Dạy học dự án

I. GIỚI THIỆU

 Tại sao học sinh của Việt Nam đi thi Olimpic Hoá học quốc tế thường đạt điểm lí thuyết rất cao, nhưng điểm thực hành thường thấp? Tại sao học sinh Việt Nam còn thụ động trong học tâp? Chất lượng giáo dục của ta với hệ thống văn bằng, chứng chỉ chưa được thế giới công nhận, vì sao? Các Thầy, Cô giáo và cấc cán bộ quản lí giáo dục có thể tìm thấy sự gợi ý về cách giải quyết những ván đề nêu trên trong một phương pháp dạy học mới, dạy học dự án.

Dạy học dự án Project based learning (PBL) có nguồn gốc từ nước Đức, với lịch sử hàng trăm năm. Tuy nhiên PBL chỉ thực sự phát triển mạnh cách đây khoảng 30 năm ở các nước công nghiệp như Đức, Anh, Pháp, Nhật và đặc biệt phát triển rất mạnh ở Mỹ. Sự phát triển mạnh mẽ của PBL dựa trên hai nền tảng, thứ nhất là quan niệm mới về sự học, trong đó người học không chỉ cần biết, hiểu, vận dụng mà còn cần những thang bậc tư duy cao hơn như phân tích, tổng hợp, đấnh giá. Thứ hai là thế giới đang thay đổi, nhiều nghề cũ bị mất đi đồng thời nhiều nghề mới xuất hiện, giáo dục cần trang bị không những kiến thức, mà còn cần nhiều kỹ năng, thái độ tích cực, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự định hướng, khả năng hợp tác tốt để người học có thể thành công.

 

doc7 trang | Chia sẻ: namphuong90 | Lượt xem: 2176 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học dự án, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạy học dự án
I. Giới thiệu
	Tại sao học sinh của Việt Nam đi thi Olimpic Hoá học quốc tế thường đạt điểm lí thuyết rất cao, nhưng điểm thực hành thường thấp? Tại sao học sinh Việt Nam còn thụ động trong học tâp? Chất lượng giáo dục của ta với hệ thống văn bằng, chứng chỉ chưa được thế giới công nhận, vì sao? Các Thầy, Cô giáo và cấc cán bộ quản lí giáo dục có thể tìm thấy sự gợi ý về cách giải quyết những ván đề nêu trên trong một phương pháp dạy học mới, dạy học dự án.
Dạy học dự án Project based learning (PBL) có nguồn gốc từ nước Đức, với lịch sử hàng trăm năm. Tuy nhiên PBL chỉ thực sự phát triển mạnh cách đây khoảng 30 năm ở các nước công nghiệp như Đức, Anh, Pháp, Nhật và đặc biệt phát triển rất mạnh ở Mỹ. Sự phát triển mạnh mẽ của PBL dựa trên hai nền tảng, thứ nhất là quan niệm mới về sự học, trong đó người học không chỉ cần biết, hiểu, vận dụng mà còn cần những thang bậc tư duy cao hơn như phân tích, tổng hợp, đấnh giá. Thứ hai là thế giới đang thay đổi, nhiều nghề cũ bị mất đi đồng thời nhiều nghề mới xuất hiện, giáo dục cần trang bị không những kiến thức, mà còn cần nhiều kỹ năng, thái độ tích cực, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự định hướng, khả năng hợp tác tốt để người học có thể thành công.
Hiện nay chưa có một định nghĩa nào về PPL được tất cả mọi người thừa nhận. Theo từ điển tiếng Việt [1] dự án là một danh từ chỉ dự thảo sẽ đưa ra bàn luận và biểu quyết. Trong kinh tế, xã hội dự án còn có nghĩa như một chương trình hoạt động có mục tiêu, kế hoạch chi tiết và chỉ thực hiện một lần, như dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh .Trong dạy học, PBL được hiểu như là một phương pháp hay một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, thực hành. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao [2] trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục tiêu, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. ở nước ta, trong khuôn khổ hợp tác giữa Bộ GD & ĐT với tập đoàn Intel đã triển khai chương trình “Dạy học cho tương lai” ở các trường ĐHSP Hà Nội và ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh. Một trong những cơ sở lí thuyết của chương trình này chính là PBL[3].
II. Đặc điểm của PBL
 	PBL có ba đặc điểm chính là: Định hướng người học, định hướng thực tiễn và định hướng sản phẩm. Các dự án học tập của học sinh là do các em tự đề xuất, xác định mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện. Mỗi dự án do một nhóm học sinh từ 3 đến 5 người thiết kế và triển khai. Giáo viên là cố vấn, giải đáp các thắc mắc, động viên học sinh. Theo kết quả điều tra 500 công ty hàng đầu của Mỹ [4] về tiêu chuẩn đề bạt cán bộ của họ thay đổi rất nhiều trong vòng 25 năm, từ 1970 đến 1995. Trong bảng sau, mức độ quan trọng của tiêu chí giảm dần khi số thứ tự tăng.
Kỹ năng
1970
1995
Suy nghĩ sáng tạo
Khả nang lãnh đạo
Nghe
Xác định mục tiêu
Giao tiếp bằng lời
Hợp tác
đọc
đầu óc tổ chức
Tính toán
Phát hiện &Giai quyết vấn đề
Viết
Kỹ năng xẫ hôi
Phát triển bản than/ nghề nghiệp
7
8
5
9
4
10
3
11
2
12
1
6
13
7
8
5
9
4
1
13
11
12
2
10
6
3
Qua số liệu điều tra trên có thể rút ra hai nhận xét quan trọng. Thứ nhất là khi điều kiện kinh tế, xã hội thay đổi thì các mục tiêu giáo dục cũng thay đổi, điều này quy định sự thay đổi của phương pháp dạy học. Thứ hai là trong thời đại kinh tế tri thức, ba tiêu chí quan trọng nhất của một người thành đạt là biết hợp tác, phát hiện &giải quyết vấn đề, phát triển bản thân/ nghề nghiệp. Đó là những mục tiêu mà PBL hướng tới và là điểm mạnh quan trọng nhất của phương pháp dạy học này so với các phương pháp dạy học truyền thống..
Đặc điểm thứ hai là định hướng thực tiễn. Đề tài dự án phải xuất phát từ cuộc sống, phục vụ cộng đồng dân cư. Chẳng hạn dự án điều tra ô nhiễm nguồn nước ở thủ đô Hầ Nội và đề xuất các giải pháp xử lí, hay dự án xây dựng giáo án điện tử môn Hoá Học ở phổ thôngĐặc điểm quan trọng này của PBL hoàn toàn phù hợp với nguyên lí giáo dục của Đảng và nhà nước ta là học đi đôi với hành. Đặc điểm này của PBL làm cho việc học gần với thế giới thật hơn. việc học trong nhà trường không còn bị tách biệt với thế giới bên ngoài. Trong thời đại thông tin, làm thế nào để giải quyết được mâu thuẫn giữa khối lượng thông tin khổng lồ, muôn màu sắc mà loài người đã tích luỹ được với thời gian học tập hạn chế? PBL chỉ ra cách giải quyết, xây dựng chương trình học căn cứ thực tiễn các vùng miền, căn cứ nhu cầu nhân lực của địa phương. 
Đặc điểm thứ ba là định hướng sản phẩm. Kết thúc một dự án học tập, sản phẩm không chỉ là những thu hoạch cá nhân về kiến thức, kỹ năng và thái độ mà còn có các sản phẩm vật chất. Trong trường hợp lí tưởng sản phẩm có thể được thương mại hoá, hay công bố, giới thiệu rộng rãi. Trong bối cảnh hiện nay, ở nước ta nhiều công trình nghiên cứu khoa học sau khi công bố được xếp vào thư viện, PBL cho phép thầy và trò một cách tiếp cận hiệu qủa hơn.
Quy trình xây dựng một dự án dạy học Hoá học
1. Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án. 	 
 	- Người học thảo luận nhóm, đề xuất, xác định đề tài.
- Chú ý tới hoàn cảnh thực tiễn xã hội và đời sống của địa phương. Có thể bắt đàu từ một bài giảng Hoấ học có sẵn.
 - Chú ý đến hứng thú của người học. Giáo viên là cố vấn, có thể giới thiệu các hướng đề tài Hoá Học đang được quan tâm. Chẳng hạn như các vấn đề về nước, không khí, thức ăn, ô nhiễm, sản xuất Hoá học ...
- Trong dự án đó người học sẽ đóng vai trò gì ?
2. Xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện.
 - Người học xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm.
- Xây dựng các tiêu chí để đánh giá sản phẩm của dự án.
3. Thực hiện dự án.
- Sản phẩm thông tin mới được tạo ra.
- Thông qua việc thực hiện dự án học tập, các kiến thức về Hoá học và các môn liên quan cùng các kỹ năng sống được hình thành và phát triển.
- Thời gian thực hiện dự án có thể kéo dài trong nhiều tuần, nhiều tháng và đòi hỏi nỗ lực rất cao của mỗi thành viên.
4. Thu thập kết quả và công bố sản phẩm.
	- Các nhóm hoàn thành sản phẩm dự án, trình bày trước lớp.
5. Đánh giá dự án.
	- Tự đánh giá.
- Các nhóm đánh giá lẫn nhau, 
- Giáo viên đánh giá.
Với quy trình trên, ở khoa Hoá học - ĐHSP Hà nội đã phối hợp với công ty Intel Viêt Nam đào tạo được 80 sinh viên. Các dự án của sinh viên khoa Hoấ Học có chức năng kép:
*Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng tăng cường tính tự lực và sáng tạo của sinh viên, kết hợp giữa việc học tập và nghiên cứu khoa học ở bậc đại học.
*Trợ giúp những giáo viên tương lai làm quen với PPDH này và tham gia vào các dự án phát triển nhà trường.
Tính chất của PBL
GV là người hướng dẫn, chỉ dẫn. GV kiểm tra qua hoạt động nhiều hơn, kiểm tra, đánh giá đa dạng hơn (giảm kiểm tra viết).
Phương pháp học tập của học sinh đa dạng hơn, hoạt động học của học sinh thật sự là học trong hành động:
	- Từ tuân theo mệnh lệnh đến thực hiện các hoạt động học tập tự giác.
	- Từ lý thuyết đến áp dụng lý thuyết.
	- Từ phụ thuộc giáo viên đến được trao quyền.
ưu điểm của PBL
Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc.
Gắn lý thuyết với thực hành, có tính chất liên môn (Hoá học, Vật lí, Sinh học ...).
Kích thích động cơ, hứng thú của người học.
Phát huy tính tự lực, tinh thần trách nhiệm của người học.
Phát triển khả năng sáng tạo.
Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
Học tập dựa trên dự án là học trong hành động, người học tích cực giành lấy kiến thức, tự giác rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống hiện đại.
Nhược điểm của PBL 
Đòi hỏi nhiều thời gian.
Không thể thay thế hoàn toàn dạy học thuyết trình.
Khoảng 20% chương trình Hoá học ở phổ thông có thể dạy theo phương pháp này.
 - Giáo viên cần được tập huấn về phương pháp dạy học dự án.
- Đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp.
Kết luận
Nhiệm vụ của chúng ta không chỉ đơn thuần cung cấp kiến thức, kỹ năng cho học sinh mà còn phải xây dựng ở họ khả năng làm việc độc lập, sáng tạo. Với ý nghĩa đáp ứng những đòi hỏi cấp bách hiện nay về đổi mới giáo dục, PBL là sự bổ sung quan trọng và cần thiết cho những phương pháp dạy học truyền thống khác. Không nên coi sự tiêu phí thời gian cho PBL là vô ích. Thời gian dành cho PBL sẽ không gặp nhiều trở ngại nếu giáo viên Hoá học hợp tác tốt với các thầy, cô các bộ môn khác để xây dựng các dự án dạy học liên môn. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất để PBL khả thi là cần khắc phục các nhược điểm hiện nay của khâu kiểm tra, đánh giá.
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Văn Xô (chủ biên). Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản trẻ, TP.HCM, 1999. 
2. GS. Meier Berd, TS. Nguyễn Văn Cường, Giáo trình lí luận dạy học đại học. Dự án trung học cơ sở. Hà nội, 2005. 
3. Intelề teach to the future Phiên bản 2.1-1.0. 2004.
4. G.Morelis and F.J. Carelsen, Trens and inovation in education & didatics. Ha Noi, 2003.

File đính kèm:

  • docDay hoc du an.doc