Chuyên đề Bài luyện số 3 bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và định luật tuần hoàn

1. Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc nào?( Hãy chọn đáp án đúng nhất)

A. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng.

C. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành 1 cột.

D. Cả A, B, C.

 

doc7 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1454 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Bài luyện số 3 bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và định luật tuần hoàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÀI LUYỆN SỐ 3
BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
1. Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc nào?( Hãy chọn đáp án đúng nhất)
A. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng.
C. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành 1 cột.
D. Cả A, B, C.
2. Nguyên tố X có số thứ tự Z = 13
a) Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là:
A. 1s2 2s2 2p6	
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1. 
B. 1s2 2s2 2p6 3s2	 
D. 1s2 2s2 2p6 3s3
b) Nguyên tố X thuộc chu kỳ: 
A. 1	
B. 2	 
C. 3	
D. 4
c) Nguyên tố X thuộc nhóm: 
A. I A 
B. II A	 
C. III A	
D. IV A
3. Dãy nguyên tố có số thứ tự trong bảng tuần hoàn nào sau đây chỉ gồm các nguyên tố d? 
A. 9, 16, 25	
B. 20, 34, 39 
C. 26, 28, 29	
D. 17, 31, 74
4. Các nguyên tố thuộc dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng của điện tích hạt nhân? 
A. O, N, Be	 
B. Na, Mg, Al 
C. C, Si, Al	
D. Br, I, Cl
5. Các nguyên tố nhóm VI A có đặc điểm nào chung về cấu hình electron nguyên tử quyết định tính chất của nhóm?
A. Số lớp electron trong nguyên tử bằng nhau. 
B. Số electron ở lớp ngoài cùng đều bằng 6.
C. Số electron ở lớp K đều là 2. 
D. Nguyên nhân khác.
6. Nguyên tố hoá học nào sau đây có tính chất hoá học tương tự Natri?
A. Ôxi 	
B. Nitơ 
C. Kali	 
D. Sắt
7. Trong nhóm VII A, nguyên tử có bán kính nhỏ nhất là: 
A. Clo	 
B. Brôm 
C. Flo	
D. Iot
8. Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần của bán kính nguyên tử?
A. C, N, Si, F.	
B. Na, Ca, Mg, Al. 
C. F, Cl, Br, I.	 
D. O, S, Te, Se
9. Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần độ âm điện của nguyên tử.
A. Na, Cl, Mg, C 
B. Li, H, C, O, F. 
C. N, C, F, S.	
D. S, Cl, F, P.
10. Cho các dãy nguyên tố sau, dãy nào gồm các nguyên tố hoá học có tính chất giống nhau. 
A. C, K, Si, S. 
B. Na, P, Ca, Ba 
C. Na, Mg, P, F.	
D. Ca, Mg, Ba, Sr
11. Trong bảng tuần hoàn tính bazơ của các hiđrôxit của các nguyên tố nhóm IIA biến đổi theo chiều nào?
A. Tăng dần	
B. Tăng rồi lại giảm. 
C. Giảm dần	
D. Không đổi.
12. Trong bảng tuần hoàn tính axit của các hiđrôxit của các nguyên tố VII A biến đổi theo chiều nào?
A. Giảm dần	
B. Không đổi. 
C. Tăng dần	
D. Giảm rồi sau đó tăng.
13. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố (trừ Franxi) thì:
a) Nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất là: 
A. Liti (Li) 	
B. Sắt (Fe) 
C. Xesi (Cs)	 
D. Hiđrô (H)
b) Nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất là:
A. Flo (F)	
B. Clo (Cl) 
C. Ôxi (O)	
D. Lưu huỳnh (S)
14. Tính bazơ của dãy các hiđrôxit: NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 biến đổi theo chiều nào? 
A. Giảm dần	
B. Không đổi 
C. Tăng dần	
D. Vừa tăng vừa giảm.
15. Tính axit của dãy các hiđrôxit H2SiO3, H3PO4, H2SO4, HClO4 biến đổi theo chiều nào sau đây. 
A. Tăng dần	
B. Vừa tăng vừa giảm. 
C. Giảm dần	
D. Không đổi.
16. Một nguyên tố có ôxit cao nhất là R2O7. Nguyên tố ấy tạo với hiđrô một chất khí trong đó hiđrô chiếm 0,78% về khối lượng. Nguyên tố đó là: 
A. Flo	 
B. Lưu huỳnh 
C. Ôxi	
D. Iốt
17. Cho 2 nguyên tố X và Y cùng nhóm thuộc 2 chu kỳ nhỏ liên tiếp nhau và có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 18. Hai nguyên tố X, Y là: 
A. Natri và Magiê	 
B. Natri và Nhôm 
C. Bo và Nhôm
D. Bo và Magiê
18. Hai nguyên tố A và B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kỳ của bảng tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25. Hai nguyên tố A và B là:
A. Na và Mg	
B. Mg và Ca 
C. Mg và Al	 
D. Na và K
19. Hai nguyên tố X, Y ở 2 nhóm A (hoặc B) liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn, Y thuộc nhóm VA ở trạng thái đơn chất X và Y không phản ứng với nhau tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử X và Y là 23. Hai nguyên tố X và Y là:
A. Cacbon và phôtpho 
B. Oxi và nitơ 
C. Phôtpho và ôxi 
D. Lưu huỳnh và nitơ
20. Cho 0,2mol oxit của nguyên tố R thuộc nhóm III A tác dụng với dung dịch axit HCl dư thu được 53,5g muối khan. R là: 
A. Al	
B. B	 
C. Br	
D. Ca
21. Một nguyên tố R thuộc nhóm VII A trong oxit cao nhất khối lượng của oxi chiếm 61,2%. Nguyên tố R là: 
A. Flo	 
B. Clo	 
C. Iôt	
D. Brôm
22. Nguyên tố X có số thứ tự 20 trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X thuộc:
A. Chu kỳ 3 nhóm IA	 
B. Chu kỳ 4 nhóm IIA 
C. Chu kỳ 4 nhóm IV A 
D. Chu kỳ 3 nhóm II A
23. Số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tố X, Y, P, Q lần lượt là 11, 13, 16, 19. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Cả 4 nguyên tố đều thuộc cùng 1 chu kỳ. 
B. X, Y thuộc chu kỳ 3, P, Q thuộc chu kỳ 4
C. X, Y, P thuộc chu kỳ 3, Q thuộc chu kỳ 4 
D. X, Y thuộc chu kỳ 3, P thuộc chu kỳ 4, Q thuộc chu kỳ 5
24. Hợp chất M được tạo thành từ Cation A+ và Anion B2-, mỗi Ion đều do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố tạo nên. Tổng số electron trong A+ là 10; tổng số prôton trong Y2- là 48. 2 nguyên tố trong Y2- thuộc cùng nhóm A (hoặc B) và thuộc 2 chu kỳ liên tiếp. Vậy A+ và B2- có công thức là:
A. Na+; 	 
B. 
C. K+, 	
D. , 
25. Tỉ lệ khối lượng phân tử giữa ôxit cao nhất của nguyên tố R so với hợp chất khí với Hiđrô của nó là 5,5 : 2. Nguyên tố R là: 
A. Cacbon	
B. Lưu huỳnh 
C. Silic	 
D. Phôtpho
26. Anion X+ và Y- có cấu hình electron tương tự nhau, nhận xét nào luôn đúng.
A. Nguyên tử X, Y thuộc cùng 1 chu kỳ trong bảng tuần hoàn.
B. Trong lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tử X nhiều hơn trong lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tử Y là 2e.
C. Số proton trong X, Y như nhau. 
D. Số nơtron của X nhiều hơn của Y là 2e.
27. A là hợp chất có công thức MX2 trong đó M chiếm 50% về khối lượng. Biết hạt nhân nguyên tử M cũng như X đều có số proton bằng số nơtron, tổng số các hạt proton trong MX2 là 32. Công thức phân tử của MX2 là:
A. CaCl2	
B. MgC2 
C. SO2	
D. CO2
28. Trong Anion có 32 hạt electron. Trong nguyên tử X cũng như Y: số proton bằng số nơtron. X và Y là 2 nguyên tố nào trong số những nguyên tố sau:
A. F và N	 	
B. Mg và C 
C. Be và F	
D. C và O
29.Ôxit cao nhất của nguyên tố R có khối lượng phân tử là 60. Nguyên tố R là:
A. Si	
B. S	
C. P	 
D. N
30. Khi cho 6,66g một kim loại thuộc nhóm IA tác dụng với nước thì có 0,96g H2 thoát ra kim loại đó là: 
A. Na	 
B. Li	
C. K	
D. Rb
31. Khi hoà tan hoàn toàn 3 g hỗn hợp 2 kim loại trong dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít khí H2 (ĐKTC). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được a gam muối khan, giá trị của a là:
A. 5,13g	 	
B. 5,1g	 
C. 5,7g	 
D. 4,9g
32. Cách sắp xếp nào sau đây theo đúng trật tự tăng dần bán kính nguyên tử.
A. Li < Na < Cl < F	 
B. F < Cl < Li < Na 
C. F < Li < Cl < Na	 
D. F < Cl < Li < Na.
33. Cho 8,8g hỗn hợp 2 kim loại A, B hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí H2 (ĐKTC). A, B thuộc 2 chu kỳ liên tiếp nhau và thuộc nhóm IIIA. A, B là các nguyên tố
A. B, Al 
B. B, Ga 
C. Al, Ga	
D. Ga, In
34. X, Y, Z là 3 nguyên tố thuộc cùng chu kỳ của bảng tuần hoàn. Biết oxit của X khi tan trong nước tạo thành một dung dịch làm hồng quỳ tím, Y phản ứng với nước làm xanh giấy quỳ tím, còn Z phản ứng được với cả axit và kiềm. Nếu xếp theo trật tự tăng dần số hiệu nguyên tử thì trật tự đúng sẽ là:
A. X, Y, Z	
C. Y, Z, X 
B. X, Z, Y	 
D. Z, Y, Z
35. Hợp chất A có dạng công thức MX3, tổng số hạt proton trong phân tử là 40, M thuộc chu kỳ 3 trong bảng tuần hoàn, trong hạt nhân M cũng như X số hạt nhân proton bằng số hạt nơtron. M và X là 2 nguyên tố sau:
A. N và P	 
B. P và Cl	 
C. S và O	 
D. N và O
36. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của 2 nguyên tử A và B lần lượt là 3sx và 3p5. Biết rằng phân lớp 3s của 2 nguyên tử A và B hơn kém nhau chỉ 1 electron. Hai nguyên tố A, B là: 
A. Na, Cl	 	 
B. Mg, Cl 	
C. Na, S 
D. Mg, S
37. SụcV lít CO2 (ĐKTC) vào 200ml dung dịch Ca (OH)2 1M. Sau phản ứng thu được 10g kết tủa. V có giá trị là:
A. 2,24lít 
B. 1,42 lít hoặc 3,36 lít 
C. 2,24 lít hoặc 6,72 lít	 
D. 2,24 lít hoặc 8,96 lít
38. Cho 5,05g hỗn hợp gồm kim loại kali và một kim loại kiềm A tác dụng hết với nước. Sau phản ứng cần 250 ml dung dịch H2SO4 là 0,3M để trung hoà hoàn toàn dung dịch thu được. biết tỉ lệ về số mol của A và kim loại kali trong hỗn hợp lớn hơn 1/4. Kim loại A là: 
A. Li	
B. Na	 
C. Rb	 
D. Cs
39. Hoà tan 2,84g hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại A, B kế tiếp nhau trong nhóm IIA bằng 120ml dung dịch HCl 0,5M thu được 0,896 lít CO2 (đo ở 54,60C và 0,94 atm) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. M có giá trị là: 
A. 3,17g	 
B. 3,21g	 
C. 2,98g	
D. 3,42g
40. Hoà tan 4g hỗn hợp gồm Fe và một kim loại R thuộc nhóm IIA vào dung dịch HCl dư thì thu được 2,24l khí H2 (ĐKTC). Nếu chỉ dùng 2,4g kim loại R cho vào dung dịch HCl thì dùng không hết 500ml dung dịch HCl là 1M. R là kim loại nào trong số các kim loại cho dưới đây? 
A. Ca	
B. Cr 	
C. Mg	 
D. Ba
41. Hai nguyên tố X và Y thuộc cùng 1 nhóm, X là phi kim được tạo với kali một hợp chất trong đó X chiếm 17,02% khối lượng. X tạo được với Y hai hợp chất trong đó Y chiếm 40% và 50% khối lượng. Hai nguyên tố X, Y là:
A. N và P	
C. F và Cl 
B. O và S	
D. C và Si

File đính kèm:

  • docbang_tuan_hoan4.doc