Đề 40 thi trắc nghiệm - Môn hóa học thời gian làm bài: 90 phút (50 câu trắc nghiệm)

1. Nguyên tử các nguyên tố trong một phân nhóm chính của bảng HTTH có cùng

 A. số nơtron. B. số lớp electron.

 C. Số proton. D. Số e lớp ngoài cùng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 803 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 40 thi trắc nghiệm - Môn hóa học thời gian làm bài: 90 phút (50 câu trắc nghiệm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM - MÔN HÓA HỌC
 Thời gian làm bài: 90 phút (50 câu trắc nghiệm)
Họ và tên học sinh:...................................................lớp:....................................................
Số câu đúng:..............................Điểm:......................
Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố :
H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; 
K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; As = 75 ; Br = 80; Rb = 85,5; Ag = 108; Ba = 137.
Nguyên tử các nguyên tố trong một phân nhóm chính của bảng HTTH có cùng
	A. số nơtron.	B. số lớp electron.
	C. Số proton.	D. Số e lớp ngoài cùng.
Trong nguyên tử của nguyên tố R có 18 electron. Số thứ tự chu kì và nhóm của R lần lượt là
	A. 4 và VIIIB.	B. 3 và VIIIA.	C. 3 và VIIIB.	D. 4 và IIA.
Ion có bao nhiêu electron?
	A. 21.	B. 24.	C. 27.	D. 52.
Các electron thuộc các lớp K, M, N, L trong nguyên tố khác nhau về
	A. khoảng cách từ electron đến hạt nhân.
	B. năng lượng của electron.
	C. độ bền liên kết với hạt nhân.
	D. tất cả điều trên đều đúng.
Trường hợp nào sau đây dẫn được điện?
	A. Nước cất.	B. NaOH rắn, khan.
	C. Rượu etylic.	D. Nước biển.
Chọn phát biểu sai?
	A. Giá trị Ka của một axit phụ thuộc vào nhiệt độ.
	B. Giá trị Ka của một axit phụ thuộc vào bản chất của axit đó.
	C. Giá trị Ka của một axit phụ thuộc vào nồng độ.
	D. Giá trị Ka của một axit càng lớn thì lực axit càng mạnh.
Cho biết ion nào sau đây là axit theo Bronsted?
	A. HS-.	B. NH4+.	C. Na+.	D. CO32-.
Cần bao nhiêu gam NaOH rắn để pha chế được 500 ml dung dịch có pH = 12?
	A. 0,4 gam.	B. 0,2 gam.	C. 0,1 gam.	D. 2 gam.
Cho phương trình phản ứng: 
CaCO3 + 2HCl ¾® CaCl2 + H2O + CO2
Phương trình ion rút gọn của phương trình trên là
	A. CO32- + H+ ¾® H2O + CO2
	B. CO32- + 2H+ ¾® H2O + CO2
	C. CaCO3 + 2H+ + 2Cl- ¾® CaCl2 + H2O + CO2
	D. CaCO3 + 2H+ ¾® Ca2+ + H2O + CO2
Nồng độ ion H+ thay đổi như thế nào thì giá trị pH tăng 1 đơn vị?
	A Tăng lên 1 mol/l.	B. Giảm đi 1 mol/l.
	C. Tăng lên 10 lần.	D. Giảm đi 10 lần.
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Fe và Fe3O4 bằng dung dịch HNO3 thu được 2,24 lít khí NO (đktc). Nếu thay dung dịch HNO3 bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thì thu được khí gì, thể tích là bao nhiêu?
	A. H2, 3,36 lít.	B. SO2, 2,24 lít.	C. SO2, 3,36 lít.	D. H2, 4,48 lít.
Cho các hợp chất: NH4+, NO2, N2O, NO3-, N2. Thứ tự giảm dần số oxi hóa của N là
	A. N2 > NO3- > NO2 > N2O > NH4+.
	B. NO3- > N2O > NO2 > N2 > NH4+.
	C. NO3- > NO2 > N2O > N2 > NH4+.
	D. NO3- > NO2 > NH4+ > N2 > N2O.
Ở điều kiện thường photpho hoạt động mạnh hơn nitơ vì
	A. nguyên tử P có điện tích hạt nhân lớn hơn nguyên tử N.
	B. nguyên tử P có obitan 3d còn trống còn nguyên tử N không có.
	C. nguyên tử P có độ âm điện nhỏ hơn nguyên tố N.
	D. phân tử photpho kém bền hơn phân tử nitơ.
Dãy chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch axit nitric?
	A. Fe2O3, Cu, Pb, P.	B. H2S, C, BaSO4, ZnO.
	C. Au, Mg, FeS2, CO2.	D. CaCO3, Al, Na2SO4, Fe(OH)2.
Liên kết kim loại là loại liên kết sinh ra do
	A. lực hút tĩnh điện giữa các ion dương và các ion âm.
	B. dùng chung cặp electron.
	C. các electron tự do gắn các ion dương kim loại lại với nhau.
	D. do nhường electron từ nguyên tử này cho nguyên tử khác
Điện phân dung dịch CuCl2 bằng điện cực than chì, đặt mảnh giấy quì tím ẩm ở cực dương. Màu của giấy quì
	A. chuyển sang đỏ.
	B. chuyển sang xanh.
	C. chuyển sang đỏ sau đó mất mầu.
	D. không đổi.
Trong 3 dung dịch có các loại ion sau: Ba2+, Mg2+, Na+, SO42-, CO32-, NO3-. Mỗi dung dịch chỉ chứa một loại anion và một loại cation. Cho biết đó là 3 dung dịch nào?
	A. BaSO4, Mg(NO3)2, Na2CO3.	B. Ba(NO3)2, MgSO4, Na2CO3.
	C. Ba(NO3)2, MgCO3, Na2SO4.	D. BaCO3, MgSO4, NaNO3.
Đốt cháy sắt trong không khí dư ở nhiệt độ cao thu được
	A. Fe2O3.	B. Fe3O4.	C. FeO.	D. FeO4.
Để sản xuất gang trong lò cao người ta đun quặng hêmatit (chứa Fe2O3) với than cốc. Các phản ứng xảy ra theo thứ tự 
	A. Fe2O3 Fe3O4 FeO Fe Fe3C.
	B. Fe3O4 Fe2O3 FeO Fe Fe3C.
	C. Fe2O3 FeO Fe3O4 Fe Fe3C.
	D. FeO Fe2O3 Fe3O4 Fe Fe3C.
Để nhận ra các dung dịch: natriclorua, magieclorua, sắt (II) clorua, sắt (III) clorua, chỉ cần dùng
	A. Al.	B. Mg.	C. Cu.	D. Na.
Khử hoàn toàn 31,9 gam hỗn hợp Fe2O3 và FeO bằng H2 ở nhiệt độ cao, tạo thành 9 gam H2O. Khối lượng sắt điều chế được từ hỗn hợp trên là
	A. 23,9 gam.	B. 19,2 gam.	C. 23,6 gam.	D. 30,581 gam.
Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế H2S bằng cách cho FeS tác dụng với
	A. dd HCl.	B. dd H2SO4 đ.nóng.
	C. dd HNO3.	D. nước cất.
Lưu huỳnh trong chất nào trong số các hợp chất sau: H2S, SO2, SO3, H2SO4 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử?
	A. H2S.	B. SO2.	C. SO3.	D. H2SO4.
Dãy chất nào sau đây có phản ứng oxi hóa khử với dung dịch axit sunfuric đặc nóng?
	A. Au, C, HI, Fe2O3.	B. MgCO3, Fe, Cu, Al2O3.
	C. SO2, P2O5, Zn, NaOH.	D. Mg, S, FeO, HBr.
Cho phản ứng:
KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 ¾® Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
Hệ số của chất oxi hóa và chất khử trong phản ứng trên lần lượt là
	A. 5 và 2.	B. 1 và 5.	C. 2 và 10.	D. 5 và 1.
Muối sunfua nào dưới đây có thể điều chế được bằng H2S với muối của kim loại tương ứng?
	A. Na2S.	B. ZnS.	C. FeS.	D. PbS.
Chất nào dưới đây không phản ứng được với dung dịch KI?
	A. O2.	B. KMnO4.	C. H2O2.	D. O3.
NaBrO3 có tên gọi là gì?
	A. natrihipobromit.	B. natribromua.
	C. natribromit.	D. natribromat.
Cho 1,3 gam sắt clorua tác dụng với bạc nitrat dư thu được 3,444 gam kết tủa. Hóa trị của sắt trong muối sắt clorua trên là
	A. I.	B. II.	C. III.	D. IV.
Chọn một thuốc thử dưới đây để nhận biết được các dung dịch sau: HCl, KI, ZnBr2, Mg(NO3)2. 
	A. dung dịch AgNO3.	B. dung dịch NaOH.
	C. giấy quỳ tím.	C. dung dịch NH3.
Cho một a gam nhôm tác dụng với b gam Fe2O3 thu được hỗn hợp A. Hòa tan A trong HNO3 dư, thu được 2,24 lít (đktc) một khí không mầu, hóa nâu trong không khí. Khối lượng nhôm đã dùng là
	A. 2,7 gam.	B. 5,4 gam.	C. 4,0 gam.	D. 1,35 gam.
Đốt cháy hết a mol một amino axit được 2a mol CO2 và a/2 mol N2. Amino axit trên có công thức cấu tạo là
	A. H2NCH2COOH.	B. H2N[CH2]2COOH.
	C. H2N[CH2]3COOH.	D. H2NCH[COOH]2.
Để nhận biết protit người ta cho vào dung dịch vài giọt HNO3, đun nóng thu được hợp chất có mầu
	A. vàng.	B. đỏ.	C. tím xanh.	D. không rõ rệt.
Công thức tổng quát của axit no đơn chức là
	A. CnH2nCOOH.	B. CnH2nO2.
	C. Cn+1H2nO2.	D. CnH2n+2O2. 
Số nguyên tử C trong phân tử plexiglat là
	A. 6n.	B. 4n.	C. 3n.	D. 5n.
Cho 1 mol CH3COOH và 1 mol C2H5OH vào một bình phản ứng có axit sunfuric đặc làm xúc tác, sau khi phản ứng xảy hoàn toàn thu được m gam este. Giá trị của m là
	A. 46 gam.	B. 60 gam.	C. 88 gam.	D. 60 gam < m < 88 gam.
Một hợp chất X có CTPT: C3H6O2. X không tác dụng với Na và có phản ứng tráng gương. Cấu tạo của X là
	A. CH3CH2COOH.	B. HO-CH2-CH2-CHO.
	C. CH3COOCH3.	D. HCOOCH2CH3.
C4H8O có bao nhiêu đồng phân ancol?
	A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Chọn định nghĩa đúng về rượu?
	A. Rượu là hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa nhóm -OH.
	B. Rượu là hợp chất hữu cơ có nhóm –OH liên kết với cacbon thơm.
	C. Rượu là hợp chất hữu cơ chứa nhóm –OH liên kết với nguyên tử cacbon no.
	D. Rượu là hợp chất hữu cơ chứa nhóm –OH liên kết với cacbon bậc 1.
Dùng những hóa chất nào sau đây có thể nhận biết được 4 chất lỏng không mầu là glixerin, rượu etylic, glucozơ, anilin?
	A. dung dịch Br2 và Cu(OH)2.	B. AgNO3/NH3 và Cu(OH)2.
	C. Na và dung dịch Br2.	D. Na và AgNO3/NH3.
Những hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học?
	CH3CºCH (I).	CH3CH=CHCH3 (II)	(CH3)2CHCH2CH3 (III)
	CH3CBrCHCH3 (IV)	CH3CH(OH)CH3 (V)	CHCl=CH2 (VI)
	A. (II).	B. (II) và (VI).
	C. (II) và (IV).	D. (II), (III), (IV) và (V).
CTPT của ankan có tỉ khối hơi so với không khí bằng 2 là
	A. C3H8.	B. C4H10.	C. C4H8.	D. C5H12.
Dẫn 5,6 lít khí (đktc) hỗn hợp hai olefin qua bình chứa brom dư thấy khối lượng bình tăng 11,9 gam. Số nguyên tử C trung bình của hai olefin đó là
	A. 4, 3.	B. 3, 4.	C. 3, 5.	D. 3, 2.
Đốt cháy một số mol như nhau của 3 hiđrocacbon K, L, M ta thu được lượng CO2 như nhau và tỉ lệ số mol H2O và CO2 đối với K, L, M tương ứng bằng 0,5 : 1 : 1,5. CTPT của K, L, M lần lượt là
	A. C3H8, C3H4, C2H4.	B. C2H2, C2H4, C2H6.
	C. C12H12, C3H6, C2H6.	D. C. C2H2, C2H4, C3H6.
Sắp xếp các chất sau theo thứ tự tăng dần lực bazơ: NaOH, NH3, CH3NH2, C6H5NH2
	A. C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2 < NaOH.
	B. NH3 < C6H5NH2 < CH3NH2 < NaOH.
	C. CH3NH2 < C6H5NH2 < NH3 < NaOH.
	D. NaOH < C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2.
Thủy phân dẫn xuất halogen nào sau đây sẽ thu được ancol
	A. CH3CH2Cl.	B. CH3-CH=CHCl.
	C. C6H5CH2Cl.	D. A và C.
Thực hiện phản ứng tráng gương một anđehit n chức (trừ HCHO) thì tỉ lệ mol là
	A. 1:2.	B. 1:4.	C. 2n:1.	D. 1:2n.
Cho sơ đồ phản ứng sau:
X, Y, Z, T có công thức lần lượt là
	A. p-CH3-C6H4Br, p-CH2Br-C6H4Br, p-CH2OH-C6H4Br, p-CH2OH-C6H4OH
	B. p-CH2Br-C6H5, p-CH2Br-C6H4Br, p-CH2OH-C6H4Br, p-CH2OH-C6H4OH
	C. p-CH2Br-C6H5, p-CH2Br-C6H4Br, p-CH3-C6H4OH, p-CH2OH-C6H4OH
	D. p-CH3-C6H4Br, p-CH2Br-C6H4Br, p-CH2Br-C6H4OH, p-CH2OH-C6H4OH
Alanin (axit a-amino propionic) là một
	A. chất lưỡng tính.	B. bazơ.
	C. chất trung tính.	D. axit.
Trùng hợp iso-pren thu được mấy loại polime?
	A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
ĐÁP ÁN 
1. D
6. C
11. C
16. C
21. A
26. D
31. A
36. C
41. C
46. D
2. B
7. B
12. C
17. B
22. A
27. A
32. A
37. D
42. B
47. D
3. A
8. B
13. D
18. A
23. B
28. D
33. A
38. C
43. B
48. B
4. D
9. D
14. A
19. A
24. D
29. C
34. B
39. C
44. B
49. A
5. D
10. D
15. C
20. D
25. C
30. A
35. D
40. A
45. A
50. C

File đính kèm:

  • docDe va Dan LTDH Hoa23.doc