Chuyên đề Đổi mới các phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông

1. Những vấn đề chung về văn hóa học tập

Văn hóa học tập là khái niệm chỉ hệ thống toàn thể các thể chế, hoạt động, đặc điểm tâm lí và truyền thống ở một cộng đồng trong lĩnh vực giáo dục, chúng có chức năng định hướng cho những hành động của người học trong cộng đồng, truyền thụ những thái độ và nhận thức về việc học tập, được hình thành và được chia sẻ trong tập thể cộng đồng với những hệ thống và quy chế.

 

doc10 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 811 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Đổi mới các phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyết trình thông báo của giáo viên vẫn là phương pháp được sử dụng quá nhiều, dẫn đến tình trạng hạn chế hoạt động tích cực của học sinh;
Việc sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo ở mức độ còn hạn chế;
Việc gắn nội dung dạy học với các tình huống thực tiễn chưa được chú trọng;
Dạy học thí nghiệm, thực hành, dạy học thông qua các hoạt động thực tiễn ít được thực hiện;
Việc sử dụng phương tiện dạy học mới, công nghệ thông tin có hiệu quả chỉ bước đầu thực hiện ở một số trường;
Việc rèn luyện khả năng vận dụng tri thức liên môn để giải quyết các chủ đề phức hợp gắn với thực tiễn chưa được chú ý đúng mức;
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên, việc cải cách toàn diện giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp thiết nhằm đạt mục tiêu giáo dục phổ thông.
Kết quả điều tra sơ bộ của dự án phát triển giáo dục THPT ở năm trường THPT tham gia thí điểm phân ban thuộc hai tỉnh Bắc Ninh và Lâm Đồng về tình hình sử dụng phương pháp dạy học và những cản trở việc đổi mới phương pháp dạy học do giáo viên tự đánh giá:
Tình hình sử dụng các PPDH ở các trường THPT thí điểm phân ban
TT
Tên PPDH
Mức độ sử dụng
Thường xuyên (%)
Khá thường xuyên (%)
Thỉnh thoảng (%)
Không bao giờ (%)
1
Thuyết trình
47
12
29
0
2
Trực quan
41
24
24
0
3
Đàm thoại
24
35
18
0
4
Làm việc nhóm
35
24
29
0
5
Giải quyết vấn đề
18
53
12
0
6
Động não
18
35
18
0
7
Thí nghiệm, thực hành
47
41
6
0
8
Tham quan thực tế
0
0
53
35
9
Tự nghiên cứu
12
12
53
6
10
Trắc nghiệm
12
18
53
18
11
Dạy học theo dự án
18
6
29
29
12
Nghiên cứu trường hợp
6
24
41
18
Những cản trở đối với việc đổi mới PPDH ở trường THPT
TT
Những cản trở việc đổi mới PPDH
Mức độ (%)
5
4
3
2
1
1
Thói quen của GV với các PPDH thụ động
15
16
37
14
15
2
Ý thức đổi mới PPDH của GV chưa cao
3
19
45
17
14
3
Kiến thức, năng lực của GV về PPDH mới còn hạn chế
3
14
45
18
18
4
Kiến thức cần truyền đạt nặng so với thời gian
36
34
21
4
1
5
Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học thiếu thốn
40
22
15
16
1
6
Tâm lí học đối phó thi cử của học sinh
50
25
18
9
1
7
Thi cử, đánh giá chưa khuyến khích PPDH tích cực
30
29
28
9
1
8
Điều kiện sống của GV khó khăn
44
20
17
10
9
9
Chính sách, cơ chế quản lí giáo dục chưa khuyến khích giáo viên
39
18
28
8
6
(Mức độ 5 là mức độ đồng ý cao nhất và giảm dần, mức 1 coi như không đồng ý)
Ý kiến cá nhân về việc đánh giá thực trạng dạy học ở trường THPT
Dựa trên đánh giá về thực trạng giáo dục Việt Nam đã được trình bày trong tài liệu chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 , em xin trình bày ý kiến của mình dựa trên hai phương diện: Vấn đề về văn hóa học tập và vấn đề về phương pháp dạy học
 1. Vấn đề chung về văn hóa học tập
Nền giáo dục Việt Nam mang tính “hàn lâm, kinh viện”. Mặc dù đã có nhiều thay đổi trong việc xây dựng chương trình THPT, có nhiều thay đổi trong việc viết sách giáo khoa, nhưng nội dung học tập vẫn nặng về lí thuyết, ít chú trọng đến tính sáng tạo, năng lực thực hành và hướng nghiệp cho học sinh. Sự tồn tại này do nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất, chương trình môn học được viết theo khuynh hướng “thiên về lí thuyết”, từ lí thuyết rồi tiến đến thực tiễn. Ví dụ với môn hóa học, cụ thể là ở phần hiđrocacbon. Học sinh phải học hết về ankan, anken, ankađien, hiđrocacbon thơm rồi mới đến bài dầu mỏ, mục đích là để học sinh biết thành phần, tính chất và tầm quan trọng của các nguồn hiđrocacbon thiên nhiên, biết quá trình chưng cất, chế hóa dầu mỏ, hiểu tầm quan trọng của lọc – hóa dầu đối với nền kinh tế, thấy các kiến thức về hiđrocacbon đã học có liên quan đến thực tiễn như thế nào Thế nhưng những kiến thức về dầu mỏ và khai thác dầu mỏ rất sơ sài, những quá trình sản xuất thì ở dạng sơ đồ (mà sơ đồ trong SGK có thể khác rất xa với thực tế sản xuất hiện tại). Qua bài này học sinh lại phải nhớ, phải học thuộc thêm một loạt kiến thức trừu tượng, không gần gũi trên cơ sở các kiến thức vốn rất trừu tượng trước đó! 
Em đã được xem một cuốn sách giáo khoa hóa học THPT của Singapore viết về phần này. Tên chương là Hóa học dầu mỏ. Cả chương chỉ có tám bài. Năm bài đầu tiên đều nói về việc dầu mỏ có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống, với sự phát triển của đất nước được trình bày dưới dạng các chủ đề thảo luận, có các câu hỏi gợi ý, đáp án rất mở, vấn đề thảo luận gắn với thời sự hằng ngày ở trong nước và trên thế giới. Qua các chủ đề thảo luận đó, rất tự nhiên, học sinh học được cách phân loại, sử dụng, bảo quản, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên Hai bài tiếp theo mới nói về thành phần dầu mỏ, các chất trong dầu mỏ và một số phản ứng quan trọng. Bài cuối cùng của chương là bài ôn tập, có một số bài tập lí thuyết và tính toán đơn giản. Họ không đưa những bài tập chuỗi phản ứng dài ngoằng và phi thực tế kiểu như “ hãy viết sơ đồ điều chế polietilen, cao su buna từ đá vôi và than đá ” Em thấy nội dung học của học sinh rất nhẹ nhàng, gần gũi với thực tế, chú trọng đến tính sáng tạo, hướng nghiệp, khả năng vận dụng, khả năng ứng xử của học sinh trong cuộc sống
Thứ hai, phương pháp dạy học của giáo viên vẫn chưa thay đổi nhiều mặc dù nhiều năm nay ngành giáo dục vẫn kêu gọi đổi mới phương pháp dạy học! Chương trình học thì quá tải, nội dung học thì mang tính hàn lâm, học sinh còn mải tập trung ôn khối để thi đỗ đại học theo nguyện vọng của gia đình, của bản thân, cơ sở vật chất của nhiều trường phổ thông ở nhiều tỉnh thành trên cả nước còn nhiều thiếu thốn, số tiết dạy trong tuần, trong buổi của giáo viên quá nhiều, số tiết học của học sinh trong ngày cũng quá nhiều, nếu giờ học nào cũng dùng các hình thức và phương pháp “dạy học tích cực” thì e rằng cả giáo viên và học sinh đều không tải nổi, không thể đạt được mục tiêu về kiến thức, kĩ năng của giờ học!
Thứ ba, chương trình giáo dục của Việt Nam nặng về thi cử (nền giáo dục “ứng thí” ). Có thể nói ở bất cứ địa phương nào trên nước ta, từ học sinh, cha mẹ học sinh, hội khuyến học thôn, xã, cơ quan đoàn thể đều có hình thức khen thưởng đặc biệt đối với học sinh đỗ đại học, mỗi em học sinh đỗ đại học là mang lại một niềm vinh dự hạnh phúc lớn lao cho gia đình, họ hàng, dòng tộc. Còn những em không đỗ đạt, học nghề, dù tay nghề rất giỏi, biết áp dụng công nghệ một cách linh hoạt vào sản xuất cũng rất ít nhận được sự khâm phục, coi trọng, khen ngợi động viên đúng mức. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho việc học tập của học sinh, thậm chí cả sinh viên, mang nặng tính chất đối phó với các kì thi, chạy theo bằng cấp mà ít chú ý đến việc phát triển nhân cách toàn diện cũng như năng lực vận dụng kiến thức đã học trong thực tiễn. Học sinh đổ xô đến các trung tâm luyện thi đại học ngay từ khi mới bắt đầu cấp học THPT, chỉ chú trọng ôn luyện các môn sẽ thi đại học, hầu như bỏ bẫng các môn học khác. Ngay cả các môn thi đại học học sinh cũng chỉ quan tâm, ôn tập các dạng bài sẽ có trong đề thi, không chú ý đến tính thực tiễn, tính ứng dụng của các kiến thức khoa học mà môn học ấy cung cấp. Thế nên mới có chuyện một học sinh lớp 12 khi lỡ tay làm đổ lọ đựng dung dịch H2SO4 đặc đã vội vàng dùng 2 tay để vốc chất lỏng sánh ấy vào trong lọ!!!
Vấn đề về phương pháp dạy học
Em hoàn toàn đồng ý với thực trạng các vấn đề về phương pháp dạy học đã nêu trong tài liệu. Riêng việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học thì em có nhận xét hơi khác. Cụ thể là:
- Phương pháp dạy học sử dụng thường xuyên nhất vẫn là phương pháp thuyết trình thông báo của giáo viên, học sinh nghe và tiếp thu kiến thức một cách thụ động, ít được hoạt động trong giờ học. Nguyên nhân chủ yếu là do giáo viên đã quen với các phương pháp dạy học thụ động, từ thời học phổ thông đã được dạy bằng PPDH thụ động, sau này khi vào ngành lại tiếp tục được hướng dẫn tập sự bởi các giáo viên vẫn thường xuyên sử dụng PPDH thụ động cho nên ít khi có điều kiện thực hành các PPDH tích cực đã tiếp thu ở bậc đại học. Hơn nữa, các PPDH tích cực ấy sinh viên cũng chỉ được biết đến phần lớn qua sách vở, tài liệu cho nên việc vận dụng vào thực tiễn gặp nhiều khó khăn, lúng túng, dễ buông xuôi và lại luẩn quẩn với phương pháp thuyết trình thông báo
- Việc sử dụng phối hợp các PPDH cũng như sử dụng các PPDH phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo còn ở mức độ hạn chế. Nguyên nhân một phần do kiến thức, năng lực của giáo viên về PPDH mới còn hạn chế, một phần do kiến thức cần truyền đạt quá nặng so với thời gian, mặt khác do ý thức đổi mới PPDH của giáo viên chưa cao, dễ buông xuôi chán nản khi gặp khó khăn. Đây là vấn đề lớn mà có lẽ phải cần rất nhiều thời gian mới có thể khắc phục được. Nó liên quan đến cả một hệ thống quan niệm đã tồn tại rất lâu trong ngành giáo dục Việt Nam mà không thể ngày một ngày hai là có thể thay đổi. Hơn nữa, việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực có hiệu quả hay không còn phụ thuộc cả vào năng lực nhận thức của học sinh. Ở huyện Thanh Liêm – tỉnh Hà Nam nơi em công tác, điểm trung bình một môn tuyển sinh vào lớp 10 THPT chỉ khoảng 3-4 điểm. Với vốn kiến thức đầu vào như thế, giáo viên phải rất vất vả mới truyền thụ được những kiến thức cơ bản tối thiểu cho học sinh bằng cách thuyết trình thông báo giải thích chứ chưa nói đến việc tổ chức hoạt động này nọ.
- Việc gắn nội dung dạy học với các tình huống thực tiễn chưa được chú trọng; việc dạy học thí nghiệm, thực hành, dạy học thông qua các hoạt động thực tiễn ít được thực hiện. Vấn đề này có liên quan nhiều đến điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học ở trường phổ thông. Tại các trường THPT ở tỉnh Hà Nam, hàng năm dụng cụ dạy học đều được Sở giáo dục đào tạo cấp về từng trường, nhưng chất lượng các dụng cụ đó còn rất nhiều điều phải nói. Ở nhiều trường, phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm chưa đầy đủ nên tất cả dụng cụ thí nghiệm, mô hình của các môn toán, vật lí, hóa học, sinh học để chung hết ở một phòng. Nếu giáo viên muốn lấy một hóa chất hay dụng cụ nào đó ra thì phải chuyển qua chuyển lại rất nhiều hòm hộp m

File đính kèm:

  • docbàinđk môn thầy Dũng.doc