Chuyên đề Bồi dưỡng thường xuyên hè 2014 giáo dục công dân THCS

Vào những thập niên 1960 và 1970, Jerome Bruner đã liên kết với

nhiều quốc gia vềdựán phát triển chương trình giảng dạy, tưtưởng của ông

có ảnh hưởng mạnh mẽvềphương pháp học tập nghiên cứu. Jerome Bruner

cho rằng học sinh học tốt nhất bằng cách khám phá và người học là người

giải quyết vấn đề, người tương tác với môi trường, kiểm nghiệm các giảthiết

và phát triển bản thân. Bruner thấy rằng mục tiêu của giáo dục là phát triển trí

tuệ, do đó các chương trình dạy cấn phải thúc đẩy việc phát triển các kỹnăng

giải quyết vấn đềthông qua các cuộc điều tra và khám phá.

Bruner nói rằng hiểu biết là một quá trình chứkhông phải là tích lũy sự

khôn ngoan của khoa học được trình bày trong sách giáo khoa. Đểtìm hiểu

các khái niệm khoa học và giải quyết vấn đề, học sinh cần phải được tiếp xúc

với các tình huống, được hướng dẫn bởi các động lực nội tại của người học

trong tình huống này đểtìm ra giải pháp hay hiểu đơn giản là cung cấp một

mô hình cho việc tạo ra hoạt động học tập khám phá.

pdf60 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1595 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Bồi dưỡng thường xuyên hè 2014 giáo dục công dân THCS, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êu 
của bài học. Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc 
biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và tự đánh giá 
* Tác dụng: 
 - Tăng cường khả năng chú ý của HS. 
- Nâng cao hứng thú cho người học, góp phần làm giảm mệt mỏi, căng 
thẳng trong học tập của HS. 
- Tăng cường khả năng giao tiếp giữa GV với HS và giữa HS với HS. 
 27
Sử dụng trò chơi trong học tập giúp hình thành kiến thức, kĩ năng mới hoặc 
củng cố kiến thức, kĩ năng đã học. 
Trong thực tế dạy học, giáo viên thường tổ chức trò chơi học tập nhằm xây 
dựng, củng cố, kiến thức, kĩ năng ở một nội dung nào đó của chương trình 
môn học. Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để hình thành 
kiến thức, kĩ năng mới là rất cần thiết để tạo hứng thú học tập cho học sinh 
ngay từ khi bắt đầu bài học mới. 
* Thành phần cơ bản của trò chơi học tập 
 Nhận thức 
 Thành phần cơ bản của trò chơi học tập là nội dung nhận thức của học 
sinh do giáo viên xác định dựa vào mục đích dạy học theo nội dung chương 
trình giáo dục, theo đặc điểm nhận thức của học sinh và phản ánh hoạt động 
dạy học của giáo viên. 
 Luật chơi: ( Quy tắc chơi) 
- Luật chơi rất đa dạng: 
- Quy định hành động chơi và trình tự các hành động chơi (thường gồm 
các hành động khác nhau tạo thành một chuỗi, thường đi kèm với lời nói). 
- Điều khiển quan hệ giữa các bạn chơi. 
- Giới hạn hoặc cấm một số biểu hiện hành động hoặc nêu các hình thức 
phạt khi vi phạm luật chơi. 
Hành động chơi: 
 Là hành động của học sinh thực hiện trong lúc chơi. Chủ yếu là những 
hành động nhận thức thông qua luật chơi để giải quyết nhiệm vụ nhận thức. 
Kết quả: 
 Trò chơi học tập luôn có một kết quả nhất định. Tức là khi kết thúc học 
sinh hoàn thành một nhiệm vụ nhận thức nào đó. Nhờ đó mà người học tích 
cực tham gia vào những trò chơi tiếp theo. 
* Phân loại trò chơi học tập 
Có nhiều cách phân loại trò chơi học tập: 
- Phân loại theo mục tiêu dạy học thì có: Trò chơi hình thành kiến thức, trò 
chơi hình thành thái độ, trò chơi hình thành hành vi, thói quen… 
- Phân loại theo tiến trình bài học thì có: Trò chơi khởi động, trò chơi hình 
thành kiến thức và rèn kĩ năng, trò chơi ôn tập củng cố. 
- Phân loại theo hình thức tổ chức thì có: Trò chơi tập thể, trò chơi cá 
nhân, trò chơi trong lớp, trò chơi ngoài lớp… 
 28
* Quy trình xây dựng, thiết kế trò chơi: 
Thông thường khi xây dựng, thiết kế trò chơi học tập gồm có 4 bước như 
sau: 
- Bước 1: Chuẩn bị trò chơi 
- Bước 2: Lựa chọn các trò chơi 
- Bước 3: Xây dựng và thiết kế trò chơi 
- Bước 4: Cách tiến hành trò chơi 
Về chuẩn bị trò chơi 
- Nghiên cứu tài liệu 
+ Chương trình sách giáo khoa 
+ Hệ thống sách tham khảo: Trò chơi học tập cấp trung học cơ sở; sách 
báo, tạp chí giáo dục… 
 - Nghiên cứu thực tế lớp học: 
+ Nghiên cứu tình hình lớp học: có học sinh khuyết tật không, nhu cầu, sở 
thích, hoàn cảnh … 
+ Tìm hiểu xem học sinh lớp yếu ở mạch kiến thức nào, để lựa chọn trò 
chơi cho phù hợp, giúp các em củng cố kiến thức để hiểu bài một cách chắc 
chắn. 
Về lựa chọn các trò chơi 
- Việc lựa chọn các trò chơi học tập phải đáp ứng những yêu cầu của mục 
đích dạy học. Các trò chơi phải đặt ra cho học sinh các nhiệm vụ học tập 
tương ứng với nội dung dạy học. Mỗi trò chơi cần có một vị trí đóng góp cụ 
thể trong tiến trình thực hiện mục đích dạy học. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu 
dạy học bộ môn hệ thống các trò chơi phải được lựa chọn sao cho đa dạng về 
chủ đề, phong phú về cách chơi. 
Dựa vào hình thức, cách chơi và luật chơi của trò chơi có thể thay thế các 
trò chơi một cách linh hoạt (thay số bằng chữ, sắm vai, hái hoa dân chủ, …) 
từ sự thay thế linh hoạt tạo cho giáo viên có cơ hội tổ chức trò chơi phù hợp 
với đối tượng học sinh của mình…Để từ đó các em cảm thấy : “Mỗi ngày đến 
trường là một ngày vui”. 
Lựa chọn trò chơi phải đảm bảo các yếu tố: lứa tuổi, vừa sức; áp dụng vào 
khi nào trong tiến trình bài dạy và trong chương trình, thông thường là: 
+ Sau khi hoàn thành một bài học. Cách này có ưu điểm là kích thích được 
sự hứng thú học tập của học sinh, giờ học tránh được không khí suy nghĩ căng 
thẳng 
+ Sau khi hoàn thành một chương. Với cách này sẽ giúp cho học sinh hệ 
thống lại kiến thức một cách sinh động và hiệu quả. 
 29
+ Ngoài ra cũng có thể sử dụng trò chơi phù hợp để khởi động gây hứng 
thú khám phá bài học mới 
- Khi xây dựng và thiết kế trò chơi thường tuân thủ các nguyên tắc sau: 
+ Phải dựa vào nội dung bài học; điều kiện về thời gian trong mỗi tiết học. 
+Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục; phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu 
nội dung bài học; phải phù hợp với tâm lý học sinh, phù hợp với khả năng 
người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường; phải tạo được hứng thú 
đối với học sinh. 
- Thiết kế trò chơi học tập thường qua các bước như sau: 
 Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm khởi động, ôn luyện, củng cố kiến 
thức, kỹ năng nào; đồ dùng đồ chơi; nêu luật chơi; số người tham gia; nêu 
cách chơi 
Về cách tiến hành trò chơi 
Giới thiệu trò chơi. 
- Nêu tên trò chơi. 
- Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ quy 
định chơi. 
Chơi thử ( không nhất thiết sử dụng cho tất cả các trò chơi) 
Thông qua chơi thử để nhấn mạnh luật chơi. 
Chơi thật (xé nháp) 
Nhận xét kết quả chơi, thái độ: 
- Giáo viên hoặc trọng tài là học sinh nhận xét về thái độ tham gia trò chơi 
của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm. 
- Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần 
thưởng cho đội thắng (nếu có). 
- Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể 
hiện. 
**Một số trò chơi thường sử dụng xen kẽ trong tiết dạy GDCD : 
Trò chơi “tiếp sức” 
 Đây là trò chơi học sinh tự tìm hiểu thêm về các biểu hiện của sự chuẩn 
mực đạo đức, phân biệt từ cùng nghĩa, trái nghĩa với các chuẩn mực đạo đức 
hay hành vi thực hiện theo pháp luật. 
 Cách thực hiện: 
- Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên ghi 1 biểu hiện, sau đó chạy về chỗ để bạn 
khác tiếp tục. Mỗi bạn thực hiện ghi 1 biểu hiện, không được ghi 2 lần 
 30
- Chia lớp thành 2 nhóm, các nhóm thảo luận tìm ra những biểu hiện hay 
các từ cần ghi 
- Giáo viên đưa ra hiệu lệnh; 2 nhóm thực hiện trò chơi. 1 em lên ghi 1 
biểu hiện hoặc từ đã thảo luận. Khi 1 em ghi xong chạy về chỗ, em khác chạy 
lên ghi tiếp. Cứ thế cho đến hết giờ 
Lưu ý: Mỗi em chỉ được ghi một lần, 1 biểu hiện, nhóm nào ghi được 
nhiều biểu hiện thì nhóm đó thắng. 
Tương tự cũng có thể GV ghi sẵn các từ, các biểu hiện ra giấy yêu cầu học 
sinh chọn đúng và dán vào bảng phụ 
- Thời gian nhiều nhất một phút. Hết thời gian chơi, GV yêu cầu học sinh 
nhận xét. GV tuyên dương nhóm nào thực hiện được nhiều nhất. 
Ưu điểm: 
- Thời gian cho trò chơi ít; Lớp học sôi nổi sinh động; Nhiều em được 
tham gia; khắc sâu thêm kiến thức cho học sinh 
Nhược điểm: 
- Lớp có thể sẽ ồn, có thể làm ảnh hưởng tới lớp khác 
Trò chơi “sắm vai” 
Là trò chơi tổ chức cho học sinh thực hành làm thử 1 số cách ứng xử, 
xử lý tình huống giả định. Đây là phương pháp giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc 
về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa 
quan sát được 
Cách thực hiện: 
- GV nêu chủ đề, chia nhóm, giao tình huống và yêu cầu cho từng nhóm 
thảo luận chuẩn bị đóng vai 
- Các nhóm thảo luận nhận xét cách ứng xử và cảm xúc của vai, ý nghĩa 
của cách ứng xử 
- GV nhận xét dịnh hướng cho học sinh về cách ứng xử tích cực trong tình 
huống đã cho. 
Ưu điểm: 
- Học sinh được rèn luyện, thực hành những kỹ năng ứng xử và cách xử lý 
tình huống 
- Gây chú ý, hứng thú cho học sinh 
- Tạo điều kiện phát huy tính sáng tạo (GV nêu tình huống, học sinh viết 
kịch bản ) 
- Có thể thấy ngay tác động hiệu quả qua lời nói, cách ứng xử vai diễn 
 31
Hạn chế: 
- Có thể mất nhiều thời gian 
- Một số học sinh nhút nhát có thể không tham gia đóng vai. Hoặc có tham 
gia nhưng còn rụt rè, e thẹn chưa thể hiện tốt vai diễn 
- Sự lặp lại tình huống giữa các nhóm có thể gây nhàm chán đối với học 
sinh 
Lưu ý: 
- Tình huống phải phù hợp với nội dung, lứa tuổi, với trình độ học sinh 
- Tình huống không nên quá dài, quá phức tạp, vượt quá thời gian cho 
phép trong cấu trúc của tiết dạy 
Trò chơi “thử làm nhà báo” 
Đây là trò chơi để củng cố thêm những kiến thức, hay học sinh bày tỏ 
những ước mơ, những tương lai nguyện vọng của các em… Qua đó giúp các 
em mạnh dạn hơn trước đám đông. Giúp GV biết cách điều chỉnh những hành 
vi, suy nghĩ sai lệch. Hướng các em đến những khát khao tích cực 
 Cách thực hiện: 
- Học sinh thay nhau làm nhà báo phỏng vấn các bạn 
- GV gợi ý cho học sinh tự đặt ra câu hỏi khi phỏng vấn. 
- Học sinh được phỏng vấn đứng dậy trả lời những câu hỏi mà nhà báo 
phỏng vấn 
Ưu điểm: 
- Tạo không khí sôi nổi trong lớp học 
- Học sinh mạnh dạn hơn, tự tin hơn trước đám đông giúp các em nhớ sâu 
hơn kiến thức đã học. 
- Giúp các em biết trình bày tâm tư và nguyện vọng của mình liên quan 
đến nội dung chủ đề 
- Tăng cường khả năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh 
Nhược điểm: 
- Trong một thời gian ngắn chỉ được 1 số ít học sinh tham gia 
- Một số bạn rụt rè, e thẹn có thể làm ảnh hưởng và gián đoạn trò chơi 
Lưu ý: 
- Khi tổ chức trò chơi này, giáo viên yêu cầu học sinh phải nghiêm túc khi 
phỏng vấn hoặc khi trả lời, tránh cười cợt, nói đùa…. khi tham gia chơi 
- Luôn thay đổi phóng viên, phỏng vấn nhiều người 
- Câu hỏi phỏng vấn phải đúng trọng tâm bài học 
 32
Trò chơi “ Nhanh tay nhanh mắt” 
 Trò chơi này dùng cho học sinh thi đua nhau bằng cách nhanh tay 
nhanh mắt (nghe - nhìn). Câu hỏi đặt ra sau khi có hiệu lệnh là nhanh tay có 
tín hiệu trả lời. Nó dùng để thi đua giữa các tổ, nhóm, cá nhân nhằm khắc sâu 
nội dung bài học. 
 Cách thực hiện : 
GV lần lượt đưa từng câu hỏi. Các nhóm nhanh tay có tín hiệu trả lời 
Nhóm nào có tín hiệu trước, nhóm đó được trả lời. Nếu trả lời không đúng sẽ 
mất quyền trả lời và quyền ấy được chuyển cho nhóm kh

File đính kèm:

  • pdfTAI LIEU BDTX GDCD THCS 2014.pdf