Báo cáo Tổng kết năm học 2013-2014 phương hướng nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp n¨m häc 2014 - 2015

Năm học 2013-2014 là năm học đầu tiên thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp ban hành hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) và nhiều địa phương đã và đang xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành Trung ương.

doc17 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1788 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Tổng kết năm học 2013-2014 phương hướng nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp n¨m häc 2014 - 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
pháp tích cực để duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở, đảm bảo tính bền vững và chất lượng công tác phổ cập giáo dụccó 63/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, trong đó có 7 tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 (Thái Bình, Bắc Ninh, Nam Định, Hải Dương, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hưng yên); 63/63 tỉnh, thành phố (100%), 635/635 (100%) đơn vị cấp huyện và 8970/8981 (99,88%) đơn vị cấp xã duy trì được kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Kết quả phổ cập THCS có 63/63 tỉnh, 100% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn; 99,9% đơn vị cấp cấp xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS, tỉ lệ 15-18 có bằng tốt THCS là 89,5%. 
; tham mưu với Chính phủ ban hành Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 về Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; hướng dẫn các cơ sở giáo dục triển khai hệ thống thông tin điện tử quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
Các địa phương đã tích cực cải thiện các điều kiện đảm bảo chất lượng, đặc biệt chất lượng giáo viên, cơ sở vật chất để triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân. Việc triển khai chương trình Tiếng Anh cho cấp tiểu học và lớp 6 THCS, lớp 10 THPT được thực hiện nghiêm túc, đúng tiến độ Tiểu học : Cho 455.754 học sinh lớp 3, 291.020 học sinh lớp 4 , 92.147 học sinh lớp 5. Ở lớp 6 THCS thí điểm 30 tỉnh với 88 trường, 185 lớp, 238 giáo viên và 72.216 học sinh.. Ở lớp 10 THPT: thí điểm ở 36 tỉnh với 85 trường; 141 lớp; 172 giáo viên và 5280 học sinh. Địa phương làm tốt là Thừa Thiên – Huế, Bến Tre, Long An, Thanh Hóa.
. 
Tham gia các chương trình đánh giá quốc tế về kết quả học tập của học sinh. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) công bố kết quả kỳ thi PISA chu kỳ 2012, trong đó Việt Nam đứng trong nhóm 20 nước có điểm chuẩn các lĩnh vực cao nhất và cao hơn điểm trung bình của OECD (Lĩnh vực toán học, Việt Nam đứng thứ 17/65; lĩnh vực đọc hiểu đứng thứ 19/65; lĩnh vực khoa học đứng thứ 8/65). Kỳ khảo sát thử nghiệm PISA 2015 vào tháng 4/2014 đã diễn ra trên 28 cơ sở giáo dục. 
Bộ GDĐT đã chỉ đạo tiếp tục triển khai đổi mới công tác tổ chức tuyển sinh vào trường chuyên với việc bổ sung thêm nội dung đánh giá qua các chỉ số thông minh, chỉ số cảm xúc, chỉ số vượt khó... đã tuyển chọn được những học sinh có năng lực học tập theo học các lớp chuyên; đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học nên chất lượng giáo dục ở các trường chuyên, khối chuyên được nâng cao. 
Công tác bồi dưỡng, thi học sinh giỏi quốc gia và tuyển chọn thi quốc tế tiếp tục được cải tiến nên các đội tuyển học sinh Việt Nam tham gia thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2014 các môn tiếp tục đạt thành tích xuất sắc Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm 2014 có 2.148 thí sinh đoạt giải, đạt tỷ lệ 49,88%. Trong đó, Giải nhất 47; Giải nhì 437; Giải ba 799; Khuyến khích 865.
 Kết quả thi học sinh quốc tế: 
- Đoàn dự thi Olympic Vật lý Châu Á: cả 08 học sinh dự thi đều đạt giải, trong đó 01 Huy chương vàng, 04 Huy chương bạc, 02 Huy chương Đồng và 01 bằng khen; 
- Đoàn dự thi Olympic Tin học Châu Á: cả 06 học sinh đều đoạt Huy chương Bạc ; 
- Thi Olympic Toán học Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APMOPS) năm 2014. Kết quả: 3/8 học sinh đạt huy chương Vàng (1 học sinh ở top 10 học sinh xuất sắc nhất và 2 em nằm trong top 40). Đây là lần thứ hai các thí sinh Việt Nam vinh dự có tên trong top 10 của Kỳ thi Olympic Toán học khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
- Đoàn học sinh tham dự kỳ thi Olympic Tiếng Nga quốc tế năm 2014. Kết quả 5/5 học sinh đều đoạt giải có 3 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc. 
- Đoàn Việt Nam dự Hội thi Khoa học và Kỹ thuật Quốc tế Intel ISEF 2014: đạt 2 giải Tư (chiếm 33% dự án đi dự thi): 01 dự án được giải đặc biệt do tổ chức Open Hearts của Ucraina trao tặng.
. 
	Bộ GDĐT chủ động phối hợp với các bộ, ngành và các tổ chức quốc tế chuẩn bị chu đáo các điều kiện để tổ chức thành công Olympic Hóa học lần thứ 46 tại Việt Nam năm 2014 (IChO 2014) từ ngày 21-29/7/2014 ở Hà Nội.
2.4. Giáo dục thường xuyên
Công tác xây dựng xã hội học tập (XHHT) đã được triển khai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương; hiện có 60/63 tỉnh, thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo các cấp xây dựng XHHT và Ban chỉ đạo PCGD-XMC, đồng thời xây dựng kế hoạch hoạt động từng năm theo các mục tiêu của Đề án. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi người về ý nghĩa, tác dụng của việc học tập suốt đời (HTSĐ), xây dựng XHHT được đẩy mạnh: Các địa phương đã tích cực phát động phong trào thi đua học tập thường xuyên, HTSĐ trong mỗi gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư và mỗi cá nhân, tổ chức.
Các địa phương đã tích cực mở các lớp XMC, vừa phối hợp huy động số người mù chữ trong độ tuổi ra các lớp học XMC, vừa đẩy mạnh các hoạt động đổi mới nội dung, phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng. Một số địa phương đã quan tâm tăng tỷ lệ người biết chữ ở độ tuổi trên 35 và từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác chống mù chữ. Các chương trình GDTX được phát triển đa dạng, đáp ứng nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân; số lượng người học các chương trình GDTX tăng dần, đặc biệt là các chương trình bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, học nghề ngắn hạn, góp phần đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho địa phương. Công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ, tin học được tăng cường; chấn chỉnh kịp thời các sai phạm trong liên kết đào tạo, kiểm tra, cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
Mô hình hoạt động của trung tâm GDTX được tiếp tục củng cố, phát triển theo hướng mỗi huyện có một trung tâm thực hiện nhiều nhiệm vụ dạy văn hóa kết hợp với dạy nghề và hướng nghiệp. Một số địa phương đã nghiên cứu, thí điểm việc tổ chức lại hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng kết hợp với trung tâm văn hóa – thể thao, bưu điện cấp xã để tận dụng các điều kiện về cơ sở vật chất, huy động nguồn nhân lực đa ngành tại địa phương, góp phần xây dựng XHHT từ cơ sở.
Hiện nay tỷ lệ người biết chữ độ tuổi từ 15-60 là 98,25%, trong đó: Số người biết chữ trong độ tuổi 15-35 chiếm tỷ lệ 99,12% (tăng 0,08%); số người biết chữ trong độ tuổi từ 36-60 chiếm tỷ lệ 97,34% (tăng 0,22%). Nhìn chung, tỷ lệ người biết chữ ở độ tuổi từ 15 trở lên tăng hơn năm học trước. Tuy nhiên, một số tỉnh có điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội khó khăn thì tỷ lệ người mù chữ vẫn còn cao như: Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Hà Giang, Sóc Trăng, Long An,... 
2.5. Giáo dục chuyên nghiệp 
Nhiều địa phương tích cực chỉ đạo việc rà soát mở ngành, chương trình đào tạo, đẩy mạnh hợp tác nhà trường và doanh nghiệp. Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi trung cấp chuyên nghiệp cấp trường và cấp tỉnh tiến tới Hội thi giáo viên dạy giỏi toàn quốc vào năm 2015 tại Đà Nẵng), triển khai chuẩn nghiệp vụ sư phạm giáo viên TCCN được áp dụng phổ biến ở các địa phương. Một số trường mạnh dạn mở các khóa đào tạo kỹ năng chuyên nghiệp ngắn hạn đáp ứng nhu cầu đào tạo kỹ năng để chuyển đổi việc làm và giảm thất nghiệp. Đề án ngoại ngữ 2020 đối với giáo dục chuyên nghiệp được triển khai ở một số địa phương nhưng còn rất chậm, thiếu chỉ đạo của các sở GDĐT.
Các sở GDĐT đã chủ động thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định và xử lý nghiêm các vi phạm trong tuyển sinh và tổ chức đào tạo TCCN, cấp phát văn bằng. Tuy nhiên, còn nhiều địa phương làm chưa tốt công tác mở ngành đào tạo do cán bộ xử lý còn thiếu năng lực, khi mở ngành chưa chú ý đến nhu cầu nhân lực, điều kiện đảm bảo chất lượng và buông lỏng việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng sau khi được mở ngành.
2.6. Giáo dục vùng dân tộc, vùng khó khăn và giáo dục hòa nhập
Công tác giáo dục dân tộc đã góp phần quan trọng vào việc duy trì số lượng, nâng cao chất lượng giáo dục và góp phần phát triển kinh tế, giữ vững an ninh- quốc phòng vùng DTTS, miền núi. Bộ GDĐT đã phối hợp với các bộ, ngành rà soát, chỉ đạo tập trung thực hiện các chính sách phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề của các tỉnh Tây Nguyên và các huyện miền núi của các tỉnh giáp Tây Nguyên giai đoạn 2011-2015, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ giai đoạn 2013-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế đặc thù đào tạo nhân lực cho Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Đẩy mạnh việc thực hiện Đề án củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011-2015 và Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010-2015. 
Hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, dự bị đại học dân tộc tiếp tục được củng cố, phát triển về quy mô, mạng lưới; các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục Tỉnh Hòa Bình đã chọn năm học này là “Năm giáo dục vùng khó khăn” nhằm tập trung giải pháp ưu tiên cho giáo dục vùng khó như điều động giáo viên từ vùng thuận lợi đến, cử giáo viên đi học tập, đầu tư cơ sở vật chất nhiều tỷ đồng, cử tuyển 46 học sinh vùng khó đi học đại học… 
; công tác chỉ đạo, quản lí việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số cho học sinh và cán bộ công chức tiếp tục được chú trọng Địa phương làm tốt việc dạy tiếng dân tộc thiểu số (tiếng Thái, tiếng Mông, tiếng Tày, tiếng Hoa, tiếng Lào) cho cán bộ miền xuôi lên công tác tại vùng dân tộc: Điện Biên, Sơn La, Bắc Kạn, Lào Cai, Nghệ An, Gia Lai, Đăk Nông, Đồng Tháp... 
; chế độ, chính sách đối với người học, người dạy và các cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi tiếp tục triển khai thực hiện đúng, đủ và kịp thời theo quy định đã làm cho chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi từng bước được nâng lên. 
Các chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật đã được ban hành; Bộ và nhiều địa phương đã quan tâm tạo cơ hội hòa nhập và tiếp cận giáo dục cho trẻ khuyết tật Năm học này cả nước có 59.509 trẻ khuyết tật đang theo học tiểu học, trong đó có 51.523 trẻ khuyết tật học hòa nhập, 7.986 trẻ khuyết tật học trong 107 cơ sở giáo dục chuyên biệt và 12 trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật. Các tỉnh làm tốt công tác này là Gia Lai, Đồng Nai, Lào Cai…; Tổ chứ

File đính kèm:

  • docBao cao TKNH.doc