Chiến lược phát triển trường THCS An Lạc- Sơn Động- Bắc Giang giai đoạn 2010-2015 tầm nhìn đến năm 2020

Từ năm 1997 đến nay mắc dù gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất cũng như các điều kiện phục vụ cho công tác dạy và học . Với sự cố gắng của tập thể cán bộ giáo viên và học sinh trong nhà trường cùng với sự ủng hộ về mọi mặt của Đảng bộ chính quyền địa phương và nhân dân các dân tộc trong xã, nhà trường liên tục phát triển kể cả về quy mô số lợng lẫn chất lợng , trường luôn đạt đơn vị Tiên tiến liên tục từ năm 1997 đén nay, cơ quan luôn đạt cơ quan văn hoá cấp tỉnh, cấp huyện. Nhà trường và các tổ chức đoàn thể đã đón nhận nhiều giấy khen, bằng khen của các cấp. được Giám đốc Sở GD và ĐT tỉnh Bắc Giang khen thởng đơn vị " Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực" năm học 2009- 2010.Tháng 8/2005 là trường THCS đầu tiên của huyện Sơn Động được công nhận đạt Chuẩn quốc gia giai đoạn 2001- 2010 . Nhà trường tiếp tục hoàn thiện mọi thủ tục hồ sơ và đề nghị đoàn kiểm tra của UBND tỉnh về kiểm tra Công nhận lại trường đạt chuẩn giai đoạn 2 năm 2011 - 2015 dự kiến vào tháng 12 năm 2011 .

 

doc14 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chiến lược phát triển trường THCS An Lạc- Sơn Động- Bắc Giang giai đoạn 2010-2015 tầm nhìn đến năm 2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nhiệm cao của đội ngũ và địa phương. Có kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ cho từng năm, tháng, tuần; được triển khai, tổ chức thực hiện, đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời theo từng giai đoạn. Nhà trường thực hiện tốt Quy chế dân chủ, tính minh bạch được thể hiện rõ ràng qua từng hoạt động và được niêm iết công khai tại văn phòng .
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Đa số trẻ, khoẻ, nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Kỷ cương nề nếp nhà trương tốt. ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên cao.
* Yếu kém:
 	 - Đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ, thừa về số lượng và thiếu về cơ cấu; còn tình trạng giáo viên dạy chéo môn, kiêm nhiệm các công việc khác làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.
 	- Một số giáo viên trình độ chuyên môn còn hạn chế và phương pháp giáo dục chậm đổi mới: chủ yếu vẫn là dạy truyền thụ một chiều nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành; chưa thực sự phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác của học sinh trong học tập một cách thực sự có hiệu quả. Một số cán bộ giáo viên có tuổi chưa cập nhật được yêu cầu đổi mới .
4. Cơ sở vật chất:
 Tính đến thời điểm 1/10/2011 cơ sở vật chất nhà trường hiện có
	- Diện tích đất : 6638.7 m2. Tỉ lệ 34.2m2/ 01học sinh .
	- Phòng học : 7 phòng ( trong đó 06 phòng Kiên cố , 01 phòng cấp 3 mới xây ).
	- Phòng chức năng :
 + Văn phòng: 100 m2
 + Phòng hiệu trưởng: 34 m2
	 + Phòng hiệu phó: 39 m2
 + Phòng TH môn Sinh học: 68 m2
 + Phòng TH môn Hoá: 68 m2
 + Phòng TH môn Vật lý:68 m2 
 +Phòng kho cho phòng môn : Lý.Hoá,Sinh mỗi phòng 35m2
 + Phòng đoàn đội: 76 m2
 + Phòng kho: 43m2. 
 + Phòng y tế: 20 m2
 + Phòng công đoàn: 39 m2 
 + Khu nội trú giáo viên 05: 178 m 2
	 + Phòng truyền thống: 69 m2
 + Phòng thư viện: 72 m2
 + Phòng thực hành tin: 69 m2
 + Nhà để xe học sinh: 114 m2.
 + Nhà để xe cho giáo viên: 36 m2
	 +Nhà vệ sinh cho học sinh: 40 m2 
 + Nhà vệ sinh cho giáo viên 02: 64 m2 .
	 + Phòng thường trực : 39m2 ( Đang xây dựng )
 + Phòng tổ TN :39m2 ( Đang xây dựng )
 + Phòng tổ XH :39m2 ( Đang xây dựng )
 +Phòng Bảo vệ :39m2 ( Đang xây dựng để dùng tạm thời năm 2012 )
* Thành tựu:
- Cơ sở vật chất ngày càng được cải thiện theo hướng chuẩn hoá và nâng cấp .
 - Cảnh quan nhà trường thường xuyên “ xanh - sạch - đẹp ”. Đạt Giải thưởng môi trường tháng 6 năm 2011 .
	* Yếu kém:
 	+Thiếu phòng chức năng: Công nghệ, Tiếng anh, Âm nhạc.
	+ Thiếu nhà tập đa năng TDTT.
 5. Công tác quản lý:
	* Thành tựu:
	- Quy hoạch và xây dựng cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hoá, đồng bộ đáp ứng được yêu cầu của trường đạt chuẩn quốc gia .
	- Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh.
	- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.
	- ứng dụng CNTT trong dạy- học và công tác quản lý.
	- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục. 
	* Yếu kém:
	- Việc đánh giá xếp loại giáo viên đã thực chất và đạt hiệu quả. Tuy nhiên việc xếp loại đôi chỗ còn mang tính hình thức, nể nang.
	- Chưa chủ động được công tác tuyển chọn những giáo viên có năng lực chuyên môn, có nghiệp vụ sư phạm vững vàng có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác.
 6. Công tác xã hội hoá:
	* Thành tựu:
	- Huy động nguồn lực cả vật chất và phi vật chất để tằng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học với sự đồng thuận của phụ huynh học sinh, các ban ngành đoàn thể, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Kết quả huy động phụ huynh học sinh tự nguyện đóng góp và sự ủng hộ của các ban ngành trong xã từ năm 2007 đến 2011: 82.562.000 đồng
 	- Phong trào khuyến học trong xã phát triển mạnh góp phần làm tốt công tác động viên, khích lệ học sinh và giáo viên có thành tích cao trong học tập và công tác.
	 - Phối hợp tốt các tổ chức xã hội tại địa phương để xây dựng và phát triển nhà trường.
	* Yếu kém:
	- Hiệu quả huy động các nguồn lực về vật chất còn thấp.
	- Hội đồng giáo dục địa phương hoạt động không hiệu quả.
 	 - Nguyên nhân của những thành tựu:
	 + Sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp lãnh đạo đảng, chính quyền; của PGD&ĐT, của nhân dân địa phương, sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng nhà trường.
	 + Nỗ lực của đội ngũ giáo viên và học sinh, khắc phục khó khăn thi đua dạy tốt, học tốt.
	 - Nguyên nhân của những yếu kém:
	 + Tư duy giáo dục chậm đổi mới, chậm thích ứng; đặc biệt trong đổi mới phát triển giáo dục; có tư tưởng bình quân chủ nghĩa trong phần lớn GV.
	 + Cơ chế quản lý giáo dục còn cứng nhắc, chưa cho phép phát huy sự tự chủ và sáng tạo của cán bộ, GV và HS...Quản lý thiên về kiểm tra, đánh giá, khắc phục hậu quả mà chưa có được hệ thống quản lý theo mô hình quản lý chất lượng tổng thể.
	 + Năng lực quản lý chưa cao, chủ yếu là học tập kinh nghiệm, chưa thực sự đổi mới. 
 II. Cơ hội và thách thức:
	1. Thời cơ:
	- Sự nghiệp giáo dục là của toàn dân được sự quan tâm giúp đỡ của cấp Uỷ Đảng, Chính quyền các cấp.
	- Nhà trường có truyền thống dạy học tốt nhiều năm: Từ năm 1997 tách trường đến nay liên tục đạt trường Tiên tiến cấp Tỉnh,cấp huyện, cơ quan luôn đạt cơ quan văn hoá cấp tỉnh cấp huyện; trường đạt chuẩn quốc gia tháng 08/2005 và đã được đoàn kiểm tra của UBND Tỉnh về kiểm tra đề nghị công nhận lại giai đoạn 2 ( 2011 - 2015 ) vào tháng 12 năm 2011 .
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Đa số trẻ, khoẻ, nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển; chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Nhiều học sinh hiếu học, có ý thức vượt khó vươn lên.
2. Thách thức:
- Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ hội nhập.
- Chất lượng đội ngũ các bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
- ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên.
- Cơ sở vật chất ngày phải được cải thiện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá.
 III. Các quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục:
 1. Quán triệt các quan điểm cơ bản của Đảng về phát triển giáo dục:
	- Phát triển giáo dục nhằm tạo lập nền tảng và động lực CNH, HĐH đất nước; bảo đảm để có đủ năng lực hợp tác và cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hoá.
	 - Phát triển nền giáo dục của dân, vì dân và do dân, là quốc sách hàng đầu, là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà Nước trong cơ chế thị trường định hướng XHCN.
	 - Giáo dục vừa đáp ứng yêu cầu xã hội, vừa thoả mãn nhu cầu phát triển của mọi người.
	- Hội nhập quốc tế và giáo dục phải dựa trên sự bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng một nền giáo dục giàu tính nhân bản, tiên tiến, hiện đại.
	- Xã hội hoá giáo dục là phương thức phát triển giáo dục tiên tiến một xã hội học tập.
	- Phát triển dịch vụ giáo dục và tăng cường yếu tố cạnh tranh trong hệ thống giáo dục là một trong các động lực phát triển giáo dục
	 - Giáo dục phát triển đảm bảo chất lượng tốt trong điều kiện chi phí còn hạn hẹp.
	2. Phát triển giáo dục phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông cấp THCS.
	3. Phát triển giáo dục phù hợp với các định hướng phát triển KT- XH của địa phương và các nguồn lực của nhà trường.
	IV. Các mục tiêu chiến lược của trường THCS an lạc giai đoạn 2010- 2015 tầm nhìn đến năm 2020.
 A. Mục tiêu chung:
	Xây dựng trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục tiên tiến hiện đại phù hợp với điều kiện miền núi và xu thế phát triển của đất nước.
	Đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục cấp độ 2 vào năm 2012 và cấp độ 3 vào năm 2013. Duy trì trường đạt chuẩn quốc gia và công nhận lại lần 3 vào năm 2015 . 
 B. Mục tiêu cụ thể:
 1. Quy mô giáo dục: 
	 - Giữ vững và duy trì số lượng học sinh đi học trong độ tuổi; duy trì tỷ lệ HS đạt bình quân 28 học sinh/1 lớp . 
	Cụ thể là:
Năm học
2010- 2011
2011- 2012
2012- 2013
2013- 2014
2014- 2015
2015- 2016
2016- 2017
2017- 2018
2018- 2019
2019-
2020
Số lớp
8
7
7
7
7
8
8
8
8
8
Số HS
233
193
208
203
215
220
223
219
223
227
BQHS/ lớp
29.13
27.57
29.71
29
30.71
27.5
27.88
27.38
27.88
28.38
	- Tuyển sinh 100% học sinh hoàn thành tiểu học vào lớp 6.
	- Nâng dần tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trong độ tuổi lên 98% năm 2020.
	- Đạt phổ cập giáo dục THCS hàng năm.
	2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục:
2.1. Tầm nhìn:
	Là một ngôi trường thân thiện, mọi học sinh và giáo viên đều được tạo điều kiện phấn đấu và cống hiến. Là một trong những trường hàng đầu của ngành giáo dục huyện Sơn Động trong hoạt động giáo dục và trường thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học.
2.2. Sứ mạng:
	Giáo dục học sinh tính hiếu học, vượt khó, sáng tạo, đạo đức chân chính, có ý chí vươn lên trong học tập và cuộc sống.
	Khẩu hiệu: " Chất lượng giáo dục, hiệu quả, đoàn kết và sáng tạo "
2.3. Chất lượng giáo dục học sinh:
- Chất lượng học tập:
+ Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đạt tỷ lệ HSG từ 5 đến 10 % trở lên; học sinh tiên tiến đạt 35 % trở lên; giảm tỷ lệ học sinh yếu kém còn dưới 5%, giảm tỷ lệ học sinh lưu ban bỏ họcdưới 1%;
+ Tỷ lệ học sinh công nhận TN THCS hàng năm đạt 98%; Chất lượng học sinh vào THPT được nâng lên, đạt tỷ lệ 75% trở lên vào THPT quốc lập đứng trong tốp 8 trường THCS trong huyện.
+ Chất lượng giáo dục mũi nhọn cần được cải thiện, luôn trong tốp 6 của khối THCS huyện Sơn Động về chất lượng học sinh giỏi huyện, Tỉnh.
- Chất lượng đạo đức và kỹ năng sống:
+ Chất lượng đạo đức: 98% hạnh kiểm khá, tốt; không có học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu.
+ Học sinh trang bị kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội. 
+ Đạt đơn vị tiên tiến cấp Tỉnh về TDTT; luôn trong tốp 01 của huyện về phong trào TDTT.
 3. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo:
	- Xây dựng đội ngũ giáo viên đồng bộ về cả số lượng, cơ cấu, đảm bảo chất lượng.
	- Nâng cao trình độ năng lực cho CBGV, tạo điều kiện tốt để giáo viên được đi học nâng cao trình đ

File đính kèm:

  • docChien luoc phat trien nha truong.doc