (đktc) và còn lại 0,42 gam kim loại. Giá trị của m và nồng độ mol/lít của HNO3 là: (cho Fe = 56)
A. 5,6g ; 1,2M	B. 6,72g; 1,0M	C. 6,72g; 1,2M	D. 4,62g; 1,0M
Câu 8: Dd A có chứa Mg2+, Ba2+, Ca2+ và 0,2 mol Cl- ; 0,3 mol NO3-. Thêm dần dần dd Na2CO3 2M vào cho đến khi thu được lương kết tủa lớn nhất thì ngừng lại. Hỏi thể tích V đã thêm là bao nhiêu?
A. 150 ml	B. 200 ml	C. 125 ml	D. 300 ml.
Câu 9: Dùng hai thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được 3 KL AL, Fe và Cu?
A. dd NaOH và dd HCl	B. dd HCl và dd FeCl3.
C. H2O và dd HCl.	D. dd NaOH và dd FeCl2
Câu 10: Phương trình phản ứng hoá học nào sau đây sai
A. Cu + 2 Fe3+ " 2 Fe2+ + Cu2+.	B. Al + 3 Ag+ " Al3+ + 3Ag
C. Zn + Pb2+ " Zn2+ + Pb	D. Cu + Fe2+ " Cu2+ + Fe
Câu 11: Có 5 gói bột màu đen: CuO, Ag2O, MnO2, CuS, FeS. Nếu chỉ cho dung dịch HCl thì nhận biết được tối đa bao nhiêu gói bột?
A. 4	B. 5	C. 2	D. 3
Câu 12: Hoà tan hết 8,5 gam hỗn hợp X gồm một muối cacbonat của KL hoá trị I và một muối cacbonat của KL hoá trị II vào dd HCl thấy thoát ra 0.1 mol khí. Hỏi khi cô cạn dd khối lượng muối thu được là bao nhiêu.
A. 9,6 gam	B. 9 gam	C. 12 gam	D. không thể các định.
Câu 13: Khi cho dd NaOH vào dd muối nitrat nào thì không thấy kết tủa.
A. AgNO3	B. Cu(NO3)2	C. Fe(NO3)2	D. Ba(NO3)2
Câu 14: Để hoà tan hoàn toàn các KL Al, Fe, Mg, Pb, Ag có thể dùng axit nào?
A. HNO3 đặc nguội.	B. HNO3 loãng	C. H2SO4.	D. HCl
Câu 15: Nếu dùng FeS có lần Fe cho tác dụng với dd HCl loãng để điều chế H2S thì trong H2S có lẫn tạp chất là:
A. SO2	B. S	C. H2	D. SO3.
Câu 16: Cho dùng một số mol ba KL X, Y, Z có hoá trị theo thứ tự là 1,2,3 lần lượt phản ứng hết với HNO3 loãng tạo thành khí NO duy nhất. Hỏi KL nào tạo thành lượng NO nhiều nhất.
A. Z	B. X
C. không xác định được.	D. Y
Câu 17: Ăn mòn KL là sự phá huỷ KL do:
A. KL tác dụng với dd dịch chất điện li tạo thành dòng điện.
B. KL pứ với chất khí hoặc hơi nước ở nhiệt độ cao.
C. Tác động cơ học.
D. Tác dụng hoá học của môi trường xung quanh
Câu 18: KL kiềm có mạng tinh thể lập phươnh tâm khối, mật độ electron tự do thấp, điện tích ion nhỏ nên liên kết KL kém bền vững. điều đó giúp ta giải thích điều nào sau đây của KL kiềm?
A. Nhiệt độ nóng chảy thấp	B. Nhiệt độ nóng chảy thấp và mềm
C. Mềm	D. Khối lương riêng nhỏ.
Câu 19: Phuơng pháp nhiệt luyện là phương pháp dùng chất khử như C, Al, CO , H2 ở nhiệt độ cao để khử ion KL trong hợp chất. Hợp chất đó là.
A. Muối rắn	B. Oxit kimloại	C. Hiđrôxit kimloại.	D. Dd muối
Câu 20: Ngâm một lượng nhỏ hỗn hợp bột Al và Cu trong một lượng thừa mỗi dd chất sau, trường hợp nào hỗn hợp bị hoà tan hết ( Sau 	một thời gian dài).
A. FeCl3	B. NaOH	C. FeCl2	D. HCl
Câu 21: Sục CO2 vào nước vôi trong chứa 0,2 mol Ca(OH)2 thu được 10 gam kết tủa. Hỏi số mol CO2 cần dùng là bao nhiêu?
A. 0,15 mol	B. 0,10 mol
C. 0,10 và 0,30 mol	D. 0,10 mol và 0,15 mol.
Câu 22: Cho lá Fe vào dd H2SO4 loãng cho thêm một lượng nhỏ CuSO4 ta thấy.
A. Đầu tiên lá Fe bị ăn mòn chậm sau đó tốc độ ăn mòn tăng dần.
B. Lá Fe mòn dần rồi có bọt khí hiđrô thoát lên.
C. Đầu tiên lá Fe bị ăn bị ăn mòn nhanh nhưng sau đó không bị ăn mòn tiếp.
D. Đầu tiên lá sắt bị ăn mòn nhanh nhưng sau đó tốc độ ăn mòn chậm.
Câu 23: Hoà tan hết hỗn hợp X gồm Mg và Al bằng dd HCl thu được 0.4 mol H2. Nếu cho ½ hỗn hợp X tác dụng với NaOH dư thu được 0.15 mol H2. Hỏi Mg và Al trong hỗn hợp X là:
A. 0.25 mol; 0.15 mol	B. 0.1 mol và 0.2 mol	C. 0.2 mol và 0.2 mol	D. Giá trị khác.
Câu 24: Hoà tan hết 3.04 gam hỗn hợp bột Fe và Cu trong dd HNO3 loãng thu được 0.896 lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Vậy thành phần % KL sắt và đồng trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:
A. 36.8% và 63.2%	B. 50% và 50%	C. 36.2% và 63.8%	D. 63.2% và 36.8%.
Câu 25: Hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO. Cho khí CO dư đi qua hh X đun nóng, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được chất rắn Y. Trong Y có các chất sau.
A. Al, Mg, Fe và Cu.	B. Al2O3, MgO, Fe và Cu
C. Al2O3, Mg, Fe và Cu	D. Al2O3, MgO, Fe3O4, Cu
( Cho Mg = 24; Ba = 137, Ca = 40; C = 12; O = 16; Cl = 35,5; N = 14; H = 1; Fe = 56; Cu = 64; 
Al = 27; Zn = 65; Ni = 59; Sn = 119 )
----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • doc132 - thi.doc