Báo cáo thu hoạch khoá bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam – Singapore

Đề bài: Thông qua nội dung của 7 chuyên đề trong chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam - Singapore. Đồng chí hãy trình bày nhận thức của mình về lãnh đạo quản lý trường phổ thông trong môi trường có nhiều thay đổi ở Ninh Bình. Liên hệ công tác lãnh đạo và quản lý nơi đơn vị mình công tác.

Bài làm

Sau khoá học bồi dưỡng hiệu trưởng các trường phổ thông theo chương trình liên kết Việt Nam – Singapore, bản thân tôi nhận thức rằng đây là một trong những khoá học rất bổ ích vì qua khoá học đã trang bị cho bản thân phương pháp luận và phương pháp công tác về đổi mới tư duy lãnh đạo và quản lý các lĩnh vực hoạt động chủ yếu, mang tính then chốt của nhà trường trong một môi trường có nhiều thay đổi. Đổi mới tư duy cách nghĩ, cách làm để trở thành người hiệu trưởng biết vận dụng sáng tạo và phát huy hết khả năng, năng lực sử dụng kinh nghiệm, những giá trị của mình và nhà trường cho sự phát triển, với mục tiêu “Đào tạo học sinh trở thành chủ nhân mới của đất nước, biết khát vọng đổi mới để vươn lên”.

 

doc6 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thu hoạch khoá bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam – Singapore, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i nhận thức rằng đây là một trong những khoá học rất bổ ích vì qua khoá học đã trang bị cho bản thân phương pháp luận và phương pháp công tác về đổi mới tư duy lãnh đạo và quản lý các lĩnh vực hoạt động chủ yếu, mang tính then chốt của nhà trường trong một môi trường có nhiều thay đổi. Đổi mới tư duy cách nghĩ, cách làm để trở thành người hiệu trưởng biết vận dụng sáng tạo và phát huy hết khả năng, năng lực sử dụng kinh nghiệm, những giá trị của mình và nhà trường cho sự phát triển, với mục tiêu “Đào tạo học sinh trở thành chủ nhân mới của đất nước, biết khát vọng đổi mới để vươn lên”.
	Với 7 chuyên đề đã được các thầy giáo, giảng viên có kinh nghiệm truyền đạt với tổng thời lượng lên đến gần 100 tiết học đã đem lại cho tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, từ những ví dụ hết sức cụ thể nhưng đã đem lại cho tôi dẫn chứng hết sức tường minh và gần gũi trong công việc hàng ngày của người hiệu trưởng. Trong mỗi chuyên đề, với việc vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học mới các thầy giáo, giảng viên đã tạo được sự thu hút trong học tập đối với mỗi học viên. Đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng bài, các tư liệu hình ảnh, câu chuyện, thước phim mà các thầy đưa ra để làm minh chứng đã khiến cho mỗi học viên hết sức khâm phục, đó sẽ là những bài giảng mà các học viên sẽ có được sự liên hệ và vận dụng trong việc tổ chức, thực hiện và áp dụng những mô hình điển hình vào đơn vị mình trong thời gian tới.
	Với những gì mà bản thân đã thu hoạch được trong 7 chuyên đề của khoá bồi dưỡng tôi tin tưởng rằng trong mỗi học viên sẽ xác định được cho mình những bài học rất bổ ích và thiết thực, những kiến thức thu được sẽ được từng học viên vận dụng vào trong công tác lãnh chỉ đạo của mối nhà trường một cách sáng tạo nhằm tạo được một bước chuyển biến tích cực trong công tác dạy - học của mỗi nhà trường. 
Trong điều kiện môi trường có nhiều thay đổi như hiện nay, vấn đề đặt ra là phải đổi mới lãnh đạo và quản lý nhà trường phổ thông như thế nào để đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng. Trước những biến đổi của xã hội đặt ra cho giáo dục thời cơ cũng như thách thức mới. Để giải quyết những vấn đề này đòi hỏi công tác phát triển cán bộ giáo dục hiện nay phải tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách về đổi mới lãnh đạo quản lý trường học, phát triển năng lực hiệu trưởng nhằm tạo động lực thay đổi sự phát triển nhà trường. Đó chính là đổi mới cách suy nghĩ, hành động để trở thành người hiệu trưởng biết gắn tầm nhìn với hành động, nhằm đào tạo học sinh trở thành những công dân có phẩm chất năng lực thực hiện thành công công cuộc đổi mới phát triển đất nước trong thế kỷ 21. Hiệu trưởng phổ thông Việt Nam nói chung, Ninh Bình nói riêng phải đổi mới tư duy lãnh đạo và quản lý trong các lĩnh vực chủ yếu của nhà trường như: đổi mới lãnh đạo và quản lý trường phổ thông; phát triển đội ngũ văn hoá nhà trường; lập kế hoạch chiến lược; huy động nguồn lực và phát triển giáo dục toàn diện học sinh phổ thông
 Được học tập 7 chuyên đề trong chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam – Singapore bản thân tôi nhận thấy những kiến thức đã được bồi dưỡng hết sức sát thực với công việc thực tế mà người hiệu trưởng đang làm. Cụ thể là:
Đổi mới lãnh đạo và quản lý trường phổ thông thì người hiệu trưởng cần nhận thức rõ 3 vấn đề lớn đó là:
1. Sự cấp thiết phải đổi mới lãnh đạo và quản lý trường phổ thông trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập. Trước tiên mỗi người hiệu trưởng cần phải hiểu rằng cuộc cách mạng KHKT đang phát triển với những bước tiến nhảy vọt nhằm đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức do đó vấn đề toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế vừa tạo ra quá trình hợp tác để phát triển và vừa là quá trình đấu tranh gay gắt của các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích quốc gia bảo tồn bản sắc văn hoá và truyền thống của các dân tộc. Những xu thế chung nêu trên đã tạo ra những yêu cầu mới và tạo ra sự biến đổi nhanh chóng, sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội toàn cầu, trong đó có giáo dục. Từ các yêu cầu mới về phát triển kinh tế xã hội toàn cầu dẫn đến những yêu cầu mới về mẫu hình nhân cách ngươì lao động mới (người công dân toàn cầu), tiếp tục dẫn đến những yêu cầu mới về chất lượng và hiệu qủa giáo dục. Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường đóng vai trò định hướng, là một trong những yếu tố mang tính đột phá và quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Vì vậy đổi mới lãnh đạo và quản lý giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng (Trong đó có nhà trường phổ thông) là một tât yếu khách quan và cũng là sự đòi hỏi sự cấp thiết của xã hội trong giai đoạn hiện nay nhất là trong bối cảnh nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO).
2. Định hướng chiến lược phát triển giáo dục Việt nam đến năm2020.
 Đảng và nhà nước nhận thức rõ tính tất yếuvà sự cần thiết phải đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng. Đảng và nhà nước đã quyết tâm đổi mứi giáo dục và sự đổi mới đó thể hiện không những ở các quan điểm chỉ đao mà còn thể hiện tại các mục tiêu và đặc biệt tại các giải pháp (11 giải pháp) phát triển giáo dục. Từ các nội dung của chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020 Hiệu trưởng trường phổ thông đã có tầm nhìn tổng thể về phát triển giáo dục, phát triển giáo dục phổ thông có các điều kiện để đảm bảo cho tiến trình đổi mơi lãnh đạo và quản lý nhà trường.
3. Hiệu trưởng trường phổ thông: người lãnh đạo và quản lý nhà trường. 
 Trước tiên phải khẳng định rằng người hiệu trưởng trường phổ thông có vai trò kép là lãnh đạo và quản lý Trong đó:
- Lãnh đạo để luôn có sự thay đổi và phát triển bền vững
- Quản lý để các hoạt động có sự ổn định nhằm đạt tới mục tiêu.
Chính vì vậy cần tập trung vào vai trò lãnh đạo của người hiệu trưởng và tập trung vào lãnh đạo sự thay đổi trong nhà trường.
Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường phổ thông.
 Nhận thức được rằng xã hội chúng ta đang sống, đang không ngừng thay đổi để tiến tới xã hội thông tin và tri thức, nền kinh tế toàn cầu đòi hỏi phải xây dựng được lực lượng lao động "Tư duy” nên việc thay đổi là tất yếu. Nếu biết lãnh đạo và quản lý sự thay đổi thì sẽ hiệu quả hơn, tích cực hơn. Hãy đón nhận sự thay đổi một cách chủ động và tích cực. Để thực hiện được yêu cầu trên người Hiệu trưởng cần phải:
- Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi: Đưa ra một chương trình học phong phú và đa dạng là những mục đích đầu tiên. Cần chú tâm vào những mục tiêu nhận thức bậc cao cũng như những nhận thức bậc thấp, đảm bảo môi trường học tập phong phú và bổ ích.. Tạo bầu không khí nhà trường tích cực, một nét đặc trưng rõ ràng về tổ chức, được đặc trưng bởi những sứ mệnh, giá trị, mục đích và chuẩn kết quả đạt được, lấy công việc làm trung tâm, tạo ra một môi trường làm viêc cởi mở, thân thiện và thú vị mang tính văn hoá. .
* Liên hệ:
	Qua những chuyên đề đã được học và liên hệ với đặc điểm tình hình của nhà trường tôi nhận thấy để đổi mới công tác quản lý nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị mình công tác thì người lãnh đạo, quản lý cần làm tốt một số việc cụ thể như sau:
	Thứ nhất: Cần đổi mới về nhận thức của người quản lý, tức là phải làm cho tư duy của người quản lý phải thay đổi. Coi công tác lãnh đạo quản lý là một loại hình hoạt động vừa mang tính hành chính vừa mang tính khoa học và nghệ thuật. Phải mạnh dạn chuyển đổi từ phương pháp quản lý áp đặt, bao cấp mệnh lệnh sang phương pháp quản lý bằng pháp luật, tự chủ tự chịu trách nhiệm. Không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy và phương pháp học 
	Thứ hai: Chú trọng đến công tác phát triển đội ngũ vì đây là một trong những thành tố quyết định đến chất lượng giảng dạy của mỗi nhà trường. Muốn vậy thì người quản lý cần tạo cơ hội cho đội ngũ điều kiện cơ hội và môi trường để phát triển. Trong đó việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ là hết sức quan trọng. Do đó cần làm tốt công tác bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho giáo viên qua các buổi giải toán, tiếng Việt vào các buổi thứ 5 hàng tuần, tổ chức khảo sát một cách nghiêm túc để đánh giá hiệu quả bồi dưỡng của từng giáo viên. Thường xuyên tổ chức dự giờ thăm lớp, tổ chức các chuyên đề để thống nhất về quy trình và phương pháp giảng dạy đối với nhưng bài, môn học khó. Tạo điều kiên cho giáo viên có điều kiện đi học nâng cao trình độ như phân công đứng lớp 1 buổi thay vì 2 buổi/ngày hoặc đi học liên tục được hưởng 100% lương còn phụ cấp trả cho giáo viên khác đứng lớp.
	Thứ ba: Quản lý và đánh giá nghiêm túc chất lượng dạy và học. Đổi mới hình thức ra đề và tổ chức kiểm tra. Cụ thể: Về đề được ra đảm bảo yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và thái độ theo tỷ lệ 30% trắc nghiệm, 70% tự luận, đề được ra trên máy, học sinh làm bài thi trực tiếp trên tờ đề thi. Đề thi được thiết kế đảm bảo tính khoa học có phần cho điểm nhận xét của giáo viên và có phần ghi số phách. Cách tổ chức coi chấm cúng phải thay đổi trước kia học sinh làm bài trên từng lớp nay chuyển ra thi từng khối ở ngoài sân. Giáo viên coi gốm 1 BGH với 2 giáo viên khối khác. Chấm bài giao cho tổ trưởng và tổ phó khối khác chấm khi đã dọc phách. Lên điểm 1BGH và nhân viên văn thư. Quản lý chất lượng đến từng học sinh, nghĩa là nhà trường có danh sách của từng lớp theo dõi từng đợt kiểm tra các bài thi điểm dưới 5 được ghi màu đỏ, các bài thi điểm từ 5 trở lên được ghi màu đen do đó việc đánh giá nhận xét sự tiến bộ của học sinh từng đợt rất chính xác.
	Thứ tư: Đổi mới trong việc xây dựng nề nếp kỷ cương trong nhà trường bằng việc xây dựng nội quy cơ quan và các tiêu chí đánh giá xếp loại thi đua một cách toàn diện được lược hoá bằng điẻm số. Tổ chức đánh giá xếp loại thi đua một cách khách quan, dân chủ và đảm bảo tính công bằng. Xây dựng quy chế khen thưởng phù hợp với tình hình của nhà trường nhưng vân đông viên khích lệ được giáo viên.
	Thứ năm: Đổi mới công tác xã hội hoá giáo dục trong đó tập trung và làm tốt công tác huy động nguồn lực xây dựng nhà trường. Với yêu cầu đặt ra là tất cả công việc đều được đưa ra bàn

File đính kèm:

  • docboi duong HT VNSingapo.doc
Giáo án liên quan