Chủ đề Ô nhiễm kim loại nặng

Kim loại nặng có Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn, v.v. thường không tham gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hoá của các thể sinh vật và thường tích luỹ trong cơ thể chúng. Vì vậy, chúng là các nguyên tố độc nước gần các khu công nghiệp, các thành phố lớn và khu vực khai thác khoáng sản. Ô nhiễm kim loại nặng biểu hiện ở nồng độ cao của các kim loại nặng trong nước. Trong một số trường hợp, xuất hiện hiện tượng chết hàng loạt cá và thuỷ sinh vật.

docx4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 920 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề Ô nhiễm kim loại nặng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ Đề Ô Nhiễm Kim Loại Nặng
Giới thiệu chung.
Kim loại nặng có Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn, v.v... thường không tham gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hoá của các thể sinh vật và thường tích luỹ trong cơ thể chúng. Vì vậy, chúng là các nguyên tố độc nước gần các khu công nghiệp, các thành phố lớn và khu vực khai thác khoáng sản. Ô nhiễm kim loại nặng biểu hiện ở nồng độ cao của các kim loại nặng trong nước. Trong một số trường hợp, xuất hiện hiện tượng chết hàng loạt cá và thuỷ sinh vật.
Chì (Pb):
Chì sau khi vào cơ thể sẽ tích tụ lại rồi đến một lúc nào đó mới bắt đầu gây độc hại.
Nguồn gây ô nhiễm.
Do quá trình khai thác quặng chì.
Do quá trình sản xuất bình acquy, tái tạo bình acquy, và chất thải của các khu công nhiệp thải ra. 
Do chất thải công ngiệp và khối bụi như bụi của ôtô, xe máy.
Do người dân dùng nhớt phế thải trồng rau muống.
Tác hại: Là nguyên tố có độc tính cao đối với sức khỏe con người và động vật.
Chì gây độc cho hệ thần kinh trung ương lẫn hệ thần kinh ngoại biên.
Chì tác dụng lên hệ enzim, nhất là hệ enzim có nhóm hoạt động chứa hiđro.
Người nhiễm độc chì sẽ có biểu hiện rối loạn một số chức năng cơ thể, tùy theo mức độ nhiễm độc, thường là rối loạn bộ phận tạo huyết, đau bụng, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp vĩnh viễn, tai biến não, nhiễm độc nặng có thể gây tử vong.
Chì đi vào cơ thể qua các con đường.
Qua con đường nước uống ô nhiễm chì.
Không khí bị ô nhiễm chì.
Thức ăn bị ô nhiễm chì.
Cách xác định hàm lượng chì trong nước.
Xác định hàm lượng chì trong nước bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử, hoặc phương pháp chiết trắc quang với thuốc thử dithizon trong clorofom, đo mạt độ quang ở λmax=510 nm.
Thủy ngân (Hg)
Độc tính của thủy ngân phụ thuộc vào dạng hóa học của nó. Bình thường, kim loại thủy ngân tương đối trơ, không độc. Nếu nuốt phải thủy ngân kim loại thì sau đó sẽ thải ra ngoài mà không gây hậu quả nghiêm trọng.
Nguồn gây ô nhiễm.
+ Tự nhiên: Thoát ra từ núi lửa
+ Nhân tạo: Thủy ngân được đưa và môi trường từ các chất thải, bụi khói của các nhà máy luyện kim, hóa chất, các nhà máy sản xuất nhiệt kế, thuốc bảo vệ thực vật.
Do việc dùng thủy ngân trong khai thác vàng trái phép thải ra môi trường.
Tác hại.
Hơi thủy ngân rất độc, nếu hít phải sẽ gây ra tổn thương màn não và gan.
Đimetyl thủy ngân rất độc, chỉ cần rơi một lượng rất nhỏ vào da sẽ gây tử vong, nó có thể gây khuyết tật thai nhi.
Metyl thủy ngân là dạng độc nhất, khi vào cơ thể nó sẽ hòa tan mỡ và phần chất béo của màng não tủy.
Thủy ngân đi vào cơ thể qua các con đường.
Hít thở không khí bị ô nhiễm hơi thủy ngân.
Ăn uống phải thức ăn bị nhiễm thủy ngân.
Cách xác định hàm lượng thủy ngân trong nước.
Xác định bằng phương pháp von-ampe kế hòa tan.
Phương pháp chiết trắc quang với dithizon trong clorofom λmax= 492 nm
Phương pháp phổ hấp thụ.
Asen (As) hay còn gọi là thạch tín.
Với nồng độ thấp asen là nguyên tố kích thích sinh trưởng nhưng ở nồng độ cao thì gây hại cho đời sống của động thực vật.
Nguồn gây ô nhiễm.
+ Nguồn gốc tự nhiên gây ra ô nhiễm asen là núi lửa, bụi đại dương.
+ Nguồn gốc nhân tạo là do quá trình nấu chảy đồng, kẽm, chì, luyện thép, đốt rừng, đốt các chất thải, sử dụng thuốc trừ sâu
Tác hại: Gây ra 19 căn bệnh khác nhau, các ảnh hưởng chính của asen tới sức khỏe con người
Làm keo tụ protein, do tạo phức với As(III)
Phá hủy quá trình photpho hóa
Gây ung thư dbiểu mô da, phổi phế quản, các xoang
Asen có trong nước ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Banglađet đã xảy ra vụ ngộ độc asen trên diện rộng, hơn một nữa dân số của quốc gia này bị phơi nhiễm.
Con đường đi vào cơ thể.
Bằng con đường nước uống, nước sinh hoạt.
Ăn thức ăn bị nhiễm asen.
Nhiễm độc qua da, khi sử dụng mỹ phẫm có chứa asen.
Cách xác định hàm lượng asen.
Được xác định bằng phương pháp hấp thụ nguyên tử
Cadimi
Nguồn gây ô nhiễm.
+Tự nhiên: Do bụi núi lửa, bụi vũ trụ cháy rừng.
+ Nhân tạo: Do sản xuất công ngiệp mạ để chống ăn mòn, Cadimi sunfit dùng trong công nghiệp chất dẻo, gốm sứhay Cadimi stearat còn dùng như một chất làm bền PVC. Cadimi phosphors dùng làm ống trong vô tuyến, làm đèn huỳnh quang, màn chắn tia X, ống phát tia catốt thải ra môi trường nước, không khí, đất.
Sông hồng bị đầu độc bởi cadimi
Tác hại.
Cadimi vào cơ thể tích tụ ở xương, và thận làm nhiễu sự hoạt động của một số enzim gây tăng huyết áp, ung thư phổi, thủng vách ngăn mũi, rối loạn chức năng thận, phá hủy tủy xương.
Con đường đi vào cơ thể.
Cadimi đi vào cơ thể chủ yếu bằng con đường thực phẩm, và hô hấp.
Hút thuốc lá có nguy cơ nhiễm cadimi cao.
Cách xác định hàm lượng cadimi.
Được xác định bằng phương pháp hấp thụ nguyên tử
Crom (Cr): ion Cr(III) không độc, ion Cr (VI) độc hại cho cả con người và động, thực vật
Nguồn gây ô nhiễm.
Do các nhà máy sơn, thuốc nhuộm, nhà máy mạ điện, chất nổ, đồ gốm thải ra môi trường
Tác hại.
Sau khi vào cơ thể người Cr(VI) gây ra các bệnh: loét dạ dày, ruột non, xuất hiện mụn cơm, viêm gan, viêm thận, ưng thư phổi.
Con đường vào cơ thể.
Hít phải không khí ô nhiễm có chứa ion Cr(VI)
Ăn thức ăn bị ô nhiễm có chứa ion Cr(VI)
Cách xác định hàm lượng Crom.
Được xác định bằng phương pháp quang phổ phát xạ
Được xác định bằng phương pháp kích hoạt notron, hoặc khối phổ.
Mangan(Mn): Là nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể sống, nhưng với hàm lượng lớn thì gây ra độc hại cho cơ thể sinh vật.
Nguồn gây ô nhiễm.
Do quá trình rửa trôi, xói mòn, và do các chất thải công nghiệp luyện kim, acquy, phân bón thải vào môi trường.
Tác hại.
Gây độc với màng nguyên sinh chất tế bào.
Tác động lên hệ thần kinh trung ương
Gây tổn thương thận và bộ máy tuần hoàn, phổi, nếu ngộ độc nặng gây tử vong.
Cách xác định hàm lượng Mn.
Mn được xác định bằng phương pháp phân tích hóa học.

File đính kèm:

  • docxhoaThayHung.docx