Đề 2 kiểm tra học kỳ 1 – 2007 - 2008 môn hóa – lớp 12 thời gian làm bài 60 phút

Câu 1: Cho các chất : C6H5-NH2(X), CH3NH2(Y); NH3 (Z); CH3-NH-C2H5 (T). Thứ tự tính bazơ giảm dần của các chất là:

A. X>Y>Z>T B. X>Z>Y>T

C. T>Y>Z>X D. T>Z>Y>X

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 954 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 2 kiểm tra học kỳ 1 – 2007 - 2008 môn hóa – lớp 12 thời gian làm bài 60 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – 2007.2008
MÔN HÓA – LỚP 12
Thời gian làm bài 60 phút
MÃ ĐỀ 378
Câu 1: Cho các chất : C6H5-NH2(X), CH3NH2(Y); NH3 (Z); CH3-NH-C2H5 (T). Thứ tự tính bazơ giảm dần của các chất là:
A. X>Y>Z>T	B. X>Z>Y>T
C. T>Y>Z>X	D. T>Z>Y>X
Câu 2: Cho phản ứng sau: CH3-CH=CH2 + KMnO4 + H2O à CH3-CHOH-CH2OH + KOH + MnO2. Phương trình được cân bằng khi hệ số của các phân tử là:
A. 3,2,4,3,2,2	B. 2,4,3,3,3,2
C. 2,3,4,2,3,3	D. Tất cả đều sai
Câu 3: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột —>X —> Y —> Axit Axetic. X,Y lần lượt là:
A. Glucoz, êtyl Axêtat	B. Glucoz, andehit Axetic
C. Rượu êtilic, Anđêhyt Axêtic	D. Glucoz, rượu êtylic
Câu 4: Dãy gồm các chất đều tác dụng với AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, là:
A. Anđehit axetic, axetilen, butin-2.	B. Anđehit axetic, butin-1, etilen.
C. Anđehit fomic, axetilen, etilen.	D. Axit fomic, vinylaxetilen, propin
Câu 5: Cho 15,6 g hỗn hợp X gồm 2 rượu no đơn chức đồng đẳng kế tiếp tác dụng hết kim loại kiềm, thu được 0,2 mol khí. Vậy hai rượu đó là:
A. C2H5OH, C3H7OH	B. C3H7OH, C4H9OH
C. A,B,C đều sai	D. CH3OH, C2H5OH
Câu 6: Cho 3 hợp chất: C6H5OH, C6H5CH2OH, CH3C6H4OH. Trong số các chất trên, các hợp chất sau là đồng đẳng của nhau:
A. C6H5CH2OH, CH3C6H4OH	B. C6H5OH, C6H5CH2OH, CH3C6H4OH
C. C6H5OH, CH3C6H4OH	D. C6H5OH, C6H5CH2OH
Câu 7: Trong các dãy sau, dãy nào sắp xếp đúng thứ tự các chất theo nhiệt độ sôi tăng dần:
A. Tất cả đều sai.
B. HCOOCH3< CH3COOCH3< C3H7OH < C2H5COOH< CH3COOH
C. CH3COOCH3< HCOOCH3< C3H7OH < CH3COOH < C2H5COOH
D. HCOOCH3<CH3COOCH3<C3H7OH< CH3COOH < C2H5COOH
Câu 8: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCOOH và 0,2 mol HCHO tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thì khối lượng Ag thu được là:
A. 129,6g.	B. 54 g.
C. 108g	D. 64,8 g.
Câu 9: Có 3 hợp chất A ( C4H9Cl), B( C4H10O), C( C4H11N). Số đồng phân của:
A. A>B>C	B. C>A>B
C. B>C>A	D. C>B>A
Câu 10: Cho 1,69 g hỗn hợp X gồm CH3OH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra 336 ml khí ( ở đktc). Cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp rắn Y. Khối lượng của Y là:
A. 2,38 g	B. 4,7g
C. 2,35 g	D. 3,61 g
Câu 11: Để trung hòa 6,72 gam một axit cacboxylic Y (no, đơn chức), cần dùng 200 gamdung dịch NaOH 2,24%. Công thức của Y là 
A. C2H5COOH.	B. CH3COOH.
C. HCOOH.	D. C3H7COOH
Câu 12: Đốt cháy một hỗn hợp các đồng đẳng của anđehit thu được số mol CO2 = số molH2O, đó là dãy đồng đẳng: 
A. Anđehit hai chức no 	B. Anđehit đơn chức no 
C. Anđehit đơn chức no , mạch hở	D. Anđehit vòng no
Câu 13: Từ fomanđehit có thể điều chế rượu metylic và axit fomic. Chọn cách nói nói chính xác:
A. Đem khử fomanđehit để tạo axit fomic và đem oxi hóa fomanđehit để tạo rượu   metylic.
B. Anđehit fomic bị oxi hóa tạo axit fomic và rượu metylic
C. Fomanđehit bị oxi hóa tạo metanol, bị khử tạo axit fomic.
D. Đem oxi hóa metanal để tạo axit metanoic và đem khử metanal để tạo metanol.
Câu 14: Cho mối liên hệ: C2H5OH (A). Chất A có thể là chất nào trong số các chất sau đây : glucozơ (1) , Natri êtylat (2), êtylen (3), êtylclorua (4) CH3CHO (5) etylaxetat (6) Divinyl (7) ?
A. tất cả 7 chất đều được .	B. (1) (2) (3) (4) (5
C. (3) (4) (5) (6) (7)	D. (2) (3) (4) (5) (6)
Câu 15: Cho 2,4 gam một hợp chất hữu cơ X tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thu được 7,2 gam Ag. Xác định công thức phân tử của X:
A. HCHO	B. C3H7CHO
C. C2H5CHO	D. CH3CHO
Câu 16: Chia hỗn hợp X gồm hai rượu no đơn chức mạch hở thành hai phần bằng nhau: Phần 1: Đốt cháy hoàn toàn thu được 0,1 mol CO2. Phần 2: Sau khi bị đề hidrat hóa hoàn toàn thu được hỗn hợp Y gồm hai anken. Đốt cháy hoàn toàn hai anken này thu được m gam nước. Giá trị m là
A. 2,7 gam	B. 1,8 gam
C. 5,4 gam	D. 3,6 gam
Câu 17: Cho các chất sau: I- Anilin	II- Amôniac	III- Etylamin	IV- Mêtylamin. Tính bazơ các chất được sắp xếp tăng dần như sau:
A. III>II>I>IV	B. II>I>IV< III
C. II>I>III>IV	D. I<II<IV<III
Câu 18: Cho các chất sau: A : C2H5ONa, B: CH4, C: C2H5Br, D: (C6H10O5)n, E: C2H4. Chất nào có thể điều chế trực tiếp rượu êtylic?
A. B, C, E	B. A, C, D
C. A, C, E	D. B, D, E
Câu 19: Cho chuỗi phản ứng: . (A), (B), (C) lần lượt là:
A. C6H5NH2, C6H5NH3Cl, NaOH	B. C6H5NO2, C6H5NH2, C6H2Br3NH2
C. C6H5NH3Cl, C6H5NH2, NaOH	D. C6H5NH3Cl, C6H5NH2, Mg(OH)2
Câu 20: Nhiệt độ sôi của các chất: Rượu etyic, nước, CH3CHO, C2H5Cl giảm theo chiều :
A. Nước > rượu etylic > C2H5Cl > CH3CHO	B. Rượu etylic > nước > C2H5Cl > CH3CHO
C. Rượu etylic > nước > CH3CHO > C2H5Cl	D. Nước > rượu etylic > CH3CHO > C2H5Cl
Câu 21: Thủy phân saccarozơ trong môi trường axit ta thu được
A. Glucozơ và fructozơ	B. Mantozơ
C. Fructozơ	D. Glucozơ
Câu 22: Thủy phân este (E) có CTPT C4H8O2 môi trường H2SO4 loãng, thu được 2 sản phẩm hữu cơ (X), (Y). Từ (X) có thể điều chế trực tiếp ra (Y) bằng 1 phản ứng. Este (E) là
A. vinyl axetat	B. etyl axetat
C. propyl fomiat	D. metyl propionat
Câu 23: Thủy phân đến cùng protit ta thu được
A. Chuổi polypeptit	B. Hỗn hợp các aminoaxit
C. Aminoaxit	D. Các chuổi polypeptit
Câu 24: Cho sơ đồ sau: Glucozơ à X à Y vinylaxetat. (X), (Y), (Z) lần lượt là
A. C2H5OH, CH2 = CH2, CH3COOH
B. C2H5OH, C2H2, CH3COOH
C. C2H5OH, CH3COOH, C2H2
D. C2H5OH, CH3CHO, CH2 = CH – Cl
Câu 25: Cho các câu sau: a) Chất béo thuộc loại hợp chất este. b) Các este không tan trong nước do nhẹ hơn nước. c) Các este không tan trong nước do không có liên kết hidro với. d) Khi đun chất béo lỏng với H2 có Ni xúc tác thì thu được chất béo rắn . e) Chất béo lỏng là các triglixerit chứa gốc axit không no. Những câu đúng là những câu nào?
A. a, c, d, e	B. a, d, e
C. c, d, e	D. a, b, c, e
Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn 1,026 gam một cacbohydrat (Y) thu được 0,8064 lít CO2 và 0,594 gam nước, M(Y) < 355 đvc, (Y) cho phản ứng tráng gương. (Y) là
A. Saccarozơ	B. Mantozơ
C. Fructozơ	D. Glucozơ
Câu 27: Cho bốn chất lỏng chứa trong các lọ riêng biệt gồm: C3H5(OH)3, C2H5OH, dd glucozơ, fomon. Dùng hóa chất nào sau đây để nhận biết chúng?
A. Na	B. Cu(OH)2
C. Dung dịch AgNO3/NH3	D. Dung dịch NaOH
Câu 28: Khối lượng glixerin thu được khi đun nóng 2,225 kg chất béo (loại glixerin tristearat), có chứa 20% tạp chất với dd NaOH (coi như phản ứng xảy ra hoàn toàn) là bao nhiêu kg ?
A. 1,84 kg	B. 1,78 kg
C. 0,89 kg	D. 0,184 kg
Câu 29: Hòa tan hoàn toàn 25,65 gam một loại đường vào nuớc rồi tiến hành phản ứng tráng gương đến cùng, thu được 16,2 gam Ag kim loại. Tên loại đường đó là
A. Glucozơ	B. Tinh bột
C. Mantozơ	D. Saccarozơ
Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức, dùng đúng 0,35 mol O2, thu được 0,3 mol CO2. Vậy CTPT este này là
A. C3H6O2	B. C5H10O2
C. C4H8O2	D. C2H4O2
Câu 31: Thủy phân este C4H6O2 trong môi trường axit ta thu được một hỗn hợp các chất đều có phản ứng tráng gương. Vậy CTCT của este có thể là ở đáp án nào sau đây ?
A. HCOO – CH2 – CH = CH2	B. CH2 = CH – COO – CH3
C. HCOO – CH = CH – CH3	D. CH3 COO – CH = CH2
Câu 32: Cho các chất: a) HOCH2 – CH2OH b) HOCH2 – CH2 – CH2OH c) CH3 – CHOH – CH2OH d) HOCH2 – CHOH – CH2OH. Những chất thuộc cùng dãy đồng đẳng là những chất nào?
A. (a) với (c)	B. (a) với (d)
C. (a) với (b)	D. (a) với (b), (c)
Câu 33: Trong công nghiệp, người ta sử dụng chất nào sau đây để tráng gương
A. Êtanal	B. Glucozơ
C. Anđehit propionic	D. Mêtanal
Câu 34: Khi đun nóng glixêrin với hỗn hợp 2 axit béo C17H35COOH và C17H33COOH để thu chất béo có thành phần chứa 2 gốc axit của 2 axit trên. Số CTCT có thể có của chất béo là:
A. 3	B. 4
C. 2	D. 5
Câu 35: Đem 4,2g este hữu cơ đơn, no (A) xà phòng hóa bằng dd NaOH dư, thu được 4,76gmuối. công thức của (A) là 
A. etyl fomiat	B. etyl axetat
C. metyl axetat	D. metyl fomiat
Câu 36: (A) là một aminoaxit, chỉ chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho13.59 gam (A) tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 16,875 gam muối. Công thức cấu tạo của (A) là
A. CH3-CH(NH2)-CH2-COOH
B. C6H5-CH(NH2)-COOH
C. H2N-CH2-COOH
D. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH
Câu 37: Cho các chất: Mantozơ, Êtanal, Êtanol, Glyxêrin. Người ta có thể chỉ dùng chất nào sau đây để nhận biết hết các chất trên
A. Dung dịch AgNO3 trong NH3 dư	B. Nước Brôm
C. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm	D. CuO
Câu 38: Axit glutaric có công thức HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH, dung dịch glutaric làm cho quỳ tím có màu
A. Đỏ	B. Không màu
C. Tím	D. Xanh
Câu 39: Khi thủy phân tinh bột có mặt men amylaza ta thu được chủ yếu là chất nào sau đây
A. Fructozơ	B. Mantozơ
C. Saccarozơ	D. Glucozơ
Câu 40: Để nhận diện hồ tinh bột, người ta có thể dùng
A. Dung dịch KI kết hợp với nước clo	B. Nước clo
C. Dung dịch AgNO3 trong NH3 dư	D. Dung dịch KI

File đính kèm:

  • docMAD378~1.doc