Đề 1 kiểm tra học kì I ( 2007-2008 ) môn: hóa 10 (thời gian : 50 phút)

1. Trong một chu kì,theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần:

A. Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần.

B. Tính phi kim của các nguyên tố tăng dần.

C. Tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố tăng dần.

D. Tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố giảm dần.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 842 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 1 kiểm tra học kì I ( 2007-2008 ) môn: hóa 10 (thời gian : 50 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục-Đào tạo TP.HCM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I ( 2007-2008 ) 
Trường THPT Thủ Thiêm MÔN: HÓA 10 (Thời gian : 50phút)
 Ban cơ bản nâng cao –Đề chính thức
Phần 1 : Trắc nghiệm ( 3 điểm ) 
Trong một chu kì,theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần:
Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần.
Tính phi kim của các nguyên tố tăng dần.
Tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố tăng dần.
Tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố giảm dần.
Trong cùng một nhóm A, theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần, tính axit của các oxit và hidroxit :
Giảm dần.
Tăng dần.
Không tăng và không giảm.
Tăng giảm không có qui luật.
Nguyên tố ở chu kì 5, nhóm VIIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng :
4s2 4p5.
4d4 5s2.
5s2 5p5.
7s27p3.
Cho nguyên tố sắt ở ô thứ 26,cấu hình electron của ion Fe3+	:
1s2 2s2 2p6 3s23p6 3d6.
1s22s22p6 3s2 3p6 3d6 4s1.
1s22s2 2p6 3s2 3p6.
1s22s2 2p6 3s23p6 3d5.
Nguyn tử nitơ trong NH3 ở trạng thái lai hóa :
sp.
sp2.
sp3.
Không xác định được.
Hợp chất nào được tạo thành bằng cặp electron chung?
H2O.
Na2O.
CaO.
MgCl2.
Phần II :Tự luận (7đ)
Câu 1 : (1,0điểm)
 Viết công thức cấu tạo của các phân tử sau:
	N2, CH4, H2O, HNO3.	
Câu 2: (2,0 điểm) 
Hai nguyên tố X và Y ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hòan. X thuộc nhóm V. Ở trạng thái đơn chất X và Y không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân X và Y bằng 23. Xác định hai nguyên tố và viết cấu hình electron nguyên tử của chúng.
Câu 3:
(1,0điểm ) 
Xác định số oxi hoá của các nguyên tố : N , Mn , S trong các phân tử và ion sau:
	NO2, MnO2, H2SO4, NH4+. 
Câu 4: (1,5 điểm) Hợp chất khí với hidro của một nguyên tố ứng với công thức RH4. Oxit cao nhất của nó chứa 53,3% oxi về khối lượng. Xác định tên nguyên tố
Câu 5 :( 1,5 điểm )
Viết sơ đồ hình thành liên kết các hợp chất sau : NaCl , Al2O3 , K2O 
Cho C=12 , Si=28 , Sn=118,7 , Pb=207
 Chú ý : học sinh khối 10 không được phép sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học 
Sở giáo dục-Đào tạo TP.HCM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I ( 2007-2008 ) 
Trường THPT Thủ Thiêm MÔN: HÓA 10 (Thời gian : 50phút)
 Ban cơ bản nâng cao –Đề dự bị 
Phần 1 : Trắc nghiệm ( 3 điểm ) 
Liên kết hoá học trong NaCl được hình thành là do : (chọn câu đúng nhất)
A/ Hai hạt nhân nguyên tử hút electron rất mạnh.
B/ Obitan nguyên tử của Na và Cl xen phủ lẫn nhau.
C/ Mỗi nguyên tử nhường hoặc thu electron để trở thành các ion trái dấu hút nhau.
D/ Na - e à Na+ ; Cl + e --> Cl- ; Na+ + Cl- à NaCl.
Chất nào trong các chất sau đây chỉ có liên kết cộng hoá trị
A/ C. 
B/ SiO2
C/ AgBr. 
D/ C6H12O6 
Cc orbitan trong 1 phn lớp electron 
A/ Có cùng sự định hướng trong không gian 
B/ Có cùng mức năng lượng 
C/ Khác nhau về mức năng lượng 
D/ Cĩ hình dạng khơng phụ thuộc vo đặc điểm mỗi phân lớp 
Hy chọn đáp án đúng 
Obitan Py cĩ hình số 8 nổi 
A/ Được định hướng theo trục x 
B/ Được định hướng theo trục y
C/ Được định hướng theo trục z
D/ Không định hướng theo trục nào 
Số ôxi hoá của các nguyên tố S trong FeS2 , N trong NH4+, O trong H2O2 và H trong NaH lần lượt là:
A/ -1, -1, -3, -1	
B/ -3, -1, -1, -1
C/ -1, -1, -1, -3	
D/ -1, -3, -1, -1
Chọn câu trả lời đúng
Để sắp xếp các nguyên tố vào trong bảng HTTH thì cần dựa vào:
A/ Độ âm điện
B/ Khả năng phản ứng hoá học của nguyên tử các nguyên tố
C/ Tính kim loại, tính phi kim
D/ Điện tích hạt nhân, số lớp electron, số electron hoá trị
Phần II :Tự luận (7đ)
Cho các nguyên tố: Mg(Z=12), Ca (Z=20),Sr (Z=38).
a)Viết cấu hình electron nguyên tử của mỗi nguyên tố.Xác định số thứ tự chu kì và nhóm của các nguyên tố trên trong bảng tuần hoàn.
b) So sánh tính kim loại của chúng.	(2đ)
2) Viết công thức electron, công thức cấu tạo của các phân tử sau:
	N2, H2O, H2SO4.	(1,5đ)
Cho các nguyên tố: X(Z= 19), Y( Z=9). 
Liên kết giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc kiểu liên kết gì?
Giải thích sự hình thành liên kết giữa Xvới Y bằng sơ đồ hình thành liên kết .	(1,5đ)
	Bài toán: (2đ)
Cho 4,68 gam một kim loại kiềm tác dụng với 27,44 gam H2O thu được 1,344 lít khí H2(ĐKC) và dung dịch X.
Xác định tên kim loại kiềm.
Tính nồng độ phần trăm chất tan trong dung dịch X.
( Cho:Li=7, Na= 23, K=39, Rb=85, H=1, O=16).
 Chú ý : học sinh khối 10 không được phép sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học 

File đính kèm:

  • docde ban co ban nang cao.doc
Giáo án liên quan