Chuyên đề Bài số 3 : Nhận biết - Bài toán Oxi - Lưu huỳnh

1. Thuốc thử thích hợp để nhận biết 4 dung dịch đựng trong 4 lọ bị mất nhãn gồm: Na2CO3, NaOH, Na2SO4, HCl lần lượt là.

A. Quỳ tím B. Bột Fe, Quỳ tím.

C. Dung dịch H2SO4l, quỳ tím. D. Cả A, B, C

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1127 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Bài số 3 : Nhận biết - Bài toán Oxi - Lưu huỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài số 3 : Nhận biết - Bài toán
Oxi - Lưu huỳnh
1. Thuốc thử thích hợp để nhận biết 4 dung dịch đựng trong 4 lọ bị mất nhãn gồm: Na2CO3, NaOH, Na2SO4, HCl lần lượt là.
A. Quỳ tím	B. Bột Fe, Quỳ tím.
C. Dung dịch H2SO4l, quỳ tím.	 	D. Cả A, B, C
2. Thuốc thử thích hợp dùng để phân biệt các dung dịch (đựng riêng): NaCl, NaBr, NaI, HCl, H2SO4, Na2SO4, NaOH lần lượt là:
A. Quỳ tím, dung dịch BaCl2, dung dịch AgNO3	B. Dung dịch AgNO3, quỳ tím.
C. Dung dịch BaCl2, quỳ tím, Cl2, hồ tinh bột.	D. Cả A và C 
3. Thuốc thử duy nhất để phân biệt 3 dung dịch H2SO4đ, Ba(OH)2, HCl là:
A. Cu	B. SO2 
C. Quỳ tím	D. Tất cả đều đúng.
4. Cho các dung dịch riêng biệt bị mất nhãn gồm: Na2SO4, HCl, Na2CO3, Ba(NO3)2, NaOH, H2SO4. Thuốc thử duy nhất dùng để nhận biết chúng là:
A. Quỳ tím	B. Dung dịch HCl. 
C. Bột Fe	D. Cả A, B, C.
5. Cho các dung dịch bị mất nhãn gồm: Na2S, Na2SO4, Na2SO3, NaCl, Thuốc thử dùng để nhận biết chúng lần lượt là.
A. Dung dịch BaCl2, dung dịch HCl, dung dịch CuCl2.	B. Dung dịch AgNO3.
C. Dung dịch BaCl2, dung dịch AgNO3.	D. Dung dịch Pb(NO3)2, dung dịch BaCl2
6. Thuốc thử duy nhất dùng để phân biệt các dung dịch bị mất nhãn: HCl, NaOH, NaCl, BaCl2, H2SO4, NaSO4 là:
A. Quỳ tím	 	B. Phênolphtalêin 
C. Bột Fe	D. Dung dịch AgNO3.
7. Thuốc thử duy nhất để phân biệt các dung dịch bị mất nhãn gồm: HCl, NaOH, BaCl2, H2SO4, NaSO4. 
A. Dung dịch Ba (OH)2	 	B. Quỳ tím. 
C. Phênolphtalêin	 	D. Dung dịch AgNO3.
8. Chỉ dùng 2 thuốc thử để phân biệt 4 chất bột: CaCO3, Na2CO3, BaSO4, Na2SO4. Có thể dùng: 
A. Nước, dung dịch NaOH	B. Dung dịch HCl, H2O
C. H2O và dung dịch HCl	D. Cả B và C
9. Có 3 bình riêng biệt đựng 3 dung dịch: HCl, H2SO3 và H2SO4, thuốc thử duy nhất để phân biệt chúng là: 
A. Quỳ tím 	B. Dung dịch BaCl2 
C. Dung dịch NaOH 	D. Dung dịch AgNO3
10. Nung nóng 17,7g hỗn hợp bột các kim loại Zn và Fe trong bột S dư (hiệu suất phản ứng là 100%). Hoà tan hoàn toàn chất rắn thu được sau phản ứng vào dung dịch H2SO4 l 1M thấy có 6,72 lít khí (ĐKTC) bay ra và sau phản ứng lượng axit còn dư 10%.
Khối lượng mỗi kim loại Zn, Fe và thể tích dung dịch H2SO4 ban đầu là:
A. 36,72%; 63,28% và 300ml	B. 48,2%; 51,8% và 250m
C. 52,1%; 47,9% và 400ml	 	D. Kết quả khác.
11. Sau khi hoà tan 8,45g ôlêum A vào nước được dung dịch B, để trung hoà dung dịch B cần 200ml dung dịch NaOH 1M. Công thức của B là:
A. H2SO4.10SO3	 	B. H2SO4. 3SO3 
C. H2SO4 . 5SO3	D. H2SO4 . 2SO3
12. Trộn 100ml dung dịch H2SO4 20% (d = 1,14) với 400g dung dịch BaCl2 5,2%. Khối lượng chất kết tủa và các chất trong dung dịch thu được là:
A. 46,6g và BaCl2 dư	B. 23,3g và H2SO4 dư	
C. 46,6g và H2SO4 dư	D. 23,3g và BaCl2 dư
13. Cho 200ml dung dịch hỗn hợp 2 axít HCl và H2SO4 tác dụng với 1 lượng bột Fe dư thấy thoát ra 4,48l khí (ĐKTC) và dung dịch A. Lấy 1/10 dung dịch A cho tác dụng với BaCl2 dư thu được 2,33g kết tủa. Nồng độ mol/l của HCl và H2SO4, khối lượng Fe đã tham gia phản ứng là:
A. 1M; 0,5M và 5,6g	B.1M; 0,25M và 11,2g
C. 0,5M; 0,5M và 11,2g	D. 1M; 0,5M và 11,2g
14. Một axít có nồng độ 130% sau khi thêm nước vào nồng độ đạt 98% cho một dây nhôm vào không thấy có hiện tượng gì. Tiếp tục thêm nước để dung dịch có nồng độ 32% thấy dây nhôm tan ra, đồng thời có khí bay ra, axít đó là:
A. H3PO4	B. HCl 
C. H2SO3	D. H2SO4.
15. Một dung dịch chứa 3,82gam hỗn hợp 2 muối sunfát của kim loại kiềm và kim loại hoá trị 2, biết khối lượng nguyên tử của kim loại hoá trị 2 hơn kim loại kiềm là 1đvc. Thêm vào dung dịch 1 lượng BaCl2 vừa đủ thì thu được 6,99g kết tủa, khi cô cạn dung dịch thu được m gam muối. 2 kim loại và m là:
A. Na, Mg; 3,07gam	B. Na, Ca; 4,32gam
C. K, Ca ; 2,64gam	D. K, Mg; 3,91gam
16. Trộn 3,42g muốn sunfat của kim loại hoá trị 3 với 8g Fe2(SO4). Cho hỗn hợp tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch BaCl2 tạo thành 20,97g kết tủa trắng. Nồng độ mol/l của dung dịch BaCl2 và tên kim loại là;
A. 0,54M; Cr	B. 0,65M; Al	
C. 0,9M; Al	D. 0,4M; Cr
17. Lấy 5,3g hỗn hợp gồm Na và kim loại kiềm cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 3,36l khí 9đktc). Kim loại kiềm và % khối lượng của nó trong hỗn hợp là: 
A. K và 21,05%	 	B. Rb và 1,78%
C. Li và 13,2%	D. Cs và 61,2%
18. Hoà tan 1 ôxit của kim loại hoá trị II trong một lượng vừa đủ dung dịch 20% thì được dung dịch muối có nồng độ 22,6%. Công thức của oxit đó là:
A. MgO	B. CaO 
B. CuO	D. FeO
19. Cho 427,5g dung dịch Ba(OH)2 20% vào 200g dung dịch H2SO4 lọc bỏ kết tủa. Để trung hoà nước lọc người ta phải dùng 125ml dung dịch NaOH 25% (d = 1,28) nồng độ % của H2SO4 trong dung dịch đầu là: 
A. 51% 	B. 49% 
C. 40%	 	D. 53%
20. Cho 200ml dung dịch chứa đồng thời HCl 1M và h2SO4 0,5M. Thể tích dung dịch chứa đồng thời NaOH 1M và Ba(OH)22M. Cần lấy để trung hoà vừa đủ dung dịch axit đã cho là: 
A. 100ml	 	B. 120ml 
C. 90ml	D. 80ml
21. Cho 17,6g hỗn hợp gồm Fe và kim loại R vào dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 4,48l khí (đktc) phần không tan cho vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thì giải phóng ra 2,24l khí (đktc). Kim loại R là:
A. Mg	B. Cu	
C. Pb	D. Ag
22. Khi làm lạnh 500ml dung dịch CuSO4 25% (d = 1,2) thì được 50g CuSO4 5H2O kết tinh lại. Lọc bỏ muối kết tinh rồi dẫn 11,2 lít khí H2S (đktc) qua nước lọc. Khối lượng CuSO4 còn lại trong dung dịch là:
A. 38g	B. 40g 
C. 32g	D. 36g
23. Trộn 13g một kim loại M hoá trị 2 (đứng trước hiđro) với lưu huỳnh rồi đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn được chất rắn A. Cho A phản ứng với 200ml dung dịch H2SO4 1,5M (dư) được hỗn hợp khí B nặng 5,2g có tỉ khối so với oxi là 0,8125 và dung dịch C (giả sử thể tích dung dịch không thay đổi). Kim loại M là: 
A. Fe	B. Ca 
C. Zn	D. Mg
24. Hoà tan hoàn toàn 13,8g hỗn hợp gồm Mg và một kim loại hoá trị II bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 26,88l H2 (đktc). Kim loại hoá trị II và % khối lượng của nó trong hỗn hợp là:
A. Be; 65,3%	B. Ca 51% 
C. Zn 67,2%	 	D. Fe 49,72%
25. Hoà tan hoàn toàn 4,8g kim loại R trong H2SO4 đặc nóng thu được 1,68 lít SO2 (đktc). Lượng SO2 thu được cho hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch NaOH dư thu được muối A.Kim loại R và khối lượng muối A thu được là:
A. Zn và 13g	B. Cu và 9,45g 
C. Fe và 11,2g	D. Ag và 10,8g
26. Hoà tan hoàn toàn 1,08g kim loại M trong H2SO4 đặc nóng, lượng khí thoát ra được hấp thụ hoàn toàn bởi 45ml dung dịch NaOH 0,2M thấy tạo ra 0,608g muối. Kim loại M là; 
A. Zn	 	B. Fe	C. Cu	D. Ag

File đính kèm:

  • docnhan_biet-giai_dd.doc
Giáo án liên quan