Chuyên đề Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân

Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền luôn gắn liền với tư tưởng phát triển

dân chủ đã hình thành ngay từ thời cổ đại, thể hiện trong quan điểm của các nhà

tư tưởng của thời cổ đại như Xôcrat (469-399 Tr.CN), Arixtốt (384-322 Tr.CN),

Xixêrôn (l06-43 Tr.CN). Những tư tưởng này đã được các nhà tư tưởng chính trị

và pháp lý tư bản sau này như John Locke (1632 -1704), Montesquieu (1698 -1755), J.J.Rút-xô (1712 -1778), I.Kant (1724 -1804), Hêghen (1770 -1831)

phát triển như một thế giới quan pháp lý mới.

Cùng với các nhà lý luận nổi tiếng nói trên, nhiều nhà luật học, nhà tư

tưởng vĩ đại khác cũng đã góp phần phát triển các tư tưởng về Nhà nước pháp

quyền như Tômát Jepphecxơn (1743 - 1826 -tác giả của Tuyên ngôn độc lập

Mỹ năm 1776), Tômát Pên (1737 -1809), Jôn A đam (1735 -1826)

pdf35 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 2109 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhà nước pháp quyền Việt Nam 
quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức 
XHCN; 
+ Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. 
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII tại Đại 
hội lần thứ VIII tiếp tục khẳng định 5 quan điểm cơ bản về xây dựng nhà nước 
pháp quyền đã được Hội nghị Trung ương 8 khoá VII xác định, đồng thời đặt ra 
các nhiệm vụ: đổi mới, nâng cao chất lượng công tác lập pháp và giám sát tối 
cao của Quốc hội đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước; cải cách nền hành 
chính nhà nước đồng bộ trên các mặt: cải cách thể chế hành chính, tổ chức bộ 
máy và xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức hành chính; cải cách tổ 
chức và hoạt động tư pháp; củng cố kiện toàn bộ máy các cơ quan tư pháp. Phân 
định lại thẩm quyền xét xử của toà án nhân dân, từng bước mở rộng thẩm quyền 
xét xử sơ thẩm cho toà án nhân dân huyện. Đổi mới tổ chức, hoạt động của Viện 
kiểm sát nhân dân, các cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án và các cơ quan, tổ 
chức bổ trợ tư pháp1. 
Hội nghị Trung ương lần thứ ba khoá VIII đã thông qua nghị quyết “Phát 
huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hoà XHCN 
Việt Nam trong sạch, vững mạnh”. Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII đã đưa 
ra sự đánh giá tình hình xây dựng Nhà nước trong thời gian qua với những nhận 
định về các bước tiến bộ, các mặt yếu kém trong quá trình xây dựng Nhà nước 
và chỉ ra rằng: việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong điều kiện 
chuyển đổi nền kinh tế là nhiệm vụ mới mẻ, hiểu biết của chúng ta còn ít, có 
nhiều việc phải vừa làm, vừa tìm tòi, rút kinh nghiệm. Nghị quyết khẳng định 
cần tiếp tục thực hiện Nghị quyết lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khoá VII 
và nhấn mạnh ba yêu cầu: 
- Một là: tiếp tục phát huy tốt hơn và nhiều hơn quyền làm chủ của nhân 
dân qua các hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp để nhân dân tham 
gia xây dựng và bảo vệ Nhà nước, nhất là việc giám sát, kiểm tra của nhân dân 
đối với hoạt động của cơ quan và cán bộ công chức Nhà nước. 
- Hai là: tiếp tục xây dựng và hoàn hiện nhà nước Cộng hoà XHCN Việt 
Nam trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; cán bộ công chức 
Nhà nước thật sự là công bộc, tận tuỵ phục vụ nhân dân. 
1 Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới. Sđd, tr.510-514. 
 17 
- Ba là: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước; xây dựng và 
hoàn thiện nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng phù hợp với đặc điểm, tính 
chất của cơ quan nhà nước ở từng cấp, chú trọng sự lãnh đạo của tổ chức đảng 
đối với việc kiểm kê, kiểm soát trong quản lý kinh tế, tài chính. Nghị quyết nhấn 
mạnh “3 yêu cầu trên quan hệ chặt chẽ với nhau, dựa trên nền tảng chung là 
xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, thực hiện đại 
đoàn kết dân tộc mà nòng cốt là liên minh công nhân, nông dân và trí thức dưới 
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”. 
Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX (tháng 4/2002) và Đại hội đại 
biểu Đảng toàn quốc lần thứ X (tháng 4/2006) đã tiếp tục khẳng định nhiệm vụ 
xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo 
của Đảng, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân 
dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ 
quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. 
Đại hội XI (tháng 1/2011) đã làm sâu sắc thêm nhận thức về xây dựng nhà 
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và khẳng định “tiếp tục đẩy mạnh việc xây 
dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nhà nước ta 
thực sự là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng lãnh đạo, thực hiện 
tốt chức năng quản lý kinh tế, quản lý xã hội, giải quyết đúng mối quan hệ giữa 
nhà nước với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, với nhân dân, với thị 
trường”. Báo cáo chính trị đã xã định một trong những phương hướng quan 
trọng của việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là 
“Nghiên cứu xây dựng, bổ sung các thể chế và cơ chế, vận hành cụ thể để bảo 
đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, và nguyên tắc 
quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa 
các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nâng 
cao vai trò và hiệu lực quản lý kinh tế của nhà nước phù hợp với yêu cầu phát 
triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục hoàn thiện hệ 
thống pháp luật, cơ chế, chính sách để vận hành có hiệu quả nền kinh tế và thực 
hiện tốt các cam kết quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc. Khẩn trương 
nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 đã sửa đổi, bổ sung năm 2001 
phù hợp với tình hình mới”1 
Như vậy, từ khi ra đời cho đến nay, trong đường lối của Đảng Cộng sản 
Việt Nam luôn luôn quán triệt tư tưởng xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì 
dân ở Việt Nam, coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật - 
phương tiện quan trọng trong quản lý nhà nước. 
1 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NxbCTQG-ST 2011, tr.246-347. 
 18 
2.3. Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ 
nghĩa Việt Nam 
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân 
dân, do nhân dân, vì nhân dân, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân 
Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh “Nước ta là một nước dân chủ, địa vị cao 
nhất là dân vì dân là chủ”1; “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là 
chủ”2. Với Hồ Chí Minh nhân dân là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực 
nhà nước. Toàn bộ quyền lực nhà nước đều bắt nguồn từ nhân dân, do nhân dân 
uỷ quyền cho bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phụng sự lợi ích của nhân dân. 
Bộ máy nhà nước được thiết lập là bộ máy thừa hành ý chí, nguyện vọng của 
nhân dân, đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước không thể là các ông quan cách 
mạng mà là công bộc của nhân dân. Là nhà nước của dân, do chính nhân dân lập 
qua thông qua chế độ bầu cử dân chủ. Bầu cử dân chủ là phương thức thành lập 
bộ máy nhà nước đã được xác lập trong nền chính trị hiện đại, đảm bảo tính 
chính đáng của chính quyền khi tiếp nhận sự uỷ quyền quyền lực từ nhân dân. 
Tư tưởng về một nhà nước của dân, do dân, vì dân đã được thể chế hoá 
thành một mục tiêu hiến định ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên của chính thể 
dân chủ cộng hoà ở nước ta - Hiến pháp 1946: “Xây dựng một chính quyền 
mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân” (Lời nói đầu - Hiến pháp 1946). Đặc điểm 
này của Nhà nước ta tiếp tục được khẳng định trong các bản Hiến pháp 1959, 
1980 và 1992. 
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động 
trên cơ sở Hiến pháp, tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp 
Trong Nhà nước pháp quyền, ý chí của nhân dân và sự lựa chọn chính trị 
được xác lập một cách tập trung nhất, đầy đủ nhất và cao nhất bằng Hiến pháp. 
Chính vì lẽ đó mà Hiến pháp được coi là Đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu 
lực pháp lý cao nhất, quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc 
phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ 
chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Sự hiện diện của Hiến pháp là điều 
kiện quan trọng nhất bảo đảm sự ổn định xã hội và sự an toàn của người dân. 
Những quan điểm lớn, những nội dung cơ bản của Hiến pháp là cơ sở 
pháp lý quan trọng cho sự duy trì quyền lực nhà nước, cho sự làm chủ của nhân 
dân. Và đó chính là nền tảng có tính chất hiến định để xem xét, đánh giá sự hợp 
hiến hay không hợp hiến của các đạo luật, cũng như các quyết sách khác của 
Nhà nước và của cá tính chất chính trị, tính chất xã hội. 
1 Sđd, tập 6, tr.515. 
2 Sđd, tập 7, tr.499. 
 19 
Hiến pháp có một vai trò quan trọng như vậy trong việc duy trì quyền lực 
của nhân dân, cho nên, việc xây dựng và thực hiện một cơ chế hữu hiệu cho việc 
phát hiện, đánh giá và phán quyết về những quy định và hoạt động trái với Hiến 
pháp là rất cần thiết trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta 
hiện nay. 
- Nhà nước pháp quyền Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm 
vị trí tối thượng của pháp luật trong đời sống xã hội 
 Pháp luật xã hội chủ nghĩa của chúng ta là kết quả của sự thể chế hoá 
đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam trên tất cả các mặt kinh tế, 
chính trị, xã hội, văn hoá giáo dục khoa học, đối nội, đối ngoại. Pháp luật thể 
hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với hiện thực khách quan, 
thúc đẩy tiến bộ xã hội. Vì vậy, nói đến pháp luật trong Nhà nước pháp quyền là 
nói đến tính pháp luật khách quan của các quy định pháp luật, chứ không phải 
chỉ nói đến nhu cầu đặt ra pháp luật, áp dụng pháp luật, tuân thủ pháp luật một 
cách chung chung với mục đích tự thân của nó. 
Pháp luật của Nhà nước ta phản ánh đường lối, chính sách của Đảng và 
lợi ích của nhân dân. Vì vậy, pháp luật phải trở thành phương thức quan trọng 
đối với tính chất và hoạt động của Nhà nước và là thước đo giá trị phổ biến của 
xã hội ta: công bằng, dân chủ, bình đẳng - những tố chất cần thiết cho sự phát 
triển tiến bộ và bền vững của Nhà nước và xã hội ta. 
Nhà nước pháp quyền đặt ra nhiệm vụ phải có một hệ thống pháp luật cần 
và đủ để điều chỉnh các quan hệ xã hội, làm cơ sở cho sự tồn tại một trật tự pháp 
luật và kỷ luật. Pháp luật thể chế hoá các nhu cầu quản lý xã hội, là hình thức 
tồn tại của các cơ cấu và tổ chức xã hội và của các thiết chế Nhà nước. Vì vậy, 
sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật là lối sống có trật tự và lành mạnh 
nhất của xã hội. Tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và 
mọi công dân đều phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật. 
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và bảo vệ 
quyền con người, các quyền và tự do của công dân, giữ vững mối liên hệ giữa 
Nhà nước và công dân, giữa Nhà nước và xã hội 
Xét về bản chất, ngọn cờ bảo vệ quyền con người thuộc về các Nhà nước 
cách mạng chân chính, nhà nước xã hội chủ nghĩa

File đính kèm:

  • pdf3-ChuyendeNhanuocphapquyen.pdf