Chương trình giáo dục Đại học ngành Luật kinh tế - Trường Đại học Mở TP. HCM

1. Mục tiêu đào tạo

 Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Luật kinh tế tại trường ĐH Mở TP.HCM đào tạo cử

nhân Luật kinh tế có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt; có kiến

thức cơ bản về pháp luật, thực tiễn pháp lý ở Việt Nam và những kiến thức về chính trị,

kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến lãnh vực pháp luật quốc tế, trên cơ sở kiến thức

về kinh tế. Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật kinh tế có thể làm việc ở các doanh nghiệp,

chính phủ hay các tổ chức nghiên cứu và tư vấn.

Doanh nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật kinh tế có thể làm việc ở các doanh nghiệp với tư

cách là chuyên viên pháp lý phụ trách những công việc liên quan đến đàm phán, sọan

thảo, ký kết hợp đồng; đề xuất giải pháp xử lý tình huống pháp lý trong kinh doanh.

Chính phủ

Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật kinh tế, với kiến thức căn bản về kinh tế sẽ thích

hợp với các vị trí công việc trong khu vực công. Sinh viên có thể công tác ở các tòa kinh tế

thuộc tòa án nhân dân các cấp hoặc công tác ở Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, các

sở nơi có ban hành hoặc hướng dẫn thi hành những văn bản pháp lý.

Các tổ chức nghiên cứu và tư vấn

Sinh viên tốt nghiệp ngành luật kinh tế còn có thể tham gia làm việc tại các viện

nghiên cứu và các trung tâm cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý.

 Mục tiêu cụ thể

Chương trình Luật kinh tế hướng đến việc đào tạo, trang bị cho sinh viên ba nhóm

kiến thức, kỹ năng và thái độ như sau

pdf17 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 498 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương trình giáo dục Đại học ngành Luật kinh tế - Trường Đại học Mở TP. HCM, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không 
Môn học giới thiệu các kiến thức cơ bản và cơ sở về hoạt động của nền kinh tế thị 
trường thông qua việc phân tích các quy luật kinh tế cơ bản. Môn học đề cập đến cung 
cầu thị trường, lý thuyết người tiêu dùng, lý thuyết sản xuất, cấu trúc thị trường và tác 
động của các chính sách can thiệp thị trường của chính phủ. 
6. Kinh tế vĩ mô (3TC) 
Môn học trước: Kinh tế vi mô 1 
Môn học nhằm giới thiệu một số khái niệm cơ bản của kinh tế vĩ mô, bao gồm đo 
lường sản lượng quốc gia, tốc độ tăng trưởng kinh tế, các chỉ số giá, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ 
thất nghiệp của nền kinh tế. Ngoài ra, Môn học còn cung cấp những kiến thức về cách 
hình thành lãi suất trên thị trường tiền tệ, tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại tệ, cán cân 
thanh toán. Bên cạnh đó, Môn học còn đưa ra một số mô hình như mô hình AS- AD để 
giải thích các biến động vĩ mô trong nên kinh tế cũng như dùng để phân tích chính sách 
kinh tế vĩ mô của chính phủ và dùng để giải thích mối quan hệ giữa lạm phát và thất 
nghiệp trong ngắn và dài hạn. 
7. Quản trị học (3TC) 
Môn học trước: không 
Trang 9 | C h ư ơ n g t r ì n h đ à o t ạ o h ệ Đ à o t ạ o t ừ x a n g à n h L u ậ t K i n h t ế 
Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về quản trị và sự vận dụng thực tiễn 
doanh nghiệp của nó như: Khái niệm và bản chất của quản trị; Nhà quản trị; Môi trường 
quản trị; Các lý thuyết quản trị (cổ điển và hiện đại); Các chức năng của quản trị: hoạch 
định, tổ chức, giám đốc/điều hành và kiểm tra/kiểm soát. Môn học còn cập nhật một số 
vấn đề mới của quản trị học hiện đại như quản trị thông tin và ra quyết định, quản trị sự 
đổi mới/thay đổi, quản trị xung đột, quản trị rủi ro và cơ hội của một doanh nghiệp. 
8. Xã hội học đại cương (3TC) 
Môn học trước: Không 
Môn học này này cung cấp cho sinh viên một số kiến thức cơ bản vế xã hội học, bao 
gồm: đối tượng, chức năng của xã hội học, lịch sử hình thành và phát triển của xã hội học, 
hệ thống các khái niệm và nguyên lý cơ bản của xã hội học, cơ cấu của môn xã hội học: lý 
thuyết và thực hành, xã hội học đại cương và chuyên ngành xã hội học. 
9. Logic học (2TC) 
Môn học trước: không 
Cung cấp những tri thức cơ bản của logic hình thức, mối liên hệ hữu cơ giữa logic 
học và triết học, các phương pháp đặc thù của logic học hình thức, các quy luật logic cơ 
bản và vai trò, ý nghĩa quan trọng của logic học trong việc hình thành, rèn luyện thói quen 
tư duy logic chặt chẽ, trình bày vấn đề một cách khoa học. 
Môn học cũng trang bị những kỹ năng nắm vững nguồn gốc, bản chất, đặc điểm và 
quan hệ của các khái niệm phán đoán, suy luận, chứng minh logic thường dùng, từ đó 
vận dụng thành thạo các quy luật logic trong tư duy, tránh sai lầm thường gặp trong suy 
nghĩ và trình bày vấn đề. 
10. Lý luận nhà nước và pháp luật (3TC) 
Môn học trước: không 
Môn học trang bị cho sinh viên những lý thuyết về nguồn gốc, bản chất và kiểu nhà 
nước; chức năng, hình thức và bộ máy nhà nước; nguồn gốc, bản chất và kiểu pháp luật; 
chức năng, hình thức của pháp luật; quy phạm pháp luật; quan hệ pháp luật; ý thức pháp 
luật; thực hiện và áp dụng pháp luật; hành vi pháp luật và trách nhiệm pháp lý. 
11. Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới (2TC) 
Môn học trước: Lý luận nhà nước và pháp luật 
Môn học giới thiệu lịch sử hình thành nhà nước và pháp luật; lịch sử nhà nước và 
pháp luật chiếm hữu nô lệ, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản và pháp luật, pháp chế 
xã hội chủ nghĩa. 
12. Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam (2TC) 
Môn học trước: Lý luận nhà nước và pháp luật, Lịch sử nhà nước và pháp luật thế 
giới 
Môn học giới thiệu quá trình ra đời nhà nước đầu tiên ở Việt Nam; nhà nước và 
pháp luật Việt Nam thời kỳ đấu tranh chống đồng hóa của phong kiến Trung Quốc; nhà 
Trang 10 | C h ư ơ n g t r ì n h đ à o t ạ o h ệ Đ à o t ạ o t ừ x a n g à n h L u ậ t K i n h t ế 
nước và pháp luật phong kiến Đại Việt; nhà nước và pháp luật thời kỳ Pháp thuộc; nhà 
nước và pháp luật từ 1945 đến nay. 
13. Xây dựng văn bản pháp luật và hợp đồng (3TC) 
Môn học trước: Lý luận nhà nước và pháp luật, Luật hiến pháp 
Môn học trang bị cho sv khái niệm văn bản pháp luật; cách thức soạn thảo văn bản 
quản lý nhà nước, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; soạn thảo một số loại văn bản 
quản lý và hợp đồng thông dụng; kiểm tra, xử lý văn bản pháp luật. 
14. Luật hiến pháp (3TC) 
Môn học trước: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Lý luận nhà 
nước và pháp luật 
Những nội dung chính: Ngành luật hiến pháp và khoa học luật hiến pháp; sự ra đời 
và phát triển của hiến pháp trong lịch sử; lịch sử lập hiến Việt Nam; chế độ kinh tế, văn 
hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ; chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh của 
nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; 
chế độ bầu cử, quốc tịch, quốc kỳ, quốc ca của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt 
Nam. Môn học còn giới thiệu tổng quan về bộ máy nhà nước, quốc hội, chính phủ nước 
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tóa án và 
Viện kiểm sát nhân dân. 
15. Luật hành chánh (3TC) 
Môn học trước: Lý luận nhà nước và pháp luật, Luật hiến pháp 
Những nội dung chính: Luật hành chánh và quản lý nhà nước; đối tượng điều chỉnh 
và phương pháp điều chỉnh của luật hành chánh; quy phạm pháp luật hành chánh và 
quan hệ pháp luật hành chánh; các nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chánh nhà nước; 
hình thức và phương pháp quản lý hành chánh nhà nước; thủ tục hành chánh; quyết định 
hành chánh; địa vị pháp lý hành chánh của các cơ quan hành chánh nhà nước; địa vị 
pháp lý hành chánh của cán bộ công chức nhà nước; địa vị pháp lý hành chánh của các 
tổ chức xã hội, địa vị pháp lý hành chánh của công dân, người nước ngoài; vi phạm hành 
chánh và trách nhiệm hành chánh; các biện pháp bảo đảm pháp chế trong quản lý hành 
chánh nhà nước. 
16. Luật hình sự 1, 2 (6TC) 
Môn học trước: Lý luận nhà nước và pháp luật, Luật hiến pháp 
Những nội dung chính: Khái niệm, nhiệm vụ, nguyên tắc cơ bản của luật hình sự; 
khái niệm, cấu tạo và hiệu lực của đạo luật hình sự; tội phạm, cấu thành tội phạm; khách 
thể và chủ thể của tội phạm; khái niệm, trách nhiệm hình sự; mục đích của hình phạt; hệ 
thống hình phạt và các biện pháp tư pháp khác; trách nhiệm hình sự của người chưa 
thành niên phạm tội; các loại tội phạm: xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng, 
sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người, xâm phạm quyền tự do của công dân. 
17. Luật dân sự 1,2 (6TC) 
Môn học trước: Lý luận nhà nước và pháp luật, Luật hiến pháp 
Trang 11 | C h ư ơ n g t r ì n h đ à o t ạ o h ệ Đ à o t ạ o t ừ x a n g à n h L u ậ t K i n h t ế 
Những nội dung chính: Khái niệm, đặc điểm, phân loại tài sản và phân loại quyền tài 
sản; quyền sở hữu; quyền thừa kế. Khái niệm và phân loại hợp đồng; các điều kiện có 
hiệu lực của hợp đồng; giao kết, thực hiện, các điều kiện đảm bảo giao kết và thực hiện 
hợp đồng; sửa đổi, chấm dứt hợp đồng; một số hợp đồng dân sự. Trách nhiệm, nguyên 
tắc và năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; trách nhiệm bồi thường thiệt hại 
ngoài hợp đồng. 
18. Luật tố tụng hình sự (3TC) 
Môn học trước: Luật hình sự 
Những nội dung chính: Khái niệm, nhiệm vụ và nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng 
hình sự; cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành và tham gia tố tụng; chứng cứ trong 
tố tụng hình sự; những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự. Khởi tố vụ án hình sự; 
điều tra vụ án hình sự; truy tố; xét xử sơ thẩm, xét lại bản án và quyết định chưa có hiệu 
lực pháp luật theo thủ tục phúc thẩm; quyết định của tòa án và thi hành bản án; xét lại bản 
án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật 
19. Luật tố tụng dân sự (3TC) 
Môn học trước: Luật dân sự 
Những nội dung chính: Khái niệm và nguyên tắc của luật tố tụng dân sự; thẩm quyền 
của tòa án nhân dân, cơ quan tiến hành và tham gia tố tụng dân sự; chứng cứ và chứng 
minh trong tố tụng dân sự; án phí, chi phí tố tụng; lệ phí tòa án và tiền phạt trong tố tụng 
dân sự. Khởi kiện, khởi tố và thụ lý án dân sự; điều tra, tạm đình chỉ và đình chỉ việc giải 
quyết vụ án dân sự; hòa giải vụ án dân sự; phiên tòa sơ thẩm, thủ tục giám đốc thẩm, tái 
thẩm án dân sự; giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài. 
20. Công pháp quốc tế (3TC) 
Môn học trước: các Môn học về luật cơ bản 
Những nội dung chính: Chủ quyền quốc gia, công nhận quốc gia, thừa kế quốc gia 
trong Luật quốc tế; quan hệ của quốc gia đối với các chủ thể khác của Luật quốc tế; dân 
cư và lãnh thổ trong Luật quốc tế. Các nguyên tắc và phương thức giải quyết tranh chấp 
quốc tế. Các cơ quan tài phán quốc tế: Tóa án Liên hiệp quốc, các tòa án quốc tế khác, 
trọng tài quốc tế. 
21. Tư pháp quốc tế (3TC) 
Môn học trước: Luật dân sự, luật thương mại, luật lao động, công pháp quốc tế 
Những nội dung chính: Khái niệm, nguồn và chủ thể của tư pháp quốc tế. Xung đột 
pháp luật trong tư pháp quốc tế. Các hệ thuộc cơ bản trong tư pháp quốc tế và vấn đề áp 
dụng pháp luật nước ngoài. Quyền sở hữu, quyền thừa kế, quyền sở hữu trí tuệ trong tư 
pháp quốc tế. 
22. Luật thương mại 1 (4TC) 
Môn học trước: Luật dân sự, luật hành chánh 
Trang 12 | C h ư ơ n g t r ì n h đ à o t ạ o h ệ Đ à o t ạ o t ừ x a n g à n h L u ậ t K i n h t ế 
Những kiến thức chung về Luật doanh nghiệp và các loại hình doanh nghiệp. Những 
lý luận chung về phá sản và luật phá sản của doanh nghiệp. Thủ tục giải quyết các yêu 
cầu tuyên bố phá sản của doanh nghiệp. 
23. Luật thương mại 2 (3TC) 
Môn học trước: Luật thương mại 1 
Những vấn đề chung về thương mại và hoạt động thương mại; các giao dịch thương 
mại hàng hóa. Pháp luật về vận chuyển hàng hóa, dịch vụ giao nhận và giám định hàng 
hóa. Pháp luật về hoạt động trung gian thương mại; pháp luật về đấu thầu, đấu giá hàng 
hóa và pháp luật về các dịch vụ xúc tiến thương mại. 
24. Luật lao động (3TC) 
Môn học trước: Lý luận nhà nước và pháp luật, Luật hiến pháp 
Những nội dung chính: Phạm vi điều chỉnh của Luật

File đính kèm:

  • pdfCTGD ĐH ngành luật kinh tế.pdf
Giáo án liên quan