Chuyên đề Bài tập nhận biết các chất (tiếp)

Nguyên tắc:

- Phải dùng các phản ứng xảy ra nhanh, hiện tượng rõ ràng (kết tủa, sủi bọt khí, thay đổi màu dung dịch, .) để nhận biết.

- Nếu có dung dịch axit, dung dịch bazơ (được dùng quì tím) thì phải dùng quì tím để nhận biết dd axit, dd bazơ trước.

- Nếu dùng chất A để nhận biết chất B thì ngược lại ta có thể dùng chất B để nhận biết chất A.

- Nếu đề bài giới hạn thuốc thử, sau khi dùng thuốc thử trong giới hạn nhận biết được chất A thì ta có thể dùng chất A làm thuốc thử để nhận biết các chất khác.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 845 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Bài tập nhận biết các chất (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP NHẬN BIẾT
* Nguyên tắc: 
- Phải dùng các phản ứng xảy ra nhanh, hiện tượng rõ ràng (kết tủa, sủi bọt khí, thay đổi màu dung dịch, ...) để nhận biết.
- Nếu có dung dịch axit, dung dịch bazơ (được dùng quì tím) thì phải dùng quì tím để nhận biết dd axit, dd bazơ trước.
- Nếu dùng chất A để nhận biết chất B thì ngược lại ta có thể dùng chất B để nhận biết chất A. 
- Nếu đề bài giới hạn thuốc thử, sau khi dùng thuốc thử trong giới hạn nhận biết được chất A thì ta có thể dùng chất A làm thuốc thử để nhận biết các chất khác.
- Nếu đề bài không cho dùng thuốc thử thì phải lập bảng trộn các dung dịch với nhau để nhận biết. 
- Nếu đề yêu cầu nhận biết các chất rắn, thường ta phải dùng nước thử tính tan chúng để chia chúng ra làm 2 nhóm: nhóm tan được trong nước và nhóm không tan trong nước, sau đó nhận biết tiếp.
Dung dịch
Thuốc thử 
Hiện tượng
Ví dụ
Chú ý 
CO32– (Na2CO3, K2CO3,...)
dd HCl, H2SO4,...
Có khí thoát ra
Na2CO3 + 2 HCl → 2 NaCl + H2O + CO2 
SO32– 
dd BaCl2, CaCl2, ...
Có kết tủa trắng
BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2 NaCl
SO32–; SO42–
SO42– (Na2SO4, H2SO4, ...)
dd BaCl2, Ba(OH)2, Ba(NO3)2,..
Có kết tủa trắng 
BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2 NaCl
SO32–; CO32–
Cl– (NaCl, HCl, ZnCl2, ...)
dd AgNO3
Có kết tủa trắng
AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3
SO42–, CO32–, ...
Chất khí
Thuốc thử 
Hiện tượng
Phản ứng (giải thích)
Chú ý 
O2
Que đóm
Que đóm bùng cháy
C + O2 CO2
Cl2
Quì tím ướt
Quì tím ướt mất màu
Clo ẩm có tính tẩy màu
CO2 
Nước vôi trong
Đục nước vôi (dư) trong 
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
SO2
CO
Đốt
Cháy được, sản phẩm cháy làm đục nước vôi trong.
2 CO + O2 2 CO2; Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
H2 
Đốt 
Cháy được, sản phẩm cháy không làm đục nước vôi trong.
2 H2 + O2 2 H2O
CO, CH4, C2H4, C2H2, ...
HCl
Quì tím ướt 
Quì tím ướt hóa đỏ.
HCl tan vào nước tạo thành dung dịch axit, nên làm quì tím hóa đỏ.
HBr
C2H4
Nước brom
Nước brom mất màu
C2H4 + Br2 → C2H4Br2
C2H2
C2H2
Nước brom
Nước brom mất màu
C2H2 + 2 Br2 → C2H2Br4
C2H4
Dung dịch
Thuốc thử 
Hiện tượng
Ví dụ (giải thích)
Chú ý 
Axit axetic CH3COOH
Quì tím
Quì tím hóa đỏ.
CH3COOH là axit nên làm quì tím hóa đỏ.
HCl, H2SO4, ...
Glucozơ C6H12O6
dd Ag2O/NH3
Có kết tủa bạc
C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 + 2 Ag 
Hồ tinh bột 
dd iot (I2)
Tạo dung dịch xanh lam
HTB + I2 → dd xanh lam
Lòng trắng trứng
Đun nóng 
Tạo kết tủa 
Protein đông tụ
** Phân biệt 2 chất lỏng rượu etylic (C2H5OH) và benzen (C6H6) → Dùng kim loại Na, chất lỏng nào phản ứng với Na sủi bọt khí là C2H5OH 
2 C2H5OH + 2 Na → 2 C2H5ONa + H2 
LUYỆN TẬP:
1. Dùng phương pháp hóa học để phân biệt các dung dịch: rượu etylic, glucozơ, axit axetic, hồ tinh bột, lòng trắng trứng. 
2. Dùng phương pháp hóa học để phân biệt: 
a. 2 chất khí metan và etilen; 	b. 2 chất khí me tan và axetilen. 
3. Phân biệt các lọ mất nhãn, mỗi lọ chứa một trong các dung dịch: NaCl, NaNO3, NaOH, HCl, Na2SO4. Viết các phản ứng xảy ra để minh họa. 
4. Phân biệt các lọ mất nhãn, mỗi lọ chứa một trong các dung dịch: AgNO3, BaCl2, Na2CO3, NaCl, NaNO3. Viết các phản ứng xảy ra để minh họa. 
5. Chỉ dùng quì tím, phân biệt các dung dịch sau: Ba(OH)2, H2SO4, HCl, BaCl2, Na2SO4, NaCl. Viết các phản ứng xảy ra để minh họa. 
6. Dùng phương pháp hóa học để phân biệt các chất khí chứa trong các lọ mất nhãn: CO2, Cl2, CO, H2. Viết các phản ứng xảy ra để minh họa. 
7. Phân biệt các chất rắn: Al, Fe, Cu. Viết các phản ứng xảy ra để minh họa. 
7. Phân biệt các chất rắn: CaO, CaCO3, Na2SO4. Viết các phản ứng xảy ra để minh họa. 

File đính kèm:

  • docNHAN BIET.doc
Giáo án liên quan