Bài toán về kim loại tác dụng với dung dịch muối

Lý thuyết vận dụng:

a. Có 6 dung dịch, mỗi dung dịch chứa một loại ion sau: Zn2+, Cu2+, Fe2+, Mg2+, Ag+, Pb2+ và 6 kim loại là: Zn, Cu, Fe, Mg, Ag, Pb. Hãy cho biết những kim loại nào có thể phản ứng với dung dịch nào ? Nêu nhận xét về tính oxi hoá, tính khử của ion và kim loại tương ứng.

b. Cho a mol Fe tác dụng với dung dịch chứa b mol Cu(NO3)2. Hãy xác định sản phẩm thu được theo mối quan hệ a và b.

 

doc9 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1104 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài toán về kim loại tác dụng với dung dịch muối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 2 muối.
	- TN3: Cho hỗn hợp X vào dung dịch chứa 3c mol Cu(NO3)2, sau phản ứng hoàn toàn trong dung dịch có 3 muối.
	a. Tìm mối quan hệ giữa c với a và b trong các thí nghiệm riêng biệt trên.
	b. Cho a = 0,2mol, b = 0,3mol và số mol Cu(NO3)2 là 0,4 mol. Hãy tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng.
Bài tập 1:
Hỗn hợp A gồm: Fe và kim loại M (có hoá trị không thay đổi). Chia 5,56 gam hỗn hợp A ra làm 2 phần bằng nhau:
- Phần I: Hoà tan hết trong dung dịch HCl thu được 1,568 lít H2 (đktc).
- Phần II: Hoà tan hết trong dung dịch HNO3 loãng thu được 1,344 lít NO (đktc) và không tạo NH4NO3.
a. Xác định kim loại M và % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A.
b. Nếu cho 2,78 gam hỗn hợp A tác dụng với 500ml dung dịch Cu(NO3)2 0,1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn D và dung dịch E.
Tính khối lượng chất rắn D và nồng độ mol/lít của dung dịch E (Coi Vdd không đổi).
Bài tập 2:
Một hỗn hợp X gồm: Al và Fe (có nAl = 2nFe) . Cho 1,1 gam hỗn hợp X vào 100ml dung dịch AgNO3 0,8M. Khuấy đều cho đến khi phản ứng hoàn toàn.
a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong X và khối lượng chất rắn sinh ra.
b. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch thu được (Coi Vdd không đổi).
c. Trình bày một phương pháp tách 2 muối: Al(NO3)3 và Fe(NO3)2 từ hỗn hợp của chúng.
Bài tập 3:
Cho 1,66 gam hỗn hợp bột A gồm: Al và Fe tác dụng với 400ml dung dịch CuCl2 0,1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn đem lọc tách kết tủa B gồm 2 kim loại có khối lượng là 3,12 gam và dung dịch C.
a. Hãy tính % khối lượng các chất trong A.
b. Thêm Ba(OH)2 0,015M vào dung dịch C. Hãy tính thể tích dung dịch Ba(OH)2 cần cho vào để lượng kết tủa thu được lớn nhất.
c. Để hòa tan hoàn toàn kết tủa B cần V lít dung dịch HNO3 2M tạo ra 1,12 lít hỗn hợp khí NO, NO2 (đktc). Hãy tính V.
Bài tập 4:
Cho 1,39 gam hỗn hợp A gồm: Al và Fe ở dạng bột phản ứng với 500ml dung dịch CuSO4 0,05M. Khuấy kỹ để các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được 2,16 gam chất rắn B gồm 2 kim loại và dung dịch C.
*Hãy cho biết cần bao nhiêu ml dung dịch HNO3 0,1M để hoà tan hết chất rắn B, biết rằng các phản ứng chỉ giải phóng khí NO duy nhất.
Bài tập 5:
Cho 15,28 gam hỗn hợp A gồm: Cu và Fe vào 1,1 lít dung dịch Fe2(SO4)30,2M. Phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và 1,92 gam chất rắn B. Cho B vào dung dịch H2SO4 loãng không thấy khí bay ra.
a. Tính khối lượng của Cu, Fe có trong 15,28 gam hỗn hợp A.
b. Cho dung dịch X tác dụng đủ với 200ml dung dịch KMnO4 trong H2SO4. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch KMnO4 đã dùng.
Bài tập 6:
	Cho hỗn hợp bột gồm 1,4 gam Fe và 0,24 gam Mg vào 200 ml dung dịch CuSO4 rồi khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thu được 2,2 gam phần không tan A.
	a. Tính nồng độ mol/ lít của dung dịch CuSO4.
*b. Hòa tan hoàn toàn A vào axit HNO3 thu được bao nhiêu lít khí NO duy nhất (đo ở đktc).
Bài tập 7:
	Cho 12,88 gam hỗn hợp: Mg và Fe vào 700 ml dung dịch AgNO3. Sau khi các phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn C nặng 48,72 gam và dung dịch D. Cho dung dịch NaOH dư vào D, rồi lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 14 gam chất rắn.
	Tính % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầuvà nồng độ mol/lít của dung dịch AgNO3 đã dùng .
Bài tập 8:
	Cho 18,4 gam hỗn hợp X gồm bột Fe, Cu vào 500 ml dung dịch AgNO3 có nồng độ C mol/lit. Khuấy đều dung dịch cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A và chất rắn B có khối lượng khô 49,6 gam. Cho vào dung dịch A một lượng dư NaOH thấy có kết tủa Y. Lọc lấy kết tủa Y rồi nung có không khí cho đến khi khối lượng không đổi thì được 16 gam chất rắn Z.
	a. Viết các phản ứng có thể xảy ra.
	b. Tính % khối lượng các chất trong X
	c. Tính nồng độ mol C của d.d AgNO3.
Bài tập 9:
	Cho 3,58 gam hỗn hợp X gồm: Al, Fe, Cu vào 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,5 M đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A và chất rắn B. Nung B trong không khí ở nhiệt độ cao đến phản ứng hoàn toàn thu được 6,4 gam chất rắn. Cho A tác dụng với dung dịch NH3 dư, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 2,62 gam chất rắn D.
	a. Tính % mỗi chất trong hỗn hợp X .
	b. Hoà tan hoàn toàn 3,58 gam hỗn hợp X vào 250 ml dung dịch HNO3 a mol/lít được dung dịch E và khí NO bay lên. Cho dung dịch E tác dụng vừa hết 0,88 gam bột Cu. Tính a = ? 
Bài tập 10:
	Cho 1,572 gam bột A gồm: Al, Fe, Cu tác dụng hoàn toàn với 40 ml dung dịch CuSO4 1M thu được dung dịch B và hỗn hợp D gồm 2 kim loại. Cho dung dịch NaOH tác dụng từ từ với dung dịch B cho đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất; nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi được 1,82 gam hỗn hợp hai oxit. Cho D tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 thì lượng Ag thu được lớn hơn khối lượng của D là 7,336 gam.
	Tính khối lượng mỗi kim loại trong A.
Cho biết: H = 1, N = 14, O = 16, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, S = 32, Cl = 35, 5
 Fe = 56, Cu = 64, Ag = 108, Ba = 137
Bài toán về kim loại 
tác dụng với dung dịch muối
*******************
Dạng III: Một kim loại tác dụng với dung dịch chứa nhiều muối 
* Lý thuyết vận dụng:
	Cho dung dịch A chứa a mol CuSO4 và b mol FeSO4. Xét 3 thí nghiệm sau:
	- Thí nghiệm 1: Thêm c mol Mg vào dung dịch A, sau phản ứng hoàn toàn trong dung dịch có 3 muối. 
	- Thí nghiệm 2: Thêm 2c mol Mg vào dung dịch A, sau phản ứng hoàn toàn trong dung dịch có 2 muối. 
	- Thí nghiệm 3: Thêm 3c mol Mg vào dung dịch A, sau phản ứng hoàn toàn trong dung dịch có 1 muối. 
	1. Tìm mối quan hệ giữa c với a và b trong từng thí nghiệm trên.
	2. Nếu a = 0,2 mol; b = 0,3 mol và số mol Mg là 0,4 mol. Hãy tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng.
Bài tập 1: 
	Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa đồng thời hai muối: AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5 M, khuấy đều đến khi phản ứng hoàn toàn thì thu được chất rắn A và dung dịch B.
	1. Tính khối lượng của chất rắn A. 
	2. Tính nồng độ mol/ lít của các chất trong dung dịch B (Giả sử thể tích dung dịch sau phản ứng không đổi). 
	3. Trình bày phương pháp hoá học để tách Fe và Cu từ hỗn hợp hai muối của chúng với điều kiện khối lượng mỗi kim loại được tách ra không đổi so với khối lượng của chúng trong hỗn hợp.
Bài tập 2:
	Cho m gam bột Fe vào 200ml dung dịch A chứa Cu(NO3)2 0,5 M và AgNO3 1M . Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 24,8 gam chất rắn B và dung dịch C.
	1. Tìm m = ? ( gam)
	2. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong B .
	3. Tính nồng độ mol/lit của các chất trong dung dịch C. ( Coi Vdd không đổi).
Bài tập 3:
	Lắc 0,81 gam bột nhôm trong 200 ml dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau một thời gian, thu được chất rắn A và dung dịch B. Cho A tác dụng với NaOH dư thu được 100,8 ml khí H2 (đo ở đktc) và còn lại 6,012 gam hỗn hợp 2 kim loại. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa, lọc rửa kết tua rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được 1,6 gam một oxit.
	Tính nồng độ mol/lit của AgNO3 và Cu(NO3)2 trong dung dịch ban đầu.
Bài tập 4:
	Nhúng một thanh Fe nặng 100 gam vào 500 ml dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 0,08M và AgNO3 0,008M. Giả sử tất cả Cu, Ag thoát ra đều bám vào Fe. Sau một thời gian lấy thanh sắt ra cân lại được 100,48gam.
	1. Tính khối lượng chất rắn A thoát ra bám lên thanh Fe.
	2. Hoà tan chất rắn A bằng HNO3 đặc thu được V lít khí màu nâu duy nhất (đo ở 270và 1atm). Tìm V= ?
	3. Cho toàn bộ thể tích khí màu nâu ở trên hấp thụ vào 500 ml dung dịch NaOH 0,2 M. Tímh nồng độ mol/lit của các chất sau phản ứng.
	Giả sử thể tích dung dịch không thay đổi.
Bài tập 5:
	Cho m gam bột sắt vào 200ml dung dịch X gồm hỗn hợp 2 muối là AgNO3 và Cu(NO3)2. Khi phản ứng xong thu được 3,44 gam chất rắn B và dung dịch C. Tách B rồi cho dung dịch C tác dụng với NaOH dư, được 3,68 gam kết tủa gồm hai hiđroxit kim loại . Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi được 3,2 gam chất rắn. 
Xác định m và tính CM của các muối trong dung dịch X.
Bài tập 6:
	Cho một thanh kim loại M hoá trị III vào 100ml dung dịch Pb(NO3)2 3M. Sau khi phản ứng kết thúc hoàn toàn thấy thanh kim loại M có khối lượng tăng 56,7 gam so với ban đầu.
	1. Xác định kim loại M.
	2. Cho m gam kim loại M vào 100 ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 1M và Zn(NO3)23M. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được chất rắn X có khối lượng là 27,05 gam và dung dịch A. Cho Vml dung dịch NH4OH 0,4M vào dung dịch A. Cho X vào dung dịch NaOH thấy có khí thoát ra.
	Tính khối lượng m=?(gam).
	Tính Vml dung dịch NH4 OH nói trên trong 2 trường hợp sau :
	 a. Kết tủa thu được lớn nhất.
	 b. Kết tủa thu được nhỏ nhất .
Bài tập 7:
	Lấy 2 thanh kim loại M hoá trị 2 có khối lượng bằng nhau. Nhúng thanh thứ nhất vào dung dịch Cu(NO3)2 và thanh thứ 2 vào dung dịch Pb(NO3)2. Sau một thời gian khối lượng thanh thứ nhất giảm 0,2% và khối lượng thanh thứ hại tăng 28,4 % so với ban đầu. Biết số mol của Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2 trong cả hai dung dịch đều giảm như nhau.
	1. Xác định trên kim loại M.
	2. Nhúng thanh kim loại trên với m = 19,5 gam vào dung dịch có 0,2 mol Cu(NO3)2 và 0,2 mol Pb( NO3)2. Sau một thời gian thanh kim loại tan hoàn toàn. Tính khối lượng chất rắn được tạo ra và khối lượng muối có trong dung dịch !
Bài tập 8:
	Cho 12 gam Mg vào 1 lít dung dịch ASO4 và BSO4 có cùng nồng độ là 0,1M (Biết tính khử của Mg > A > B).
	1. Chứng minh A và B kết tủa hết.
	2. Biết rằng phản ứng cho sản phẩm chất rắn C có khối lượng 19,2 gam. Khi cho C tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, còn lại một kim loại không tan có khối lượng là 6,4 gam. Xác định 2 kim loại Avà B.
*3. Lấy 1 lít d.d chứa ASO4 và BSO4 với nồng độ mỗi muối là 0,1M và thêm vào đó m gam Mg. Lọc lấy dung dịch D. Thêm NaOH dư vào dung dịch D thu được kết tủa E, nung E ngoài không khí đến khối lượng không đổi, cuối cùng được 10 gam chất rắn F.Tính khối lượng m của Mg đã dùng.
Bài tập 9: 
Cho m gam bột Fe vào dung dịch A gồm: AgNO3 và Cu(NO3)2, khuấy đều đến khi phản ứng hoàn toàn thu được x gam chất rắn B và dung dịch C. Tách B tồi cho dung dịch C tác dụng với NaOH dư thu được a gam kết tủa của 2 hiđroxit kim loại. Nung kết tủa trong không khí đến

File đính kèm:

  • docluyen thi.doc
Giáo án liên quan